Tranh chấp sử dụng đất nông nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #449317 12/03/2017

    Tranh chấp sử dụng đất nông nghiệp

    Chào Luật Sư, nhà em có một mảnh đất rộng hơn 4500m2 loại đất nông nghiệp. Nhưng vào năm 1995 Ông em đem đi Cố cho người cháu cùng ấp. (Cố đất giống như đi cầm đồ nhưng ko có lãi suất). Cố đất bằng Vàng, 7chỉ5phân. Không có làm giấy tờ gì chứng minh là Cố đất. Và em muốn hỏi bây giờ em có Vàng trả đủ nhưng người sử dụng đất không trả lại mảnh đất thì em có quyền kiện không?

     
    3539 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449327   12/03/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Điều 348 Bộ luật dân sự 1995 quy định về Thời hạn cầm cố tài sản như sau:
    “Thời hạn thế chấp tài sản được tính theo thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng thế chấp.
    Tại Khoản 1 Điều 362 Bộ luật dân sự 1995 quy định về Chấm dứt cầm cố tài sản:
    “ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; “ Mặt khác, tại Điểm b Khoản 2 Điều 353 Bộ luật dân sự 1995 quy định Trả lại tài sản thế chấp như sau: “Giao lại tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụ hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác”.  
    Trong trường hợp của bạn nếu bên thế chấp (Ông bạn) và bên nhận thế chấp (người cháu) có thỏa thuận với nhau về thời hạn cầm cố được lập thành văn bản thì thời hạn đó được thực hiện theo thỏa thuận. Còn nếu không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố, tức là gia đình bạn phải trả hết số tiền (hoặc quy ra vàng) cho bên nhận cầm cố. Nếu gia đình bạn trả hết tiền hoặc tài sản khác thì đã hoàn thành hết nghĩa vụ của mình và thời hạn cầm cố đã hết, đồng thời bên nhận thế chấp phải trả lại tài sản là quyền sử dụng đất cho gia đình bạn.
    Việc người cháu không trả lại đất cho gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền đòi lại đất.
    Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
    - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
    - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
    + Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
    + Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
    - Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
    + Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
    + Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
    - Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn
     

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.