Bạn đã từng đọc bài này trên Vnexpress chưa? Xin trích lại nhé:
6 rủi ro thường gặp khi mua cổ phiếu chợ đen
Bên cạnh 49 loại cổ phiếu, trái phiếu của các công ty được niêm
yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán chính thức, thì có một khối lượng khá
lớn các loại cổ phiếu khác được giao dịch trên thị trường phi tập trung -
OTC.
Người đầu tư trên thị trường này cần chú ý đến những dạng rủi ro
sau đây.
1. Tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng
vốn
Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ
phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một
khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Nhiều loại cổ phiếu giá giao dịch trên
thị trường OTC cao gấp 8 lần đến 10 lần, thậm chí 12-14 lần mệnh giá gốc.
Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn,
công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ
phiếu nằm trong danh sách cổ đông của hội đồng quản trị sẽ được mua thêm cổ
phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu.
Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn
giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã
thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa
làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn
thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của
mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó.
Các nhà đầu tư mới cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn
luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng
cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi
ro nói là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.
2. Tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức
Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ
phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển
nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng
chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng
không nhận được cổ tức.
3. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng
Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được
chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ
phiếu đó. Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các
quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức..., vẫn thuộc về
người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ
phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.
4. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành
Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi
là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền
lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu.
Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ
phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng
lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra
mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ
phiếu mới là khác nhau.
5. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá
Thông thường để chắc ăn và "nắm đằng chuôi", người bán luôn yêu
cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ
phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị
mất tiền đặt cọc. Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ
dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng
lấy lại ngay được.
6. Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua
Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông
hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ
phiếu.
Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý
do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá
thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp
nhận mua. Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu
là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu
vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng.
Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người
nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì.
Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa
hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hàng.
(Theo TBKTVN)
Trường hợp của bạn thì ngược lại, rủi ro thuộc về người bán. Tuy nhiên Hợp đồng về chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu phải có sự đồng ý của tổ chức phát hành và áp dụng cho những cổ phiếu có quyền mua bán hợp lệ theo đúng quy định thì mới có cơ sở giải quyết. Tiếc là cứ theo nguyên tắc xử lý giao dịch vô hiệu thì hợp đồng của bạn dù ràng buộc thế nào cũng không có giá trị...Thiệt hại về chênh lệch giá do ai cũng có lỗi nên xử công bằng là mỗi người một nửa!