Tranh chấp đất rừng

Chủ đề   RSS   
  • #544703 29/04/2020

    Hangphoenix

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    Tranh chấp đất rừng

    Xin chào luật sư ! 

    Gia đình có một mảnh đất rừng rộng khoảng 2000m2 trong một quả đồi chung với nhiều hộ dân khác từ những năm 1998 nhưng chưa có bìa hay giấy tờ chứng minh. Sau 1 thời gian địa chính xã có đo đạc và phân chia đất, vào bản đồ quy hoạch của xóm. Nhưng do sơ suất, mà địa chính xã đã vảo bản đồ tất cả 2000m2 đất đó của gia đình em gộp vào đất  một hộ dân khác, nghĩa là nhà em ko có tên trong bản đồ đó. Đến nay do tranh chấp mới phát hiện ra. Như vậy, luật sư cho em hỏi có cách nào để lấy lại mảnh đất đó của gia đình em không ạ ? Vì đã nói chuyện với hộ kia rồi nhưng họ không đồng ý và nhất quyết không trả ạ. Mong luật sư giúp đỡ ạ !

    Em xin chân thành cảm ơn !

     
    2788 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hangphoenix vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544846   29/04/2020
    Được đánh dấu trả lời

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Trước hết cần phải khẳng định rằng, đây là trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau mà không có các giấy tờ hợp lệ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013. Gia đình ông bạn và bên có tranh chấp có thể tiến hành thương lượng hoà giải về quyền sử dụng đất rừng đang có tranh chấp. Nếu 02 bên không thể thống nhất với nhau thì các bên có quyền gửi đơn đến UBND xã để được hoà giải.

    Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền cần giải quyết như sau:

    Thứ nhất, giải thích cho các bên rằng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.

    Thứ hai, hướng dẫn các bên làm đơn gửi UBND huyện đề nghị giải quyết, UBND xã có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện H trong việc xác định căn cứ để xem xét giải quyết việc đòi lại đất của gia đình bạn, cụ thể:

    - Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do gia đình ông Đại và ông Kim đưa ra gồm:

    + Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

    + Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

    + Quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

    + Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất;

    + Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

    + Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

    + Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

    + Giấy tờ về mua bán tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

    + Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

    + Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

    - Ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai gồm:

    + Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch Hội đồng;

    + Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã;

    + Trưởng thôn nơi ông Đại và ông Kim thường trú;

    + Đại diện của một số hộ dân sống lâu đời tại xã biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;

    + Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp - hộ tịch xã;

    - Thực tế sử dụng đất của các bên đương sự ngoài diện tích đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại xã;

    - Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt;

    - Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất.

    Trường hợp hòa giải không thành và do đất không có Giấy chứng nhận, bạn được lựa chọn 01 trong 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau:

    - Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện;

    - Khởi kiện tại Tòa án.

    Tuy nhiên, để được chấp nhận yêu cầu khởi kiện, bạn phải đưa ra được những căn cứ chứng minh bạn là người đã sử dụng thửa đất đó.

    Theo bạn trình bày, gia đình bạn sử dụng thửa đất từ năm 1998 nhưng không có giấy tờ chứng minh việc khai hoang và quản lý sử dụng đất đó, đồng thời trên sổ mục kê không thể hiện ai là người đang sử dụng thửa đất đó.

    Nếu gia đình bạn cũng không có bất cứ một giấy tờ nào khác để chứng minh thời điểm và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của UBND cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của bạn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/04/2020) Hangphoenix (07/06/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.