-Trước tiên là phần đất mà ông Bình đang sử dụng. Theo bạn nói, nguồn gốc là đất của bà Sại cho ông Bình ở nhờ năm 1968. Nhưng điều này khó mà chứng thực, nên bạn không thể yêu cầu ông ta đền bù hay trả lại phần đất đó bởi ông ta đã sử dụng đất từ đó cho đến nay mà không có tranh chấp.
-Về phần diện tích đất còn lại cùng với phần ngôi phủ thờ là thuộc quyền sử dụng và quyền sở hữu của bà Sại. Sau khi bà Sại chết, không để lại di chúc nên di sản của bà sẽ được chia theo pháp luật. Nếu như bố của bạn chết sau khi bà Sại mất (khoảng sau năm 1993) thì
bố của bạn sẽ là người thừa kế phần di sản đó với tư cách là người thừa kế ở hàng thứ 3 theo quy định của Pháp lệnh về thừa kế năm 1990 ( Bà Sại mất năm 1993 nên phải áp dụng quy định của Pháp lệnh về thừa kế 1990, lúc này thì BLDS 1995 vẫn chưa có hiệu lực):
Pháp lệnh về thừa kế 1990 viết:Điều 25: Những người thừa kế theo pháp luật
1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:
a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Nếu bố bạn mất, thì anh em bạn sẽ là những người thừa kế phần di sản đó.
-Nếu bố bạn mất trước khi bà Sại mất, thì di sản của bà Sại không có người thừa kế và phần di sản đó thuộc về Nhà nước.
Như vậy, trong mọi trường hợp, ông Bình đều không có quyền với phần di sản của bà Sại và phần diện tích đất và ngôi thờ phủ mà bà Sại sử dụng trước khi mất.
Bạn cho tôi biết thêm hai vấn đề:
+ Bố bạn còn sống hay không? Nếu bố bạn mất thì mất sau bà Sại hay trước bà Sại?
+ Bố bạn có anh em ruột (con của ông nội bạn) nào khác hay không ?
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.