Tranh chấp đất đai trước khi khởi kiện bắt buộc phải hòa giải?

Chủ đề   RSS   
  • #578545 27/12/2021

    Tranh chấp đất đai trước khi khởi kiện bắt buộc phải hòa giải?

    Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

    - Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    -  Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    - Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

     

    Bên cạnh đó tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về Hòa giải không thành như sau:

     

    - Hòa giải không thành là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận.

     

    - Trong trường hợp này, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

     

    Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2014/NĐ-CP có quy định trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

     

    Theo đó, Khoản 3 Điều 23 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 có quy định hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

     

    Như vậy, theo quy định hiện hành trong trường hợp các bên tranh chấp về đất đai thì trước hết sẽ phải hòa giải tại UBND cấp xã khi hòa giải không thành tại UBND cấp xã sẽ được hòa giải viên hướng dẫn các bên khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án nhân dân) để giải quyết vụ việc.

     
    686 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578556   27/12/2021

    Tranh chấp đất đai trước khi khởi kiện bắt buộc phải hòa giải?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích từ bài viết của bạn. Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không tự hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hoà giải là 45 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn.. Hy vọng có thể đọc được nhiều bài viết chia sẻ từ bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #579542   23/01/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Tranh chấp đất đai là tranh chấp có thủ tục khá phức tạp và kéo dài, nhiều trường hợp người dân không thể tự mình viết đơn, thu thập chứng cứ, chứng minh và tranh tụng tại tòa để có sở thắng kiện.  Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất nếu muốn khởi kiện. Nói cách khác, tranh chấp đất đai không được khởi kiện luôn tại Tòa án mà phải hòa giải tại UBND cấp xã, nếu không sẽ bị trả lại đơn khởi kiện.

     
    Báo quản trị |