Tranh chấp đất đai thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #344915 17/09/2014

    wlhoangwon9x

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp đất đai thừa kế

    Chào luật sư. Tôi có tranh chấp trong gia đình như sau:

    Gia đình tôi có 9 thành viên: Cha tôi, Mẹ tôi và 7 anh chị em. Năm người con gái và hai người con trai. Tôi là con trai thứ 4 và các chị em gái đều đã ở riêng và có sổ hộ khẩu riêng. Riêng em trai tôi (Người thứ 6 trong gia đình) vẫn còn tên trong sổ hộ khẩu của cha tôi và không sở hữu bất kì tài sản nào của cha tôi.

    Cha tôi có một mảnh đất rộng 3000m2 do cha Tôi đứng tên. Cha tôi mới mất và không để lại di chúc. Mẹ tôi cũng đã qua đời trước đó.

    Nếu xét theo pháp luật thì mảnh đất đó sẽ được phân chia như thế nào đối với 7 anh em tôi ạ. 

    Mong luật sư giải đáp!

    Thân!

     
    7901 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #345035   18/09/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Trên cơ sở thông tin bạn nêu có lẽ mảnh đất là tài sản riêng của bố bạn, khi đó di sản (tài sản của người mất để lại) được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm cha mẹ và các con của bố bạn).

    - Nếu là tài sản chung của bố mẹ bạn thì di sản của mỗi người là 1/2 mảnh đất và được chia như trên (với cả các đồng thừa kế của bố, mẹ bạn).

    - Nếu mảnh đất cấp cho hộ gia đình mà bố bạn đứng tên theo đại diện của hộ thì mảnh đất là tài sản chung của tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu. Nếu không có thỏa thuận thì mỗi thành viên đều sở hữu một phần như nhau. Di sản (là phần diện tích đất tương ứng phần của bố, mẹ bạn) được chia như đã nêu trên. 

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    wlhoangwon9x (18/09/2014)
  • #345036   18/09/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vấn đề của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

    Trường hợp mảnh đất 300 m2 đó đứng tên QSD (sổ đỏ) bố của bạn và ông cụ đã qua đời mà không để lại di chúc, thì di sản thừa kế của cụ sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người còn sống thuộc hàng thừa kế rhứ nhất.

    Theo quy định tại Điều 676 BLDS 2005 thì: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"

    Như vậy trong trường hợp của bạn, tất cả 7 anh chị em trong gia đình bạn đều được hưởng di sản thừa kế và phần thừa kế của mỗi người như nhau (trừ trường hợp có người từ chối nhận di sản thừa kế hoặc bị tước, truất quyền thừa kế)

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    wlhoangwon9x (18/09/2014)
  • #345146   18/09/2014

    wlhoangwon9x
    wlhoangwon9x

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi đã hiểu vấn đề.

    Xin cảm ơn hai luật sư rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #345216   18/09/2014

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi cần làm rõ những vấn đề sau:

    + Mẹ bạn mất năm nào?

    + Mảnh đất 3000m2 mà bố bạn đứng tên có từ khi nào? của cha ông để lại hay của bố mẹ bạn nhận chuyển nhượng từ người khác? hay sau khi mẹ bạn mất thì bố bạn mới nhận chuyển nhượng mảnh đất đó?

    Sở dĩ phải hỏi như vậy, vì:

    - Nếu mảnh đất này có từ khi mẹ bạn còn sống thì đây sẽ là tài sản chung của bố mẹ bạn.

    + Nếu mẹ bạn đã mất cách đây hơn 10 năm (và không có di chúc) thì phần di sản của mẹ bạn (1/2 mảnh đất) đã hết thời hiệu chia thừa kế và ai đang quản lý sẽ tiếp tục quản lý (trong trường hợp này là em trai thứ 6 của bạn). Còn phần di sản của bố bạn (1/2 thửa đất) sẽ được chia đều cho 7 người con do bố bạn mất không để lại di chúc.

    + Nếu mẹ bạn mất cách đây chưa được 10 năm (và không có di chúc) thì thời hiệu chia di sản thừa kế đối với di sản của mẹ bạn và dĩ nhiên là của bố bạn vẫn còn, thì di sản đó sẽ được chia đều cho các người con (vì bố mẹ bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật).

    - Nếu mảnh đất này có sau khi mẹ bạn mất thì đây là tài sản riêng của bố bạn, và do bố bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế của bố bạn sẽ chia theo pháp luật, cụ thể là chia đều cho 7 người con.

    Về mặt luật pháp là như thế, còn về mặt tình cảm chúng tôi nghĩ rằng bạn đã hỏi như thế thì bạn sẽ biết cách thu xếp để tình cảm anh em trong gia đình luôn tôt đẹp.

    Chúc bạn thành công và hạnh phúc,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenluong vì bài viết hữu ích
    tamanbinhan (26/09/2014)
  • #345384   19/09/2014

    wlhoangwon9x
    wlhoangwon9x

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Vâng thưa luật sư @lsnguyenluong.

    Mảnh đất này là do tổ tiên để lại và mẹ tôi đã mất cách đây 5 năm. 

    Mảnh đất này đã nhận chuyển nhượng khi ba mẹ mẹ tôi còn sống.

    Có phải vì em tôi còn tên trong sổ hộ khẩu của cha tôi nên cố tình làm khó tôi không ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #345596   20/09/2014

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu mảnh đất này do bố mẹ bạn để lại thì đây là tài sản chung của bố mẹ bạn. Việc em bạn có tên trong sổ hộ khẩu của bố bạn không phải là căn cứ xác định đất đó của em bạn.

    Việc có tên trong sổ hộ khẩu gia đình chỉ dùng trong trường hợp đất được cấp cho hộ gia đình (thì những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp đất sẽ là những người có quyền sử dụng), còn trong trường hợp của gia đình bạn thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố bạn.

    Nếu mẹ bạn mất cách đây 5 năm, bố bạn cũng mới mất (trường hợp này như đã phân tích là còn thời hiệu chia thừa kế) và cả hai không để lại di chúc thì mảnh đất 3000m2 sẽ là di sản thừa kế của bố mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể là chia cho 7 người con (nếu ông bà nội, ngoại của bạn còn sống vào thời điểm bố, mẹ bạn mất thì mỗi cụ cũng được hưởng kỷ phần bằng với anh em bạn, trừ trường hợp các cụ từ chối nhận di sản).

    Tuy nhiên, sau khi bố mẹ bạn mất thì em trai bạn có công tôn tạo, duy trì di sản nên cần được hưởng thêm 1 kỷ phần nữa do có công tôn tạo duy trì di sản, cụ thể 3000m2 sẽ chia thành 8 phần và em trai bạn được hưởng 2 phần.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lsnguyenluong vì bài viết hữu ích
    tamanbinhan (26/09/2014) wlhoangwon9x (22/09/2014)
  • #346520   24/09/2014

    ranakj
    ranakj

    Sơ sinh

    Điện Biên, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào luật sư!

    Cho tôi hỏi nếu mảnh đất đó đang có sự tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng của bố mẹ bạn @wlhoangwon9x với người chủ cũ. Vậy thì trong trường hợp này có chia tài sản là mảnh đất của bố mẹ bạn ý luôn được hay không? Hay phải đợi giải quyết xong? Và điều này được quy định tại Văn bản pháp luật hiện hành nào?

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #346719   25/09/2014

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào ranakj,

    Vấn đề bạn hỏi là một giả thiết không có thật trong vụ việc này.

    Nhưng cũng xin trả lời với bạn là sẽ không chia luôn được mà phải đợi giải quyết xong việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng.

    Bạn có thể tham khảo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 về một số trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: "Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước khi mới giải quyết được vụ án".

    Và hướng dẫn tại Điều 22 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP: "“Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án” quy định tại khoản 4 Điều 189 của BLTTDS là trường hợp mà kết quả giải quyết vụ án dân sự, hình sự, hành chính đó, hoặc kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cơ sở để xác định thẩm quyền của Tòa án, xác định quyền khởi kiện đối với vụ án, xác định địa vị pháp lý, xác định người tham gia tố tụng, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc là căn cứ khác để Tòa án giải quyết vụ án này một cách toàn diện, chính xác và đúng pháp luật.

    "Vụ án khác có liên quan” đến vụ án mà Tòa án đang giải quyết là vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính.

    “Sự việc được pháp luật quy định” phải là sự việc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, và nếu không được cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước thì việc giải quyết của Tòa án là vi phạm pháp luật.

    Ví dụ 1: Trong vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản giữa nguyên đơn A và bị đơn B. Sau khi thụ lý vụ án mà Tòa án nhân dân huyện X nhận được thông báo của Tòa án nhân dân huyện Y về việc Tòa án này đang thụ lý giải quyết vụ án giữa nguyên đơn C và bị đơn A về tranh chấp quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X cần ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản giữa A và B để chờ kết quả giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản đó của Tòa án nhân dân huyện Y. Căn cứ vào kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Y, Tòa án nhân dân huyện X sẽ tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản theo thủ tục chung.

    Ví dụ 2: Tòa án nhân dân huyện X đang giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn A và bị đơn B xuất phát từ giao dịch trái pháp luật giữa A và B thì nhận được thông báo của Viện kiểm sát nhân dân huyện X về giao dịch giữa A và B có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X chuyển hồ sơ để điều tra hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X cần tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả điều tra của Cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật đó. Nếu cơ quan điều tra kết luận giao dịch dân sự trái pháp luật giữa A và B chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Tòa án nhân dân huyện X tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp giữa A và B về giao dịch trái pháp luật đó."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsnguyenluong vì bài viết hữu ích
    ranakj (02/10/2014)
  • #348838   07/10/2014

    wlhoangwon9x
    wlhoangwon9x

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ thưa 3 luật sư @lsnguyenluong, @nguyen Huy Long và @lscaosynghi

    Như 3 luật sư đã nói mảnh đất sẽ được chia đều cho 7 anh em tôi theo pháp luật.

    Hiện giờ tôi có 2 người chị đang làm ăn sinh sống và có sổ hộ khẩu ở Khánh Hòa (Còn tôi đang sống và làm  việc tại Quảng Ngãi). Hai người chị này không muốn sử dụng phần tài sản (đất) được chia ở trên và muốn nhượng lại 2 phần tài sản đó cho tôi.

    Vậy cho tôi hỏi:

    Khi phân chia đất ở Quảng Ngãi thì có thể chia trực tiếp cho tôi 3 phần (hai chị nhượng lại cho tôi 2 phần của hai chị và một phần của tôi) được hay không. Nếu được thì tôi cần những giấy tờ gì.

    Kính mong các luật sư giúp đở.

     
    Báo quản trị |  
  • #350035   14/10/2014

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Như đã phân tích thì thửa đất là di sản thừa kế của bố mẹ bạn để lại, nếu các anh chị em bạn không có tranh chấp với nhau mà thống nhất chia thừa kế di sản của bố mẹ để lại thì các bạn đến Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng gần nhất để làm thủ tục khai nhận thừa kế di sản của bố mẹ để lại (thủ tục các nơi đó sẽ hướng dẫn bạn cụ thể), cơ bản gồm:

    * Thủ tục giấy tờ gồm:  

    - giấy chứng tử của bố, mẹ:

    - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

    - chứng minh thư + hộ khẩu, giấy khai sinh của 7 anh em bạn,

    - Chứng minh thư + hộ khẩu của ông,bà nội, ngoại của các bạn nếu các cụ còn sống vào thời điểm bố, mẹ bạn mất.

    * Sau đó người ta sẽ làm thông báo khai nhận di sản thừa kế cho các bạn. Các bạn mang thông báo đó về UBND xã, phường của mình để niêm yết công khai đủ 30 ngày.

    * Sau 30 ngày niêm yết công khai mà không phát sinh tranh chấp gì thì UBND xã, phường sẽ có văn bản thông báo hoàn thành niêm yết công khai 30 ngày gửi Văn phòng công chứng.

    * Sau đó, nếu ai từ chối nhận di sản thì phải có đơn từ chối, ai muốn tặng cho phần của mình cho người khác (trường hợp của bạn là 2 người chị muốn tặng lại phần của 2 chị cho bạn) thì cũng phải có đơn xin tặng lại cho bạn. 

    Căn cứ vào đó Văn phòng công chứng sẽ làm văn bản phân chia di sản thừa kế cho các bạn và bạn sẽ được 3 phần nếu các chị của bạn có đơn tặng cho bạn như trên đã nêu.

    Sau khi có văn bản phân chia đó bạn mang đến Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của riêng mình.

    Lưu ý với bạn: một số địa phương không cho phép làm thủ tục tặng cho lúc khai nhận thừa kế, mà phải sau khi đã được cấp giấy chứng nhận mới. Do đó, bạn có thể hỏi Văn phòng công chứng chỗ bạn định làm thủ tục khai nhận thừa kế hoặc Văn phòng đăng ký nhà đất tại địa phương, nếu bắt buộc phải làm xong giấy chứng nhận mới được tặng cho thì 3 chị em bạn có thể làm chung một giấy chứng nhận, sau đó 3 chị em bạn đến Văn phòng công chứng làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (việc tặng cho này sẽ không mất thuế thu nhập cá nhân 2%), sau đó bạn đi sang tên một lần nữa là xong

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com