với câu hỏi của bạn, Công ty Luật LTD Kingdom xin tư vấn như sau:
Xét hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích 2ha của bạn và anh Chiêm năm 2001:
· Bạn ký tên vào hợp đồng trong tình trạng say sỉn, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bạn bị hạn chế
· Sau khi kí hợp đồng mua bán này xong cũng không đi làm thủ tục sang tên và anh Chiêm cũng không sử dụng mảnh đất này mà gia đình bạn canh tác trên đó
· Bạn cũng không đề cập gì đến vấn đề đã nhận tiền chuyển nhượng từ anh Chiêm
Khi đó căn cứ vào Điều 122 và Điều 127 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng này sẽ vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.
Từ năm 2009, gia đình bạn đang quản lý sử dụng 4ha đất và đến năm 2016 thì bị thu hồi 2,6 ha có được bồi thường. Tuy nhiên, do nhà anh Chiêm cho rằng trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng đất năm 2001 thì cũng có quyền được nhận tiền bồi thường nhưng nhận thấy rằng, quyền sử dụng đất của gia đình bạn với 4ha đất cũng như việc nhận bồi thường thu hồi 2,6 ha đất là hợp pháp. Đây là lợi thế cho gia đình bạn khi giải quyết tranh chấp đất đai.
Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn trong việc quản lý, sử dụng mảnh đất trên thì cần phải tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục pháp luật quy đinhCụ thể, căn cứ Luật đất đai 2013:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản