Trang phục của bị cáo tại phiên toàn phúc thẩm.

Chủ đề   RSS   
  • #63907 14/10/2010

    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Trang phục của bị cáo tại phiên toàn phúc thẩm.

    Theo quy định tại Nghị quyết số 743/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 quy định "Tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, bị cáo là người được tại ngoại và bị cáo là người đang bị tạm giam được sử dụng thường phục, nhưng phải bảo đảm sự trang nghiêm; bị cáo là quân nhân tại ngũ được sử dụng quân phục thường dùng, nhưng không đeo quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu. Bị cáo là người đang chấp hành hình phạt tù khi ra phiên toà thì sử dụng trang phục dành riêng cho họ theo quy định của Chính phủ.

    Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự quy định "Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị".

    Thực tế cho thấy rất nhiều phiên xét xử phúc thẩm vụ án hình sự do bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm, bị cáo vẫn phải mặc trang phục dành riêng cho người đang chấp hành hình phạt tù (bị cáo không phải là người đang chấp hành hình phạt tù tham gia vụ án). 

    Như vậy có đúng không?, nếu đúng thì căn cứ văn bản nào?. Nếu không đúng thì trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng như thế nào?.

    Rất mong được ý kiến góp ý, thảo luận của các bạn.

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 15/10/2010 09:12:09 AM
     
    10169 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #63924   14/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nếu việc phúc thẩm liên quan đến trách nhiệm hình sự của chính bị cáo đó do có kháng cáo, kháng nghị thì họ không phải là người đang chấp hành hình phạt tù, vì bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực nên chưa được đưa ra thi hành. Vì vậy, trang phục của họ phải là trang phục dành cho bị cáo đang bị tạm giam (thường phục). Việc để họ mặc trang phục của người đang chấp hành hình phạt tù là trái với quy định của Nghị quyết số #5c7996;">743/2004/NQ-UBTVQH11.
     
    Vậy nhưng, từ khi được ban hành cho đến nay, chẳng có một cơ quan nào ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết. Chỉ duy nhất có công văn số 106/2005/KHXX của TANDTC hướng dẫn khi gửi Lệnh trích xuất bị cáo cho Ban giám thị Trại tạm giam cần ghi chú vào Lệnh trích xuất bị cáo như sau: "Yêu cầu Ban giám thị Trại tạm giam cho các bị cáo mặc trang phục tại phiên toà theo đúng quy định tại Điều 1 Nghị quyết 743/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về trang phục của bị cáo tại phiên toà xét xử vụ án hình sự”.

    Bởi đó chỉ là một công văn hướng dẫn trong nội bộ ngành, không phải là một văn bản quy phạm pháp luật, nên nội dung chỉ có vậy mà không thể đưa ra các biện pháp chế tài hay vấn đề trách nhiệm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng nào khi không thực hiện đúng Nghị quyết 743.

    Tuy nhiên, theo tinh thần công văn trên thì có thể thấy:
    - Nếu Toà án đã có ghi chú vào Lệnh trích xuất rồi thì trách nhiệm thuộc về cán bộ áp giải bị cáo (thuộc Lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp) và Trại tạm giam.
    - Nếu không ghi chú thì trách nhiệm thuộc về Toà án.

    Thế nhưng xử lý thế nào đây? Chẳng có một căn cứ nào để đưa ra biện pháp xử lý cả. Nếu gặp phải Chủ toạ phiên toà rắn một tý thì cùng lắm là yêu cầu lực lượng áp giải phải thay trang phục cho bị cáo. Bằng không thì cho qua. 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #63927   14/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Bị cáo phải biết được quyền của mình và yêu cầu cơ quan pháp luật thi hành thôi (có thể thông qua luật sư bảo vệ quyền của thân chủ). Nếu không làm đúng thì bị cáo (luật sư) có quyền khiếu nại với VKS và yêu cầu dừng phiên tòa do vi phạm hình thức tổ chức.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #63965   14/10/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn các bạn. Như vậy thì đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Nghị quyết số 743/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 và các cơ quan tiến hành tố tụng cứ chờ đợi văn bản hướng dẫn mà không thực hiện ngay theo NQ 743.
    Các bác nhà nước làm việc như thế thì không ổn. Trong những năm qua nước ta đã và đang tiếp tục tiến hành cải cách tư pháp, vậy mà đến nay các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn mắc phải những lỗi không đáng có như vậy, quyền lợi của bị cáo sẽ bị ảnh hưởng và cao hơn ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.... .
     
    Báo quản trị |  
  • #63983   14/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    nguyenphong83 viết:
    các cơ quan tiến hành tố tụng cứ chờ đợi văn bản hướng dẫn mà không thực hiện ngay theo NQ 743


    Không phải vậy. Nghị quyết 743 quy định quá rõ ràng và đã có hiệu lực thi hành từ lâu chứ cần gì phải chờ hướng dẫn nữa. Chỉ có điều một số toà thực hiện không nghiêm túc thôi. Ví dụ như cái công văn số 106/2005/KHXX của TANDTC đấy, nó cũng chỉ được ban hành sau khi báo chí phản ánh tình trạng thực hiện sai NQ 743 quá nhiều. Và nội dung cũng chỉ là để nhắc nhở thôi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #561676   31/10/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo mình nếu như theo quy định tại văn bản bạn đưa ra thì ở đây nếu trong trường hợp bị cáo là người đang chấp hành hình phạt tù thì trong phiên Tòa phúc thẩm buộc bị cáo phải mặc đúng trang phục dành riêng cho người đang chấp hành bản án đúng theo quy định Pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #561845   31/10/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Về vấn đề này thì mình thấy hiện bị cáo được mặc các trang phục đồng màu không còn là của phạm nhân nữa. Nhiều lúc vấn đề trang phục này cũng không được mọi người chú ý nhiều nên nếu muốn thì bị cáo có thể phản hồi để đảm bảo quyền lợi của mình. Nhưng mình nghĩ thời điểm này người ta chủ yếu tập trung đến nội dung vụ án chứ không còn tâm trí lo chuyện bề ngoài nữa rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #566007   31/12/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Có thể nhận định rằng, nhiều phiên xét xử phúc thẩm vụ án hình sự do bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm, bị cáo vẫn phải mặc trang phục dành riêng cho người đang chấp hành hình phạt tù (bị cáo không phải là người đang chấp hành hình phạt tù tham gia vụ án). Nên việc áp dụng trang phục không nhất thiết phải cứng nhắc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582417   31/03/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Đồng ý răng chiếc áo không làm nên thầy tu, Tuy nhiên, đối với cơ quan nhà nước hay cơ quan tư pháp đều phải thể hiện sự trang trọng nghiêm minh cả bên ngoài và bên trong. Đồng phục của HĐXX đã có và được hướng dẫn vụ thể chi tiết còn đối với bị cáo thì theo quan điểm là mình không nhất thiết, bởi kể cả xử sơ thẩm thì họ vẫn chưa có tội và quyền của họ vẫn được đảm bảo chưa bị tước.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582578   31/03/2022

    Dù thời điểm này có thể đối với bị cáo thì vấn đề quần áo không quá quan trong tuy nhiên tại quy định này quy định rõ quần áo nhằm đặt ra giới hạn đối với một số trường hợp bị cáo sử dụng quần áo phản cảm hay thiếu nghiêm túc gây ảnh hưởng đến sự nghiêm trang taị tòa án hay tại phiên tòa.

     
    Báo quản trị |