Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #15685 17/10/2008

    tranglaw

    Lớp 9

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 12125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm hình sự, tội phạm và hình phạt

    Em muốn hỏi về thực trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác hiện nay ở nước ta như thế nào?

    Theo luật hình sự Việt Nam, người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Hãy bình luận về quy định trên và liên hệ với thực xã hội hiện nay.
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 09/11/2010 11:49:19 PM cách dòng
     
    316787 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

55 Trang «<46474849505152>»
Thảo luận
  • #44864   05/02/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hic. Đích thị là bạn làm nghề Tòa án rồi. Uhm. Mình đồng ý trong thực tế là có, và nói như bạn là linh động nhỉ. Ok! Người ta bảo cái nghề này bạc. Thôi thì cứ vận dụng linh động tý, có lợi cho bị cáo mà. Coi như là làm phúc cho đỡ bạc.
    Nếu đúng làm nghề Toà, cho mình email hoặc nick yahoo, thỉnh thoảng có gì vướng mắc cùng trao đổi.
    Đồng ý không?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #44869   05/02/2010

    tuyen75
    tuyen75

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 850
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    sao không thấy bác nào nghiên cứu đến lỗi của người bị hại trong vụ tai nạn này vậy? theo như bạn kevin_ngheo trình bày tôi thấy trong vụ tai nạn này người bị hại khi vượt xe không đảm bảo an toàn, lấn đường gây ra tai nạn (chưa kể là có bằng lái hay không) như vậy có thể bào chữa để xin giảm nhẹ hình phạt đuwjc khong vậy???

     
    Báo quản trị |  
  • #44870   05/02/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    tuyen75! Nếu xác định được người bị hại trong vụ án này có lỗi thì cũng là một tình tiết giảm nhẹ phải xem xét chứ. Nhưng tình tiết này không có sức nặng đáng kể vì chỉ là tình tiết quy định tại khoản 2 điều 46. Còn việc người bị hại có bằng lái hay không thì không phải là tình tiết giảm nhẹ rồi. Đơn giản vì luật không quy định.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #29569   28/01/2010

    hahuynt
    hahuynt

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nhờ luật sư giúp cháu với.

    X và Y là 2 người bạn thân.X20 tuổi là công nhân,Y19t còn đi học.gần đây do tham gia cá độ bóng đá SGAME và bị thua rất nhiều tiền lên X đã tìm đến nhà nhờ Y lấy xe SH chở đến thăm nhà người yêu của X.khi chở về đã 23h X bảo Y rẽ sang đường ven biển để đi cho mát<đường vắng khu chung cư>.Đến đoạn đường vắngX lấy con dao thái lan cán màu vàng từ trong túi ra và đâm nhiều nhát vào cổ,vai và cắt cổ Y làm Y bất tỉnh nên X tưởng rằng Y đã chết vì vậy X đã lấy xe , ví tiền và toàn bộ giấy tờ của Y sau đó bỏ đi.Một lúc sau Y tỉnh dậy sợ X quay lại lên đã vòng qua bên kia đường chui xuống nấp ở đường cống thoát nước đợi đến khi có người đi ngang qua kêu cứu.X sau khi lấy được tài sản đã mang xe gửi vào bệnh viện đa khoa đà nẵng đợi dên khi thuân tiện sẽ tiêu thụ.Qua lời khai của Y,X đã bị bắt ngay ngày hôm sau cùng với toàn bộ tang vật. 
    HÃY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG TRƯỜNG HỢP NÊU TRÊN.
    THANKS!
     
    Báo quản trị |  
  • #29570   27/12/2009

    phucthang_hl
    phucthang_hl

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    X đã vi phạm vào tội cướp tài sản!

    theo tình tiết của vụ án,thì X đã phạm vào tội cướp tài sản theo điều 133,khoản 1 BLHS

    " Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm."
    Ngoài ra còn xét vào tỉ lệ thương tật %,sức khoẻ thì X còn có thể vi phạm vào Khoản 2 ,điểm đ,  hoặc khoản 3 điểm a,điều 133 BLHS

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    *Nếu giá trị tài sản lớn từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng,thì vi phạm khoản 2,điểm e,điều 133 BLHS 
     e,Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng,

    , thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

     
    Báo quản trị |  
  • #29610   30/01/2010

    minhtrungcs
    minhtrungcs

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu xử lý theo nghị định nào, nếu có dấu hiệu hình sự thì xử lý theo điều nào?

    thuốc lá nhâp số lượng bao nhiêu thì bị xử lý hình sự và theo điều luật nào
    Cập nhật bởi Trojan ngày 12/03/2010 01:26:53 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 06/02/2010 09:07:49 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #44894   12/02/2010

    hohieu
    hohieu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chưa có định mức cụ thể mua bán bao nhiêu thì xử lý hình sự

    Hiện nay thuốc lá điều được quy định là hàng cấm, nhưng chưa có quy định cụ thể buôn bán bao nhiêu thì xử lý hình sự

    Cập nhật bởi LawSoft01 vào lúc 12/02/2010 14:00:23
     
    Báo quản trị |  
  • #44895   11/02/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Chỉ có cấm hút ở nơi đông người, các phương tiện thông tin đại chúng nói rất nhiều
    Chỉ có quy định cấm nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh (nguyên liệu vẫn nhập khẩu bình thường) chứ trong nước đâu có cấm sản xuất
     
    Báo quản trị |  
  • #44896   11/02/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Ý kiến thêm

    Quên phéng đi mất. Vì bạn không nói rõ nhưng bạn có thể tham khảo điều 153 và 155 BLHS

    Điều 153. Tội buôn lậu

    1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

    b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

    c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

    e) Thu lợi bất chính lớn;

    g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

    h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    k) Phạm tội nhiều lần;

    l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

    b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

    c) Thu lợi bất chính rất lớn;

    d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Ở điều 153 này hình phạt tử hình đã được bỏ theo quy định tại Bộ luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của BLHS.


    Điều 155. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

    1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    d) Có tính chất chuyên nghiệp;

    đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


     
    Báo quản trị |  
  • #29590   20/01/2010

    danlaw
    danlaw

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho hỏi mọi người chút

    Do mâu thuẫn cá nhân, anh H đã dùng dao đâm anh K một nhát vào bụng, trên đường đi cấp cứu xe chở anh K bị tai nạn làm anh K chết. Theo kết quả giám định pháp y, vết thương do anh H gây ra cho anh K là 19%, anh K chết là do bị xe tông. Anh chị hãy cho biết anh H có vi phạm pháp luật không? Anh H có bị truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cái chết của anh K không? Vì sao?    
     
    Báo quản trị |  
  • #29591   11/01/2010

    namlawyer
    namlawyer
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2010
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 1167
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 26 lần


    Chào bạn!
    Theo tôi, anh H đã cấu thành tội giết người theo điều 93 Bộ luật HS
    Vì hành vi của H là hành vi có ý tước đoạt tính mạng của bị hại, nhưng kết quả là có thể chưa đạt được;
    Pháp luật có đặt ra trường hợp phạm tội chưa đạt ở giai đoạn đã hoàn thành- có nghĩa rằng, đã thực hiện xong hành vi phạm tội  nhưng hậu quả chưa xảy ra; ( ví dụ A dùng súng bắn B sượt qua sườn, chỉ xước da thịt thôi thì cũng đã cấu thành tội giết người "ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành"

    căn cứ pháp lý:

    Điều 18 bộ luật hình sự: 
    "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì

    những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

    Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt."

    Văn Phòng Luật Sư Nam Kinh - Nam Kinh Law Office

    248 Tân Thới Hiệp 22, Phường Tân Thới Hiệp, Q12, HCM

    Trưởng VP: LS Đinh Ích Nam (0979 888 286)

     
    Báo quản trị |  
  • #29594   14/01/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

        Chào danlaw!
        Trong tình huống của bạn, để khẳng định H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cái chết của anh K hay không là cả một vấn đề. Về ý thức chủ quan, cần phải khẳng định được trước khi đâm anh K, sự hình thành ý thức của H có thuộc một trong ba biểu hiện sau không:
        - Thứ nhất là H thấy được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó phát sinh.
        - Thứ hai là chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra chứ không chắc nhất định xảy ra vì H chưa tin vào hành vi của mình nhất định sẽ gây ra hậuquả chết người. Bản thân H cũng rất monh muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng lại không tin một cách chắc chắn rằng hậu quả ắt xảy ra.
        -Thứ ba là H cũng chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
        Nếu thỏa mãn một trong ba biểu hiện trên, thì tất yếu H phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của anh K, tức là phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Giết người" ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
        Tuy nhiên, ở tình huống bạn đưa ra, theo tôi không có đủ cơ sở để xác định H có ý thức tước đoạt tính mạng của anh K, mà hành vi của H là hành vi cố ý gây thương tích. Xét về nguyên nhân thì anh  chết do bị tai nạn chứ không phải do vết thương. Nói như bạn là không có mối quan hêệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả cũng chưa chính xác. Mà ở đây cái chết của anh K có hai nguyên nhân là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân tự nó sinh ra kết quả, có tính chất quyết định rõ rệt đối với hậu quả (ở đây là do tai nạn). Còn nguyên nhân gián tiếp là nguyên nhân chỉ góp phần gây ra hậu quả (ở đây là do vết đâm của H đẫn đến anh K phải đi viện và bị tai nạn). Thông thường, hành vi là nguyên nhân trực tiếp mới phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả, còn nguyên nhân gián tiếp thì không.
        Nói chung, quan điểm của tôi là H chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích. Với tỷ lệ thương tật 19%, cộng với việc dùng dao là hung khí nguy hiểm, H sẽ bị truy tố theo khoản 2 điều 104 BLHS.
        Bạn tham khảo thêm ý kiến của người khác nhé.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #29595   20/01/2010

    danlaw
    danlaw

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cảm ơn bachthanhdc
     
    Báo quản trị |  
  • #29592   11/01/2010

    danlaw
    danlaw

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cám ơn namlawyer

    anh có thể nói rõ hơn về căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với H được không?
     
    Báo quản trị |  
  • #29593   11/01/2010

    danlaw
    danlaw

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho hỏi thêm?

    ở đây xét ở mặt khách quan tôi thấy không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả thực tế xảy ra? ai giúp tôi phân tích rõ thêm chổ này?
     
    Báo quản trị |  
  • #44877   05/02/2010

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Trời, phân tích đầy đủ thế cơ à? Hì.
    Tội giết người:
    - Khách thể: tính mạng và sức khoẻ của Y
    - Mặt khách quan của tội phạm: X đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của Y, thể hiện dưới dạng hành động, X đã dùng dao đâm lên tiếp vào vai, vào cổ và hành vi kết thúc dứt khoát cuối cùng là cắt cổ nạn nhân
    - Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi of X là lỗi cố ý trực tiếp, X hoàn toàn thấy trước được hậu quả chết người sẽ xảy ra nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
    - Chủ thể của tội phạm: X là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
    Tất nhiên đối với tội giết người, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Có nghĩa là tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Trong trường hợp này, hậu quả chết người không xảy ra, lỗi of X là lỗi cố ý trực tiếp nên X phải chịu TNHS về tội giết người chưa đạt.
    Chết, muộn rồi mình fải về nhà ngay! Bạn nào giúp mình phân tích nốt các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #44873   05/02/2010

    tuyen75
    tuyen75

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 850
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    tôi nghĩ vấn đề ở đây là một bài tập về pháp luạt. yêu cầu của đề bài là phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm giết người và cướp tài sản.
    - Khách quan
    - chủ quan
    - khách thể
    - chủ thể
    các bạn phân tích thêm giùm minh nhé


     
    Báo quản trị |  
  • #44837   04/02/2010

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Bạn đã nghe qua hành vi "giết người cướp của" chưa? Hì, theo mình, hành vi của X đã cấu thành 2 tội: tội giết người ở giai đoạn chưa đạt và tội cướp tài sản.
    Thứ nhất đối với tội giết người thì X đã một chuỗi những hành vi liên tiếp và dứt khoát nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của Y, đó là hành vi cố ý đâm vào vai, vào cổ rồi cắt cổ nạn nhân. Tưởng rằng Y đã chết nên cướp xe của Y mang đi, nhưng Y đã may mắn thoát chết. Mặc dù cố ý thực hiện tội phạm, mong muốn giết Y để chiếm đoạt tài sản nhưng X đã không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn. Do đó X phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
    Đối với tội cướp tài sản thì thấy rõ ở đây hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản, do đó cấu thành nên tội cướp tài sản.
     
    Báo quản trị |  
  • #29571   28/01/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trời đất! Sao lai trả lời thế này. Phải đọc kỹ nội dung câu hỏi chứ. Người ta đang yêu cầu phân tích các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật, mình lại đi làm cái việc định tội danh thay cho các cơ quan tiến hành tố tụng là sao?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #29565   03/01/2010

    nhungk08
    nhungk08

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2009
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 3 lần


    Xác định cấu thành tội phạm

    Anh họ của em và một người bạn khá thân trong một cuộc đi chơi do uống quá chắn nên đã sinh ra cãi vã.Hậu quả là người bạn ấy đã đánh anh em bị thương rất nặng ,sau đó bỏ mặc  anh em ở đó ra về.Như vậy yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật trong trường hợp này như thế nào.Người bạn đó phải được pháp luật xử lý ra sao.Rất mong sự tư vấn của quý luật sư ,xin chân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!