Tổng quan vướng mắc tại Vườn rau Lộc Hưng

Chủ đề   RSS   
  • #512255 15/01/2019

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Tổng quan vướng mắc tại Vườn rau Lộc Hưng

    Việc cưỡng chế những công trình xây dựng trái phép trên Vườn rau Lộc hung là vấn đề pháp lý được dư luận quan tâm những ngày gần đây. Vì có nhiều nguồn thông tin cũng như nhiều nguồn dư luận khác nhau nên mình nghĩ là khá nhiều người cũng đang hoang mang tính đúng – sai khi thực hiện những lệnh cưỡng chế các công trình xây dựng trên đất. Với những thông tin mình cóp nhặt được, cùng với những cơ sở lý luận mình rút ra, mình xin có đôi lời về sự kiện này như sau.

    Trong hình ảnh có thể có: văn bản

    Theo hồ sơ thì "Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại, không phải VNCH) và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ (đồng đứng tên). Theo đó, từ thời Pháp thuộc (trước Hiệp định Genevè năm 1954), toàn bộ khu đất bị Thực dân Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten.

    Trong hình ảnh có thể có: văn bản

    Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy MƯỢN ĐẤT và đã được QUÂN ĐỘI PHÁP tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ (VNCH) làm Đài phát tín.

    Không có mô tả ảnh.

    Không có mô tả ảnh.

    Khi Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo "Giấy MƯỢN ĐẤT". Năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975."
    (Nguồn Văn bản số 6035/UBND-NCPC, ngày 26/10/2006 của UBND TP.Hồ Chí Minh do PCT Lê Văn Khoa ký gửi Thanh tra Chính phủ)

    Không có mô tả ảnh.

    Vậy có thể thấy rằng, nguồn gốc của vườn rau Lộc Hưng là đất MƯỢN

    Sau giải phóng 1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 111/CP, ngày 14/4/1977 giao khu đất cho Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín. 
    Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành 
    Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.

    Không có mô tả ảnh.

    Đến ngày 25/4/2008, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất giao cho UBND Q.Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của TP và quận.

    Sau đó, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và theo đề nghị của Q.Tân Bình, ngày 10/01/2013, Văn phòng UBND TPHCM ban hành Thông báo số 20/TB-VP về việc chấp thuận cho UBND Q.Tân Bình lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất trên gồm các trường: Mầm non Sơn Ca diện tích 6.300m2, Tiểu học Hùng Vương 9.400m2 và Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi 12.200m2.

    Không có mô tả ảnh.

    Ngày 5/8/2013, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 4204/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 25/4/2008. Theo đó thu hồi khu đất có diện tích 49.320m2 giao cho UBND Q.Tân Bình để tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia.

    Ngày 17/3/2014, UBNDTP ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư P6, Q.Tân Bình. Đến ngày 15/5/2014, UBND Q.Tân Bình ban hành Quyết định số 423/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu “vườn rau Lộc Hưng” gồm 3 cấp học. Trong đó có 20 lớp mầm non, 30 lớp tiểu học và 45 lớp trung học cơ sở.

    Ngày 11/6/2015, UBND TP có Công văn số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng khu trường học tại khu đất theo Kế hoạch sử dụng đất của dự án đã được HĐND TPHCM thông qua, tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 và được UBNDTP phê duyệt tại Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 29/1/2018.

    Ngày 8/10/2018, HĐND TP cũng đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-HĐND, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có 3 dự án trường học và 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu đất trên.

    Theo UBND Q.Tân Bình, trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê... Tính đến nay đã có 110 trường hợp vi phạm, trong đó có 42 trường hợp phát sinh trong năm 2018.

    Hành vi xây dựng không phép đã được UBND Q.Tân Bình chỉ đạo UBND P.6 phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn thuộc Sở Xây dựng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế tháo dỡ. Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ.
    Mặc dù các cơ quan chức năng của quận và phường đã có nhiều giải pháp như: ngăn chặn không cho chở vật liệu xây dựng, phát thông báo, phát loa tuyên truyền, vận động chấp hành... nhưng vẫn không hiệu quả. Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay.

    Không những thế, thời gian qua tại đây còn phát sinh nhiều hệ lụy như lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép; tệ nạn xã hội, mất mỹ quan đô thị... gây mất an ninh trật tự.

    Chính vì vậy, ngày 4/01/2019, UBND Q.Tân Bình tổ chức cưỡng chế với các trường hợp vi phạm để đảm bảo kỷ cương pháp luật.

    Hiện tại dự án đang chờ thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, với vốn dự kiến hơn 1.000 tỉ, trong đó chi 420 tỉ cho tiền hỗ trợ, đền bù di dời; con số trước đây do Sở Xây Dựng Tp.HCM duyệt dự án là 800 tỉ. 
    Nhà nước sẽ hỗ trợ theo chính sách đất nông nghiệp đối với các hộ dân có quá trình canh tác trên đất do Nhà nước quản lý theo quy định, đơn giá đất để tính hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

    Cũng nói thêm, từ khi có Quyết định hỗ trợ đền bù tiền canh tác lâu năm thì từ 2009 đến 2010, 89 hộ dân Công giáo (có trong danh sách đền bù hỗ trợ) đã sang tay thửa đất của họ cho nhiều cò đất để kiếm lời; hàng trăm biên bản phạt xây dựng Trái phép đã được ban hành...

    Vân động, giải thích, tuyên truyền trước khi "cưỡng chế" đã được thực hiện không chỉ hơn 10 năm qua mà còn được làm rầm rộ, mạnh mẽ hơn từ 01 năm trước chứ không phải là không làm như nhiều nguồn thông tin vẫn đưa.

    Nói về trách nhiệm của Nhà nước…

    Theo pháp luật đất đai ở Việt Nam, những người sinh sống trên đây vẫn có quyền lợi chứ không phải là không. Nguồn gốc đất Lộc Hưng là đất nông nghiệp từ năm 1955 và từ đó đến nay một số gia đình đến Lộc Hưng sinh sống trên đất nông nghiệp. Không phải vì lẽ đó mà người dân không có quyền lợi, bởi bản thân đất cát là tài sản đặc biệt cứ chiếm giữ ngay tình và sinh sống có giấy tờ gắn với nơi sinh sống sẽ tạo thành loại đất mới có tên “sử dụng đất ổn định”.

    Tiêu chí đất sử dụng ổn định có thể dùng để bảo vệ quyền lợi cho hộ gia đình cá nhân như: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh thư, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, internet, cáp truyền hình,…

    Một khi thuộc “sử dụng đất ổn định” theo định nghĩa chỉ có 2 khả năng pháp lý là thu hồi đất hoặc cấp giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận thì bản chất nhân đạo của pháp chế xã hội chủ nghĩa cho phép người sử dụng đất tiếp tục sử dụng đất đến khi có dự án và phải ban hành quyết định thu hồi đất (các cơ quan hữu quan đã thực hiện cả chục năm nay như nguồn dẫn chứng đã kể ở trên).

    Hoặc, Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn chiếm: thứ tự các chủ thể quản lý: Linh mục Đinh Công Trình, Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ, Trung tâm Viễn thông 3 và cuối cùng là UBND quận Tân Bình. Trong trường hợp đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn chiếm cũng phải tiến hành thu hồi đất (Điểm đ Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013). Trong trường hợp này, hậu quả pháp lý để lại là Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Trình tự thủ tục theo Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trước khi ban hành quyết định cưỡng chế phải ban hành Thông báo thu hồi đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND thành phố Hồ Chí Minh và UBND quận Tân Bình.

     

     

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 15/01/2019 01:26:14 CH

    Đây là chữ ký

     
    3722 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận