Tổng hợp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tử tù Hồ Duy Hải

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #545557   07/05/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ ÁN HỒ DUY HẢI NGÀY 10/2/2015

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545558   07/05/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    3. CÁO TRẠNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545560   07/05/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    4. BẢN ÁN SƠ THẨM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ThichTuyenAn (09/05/2020) thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545561   07/05/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    5. BẢN ÁN PHÚC THẨM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ThichTuyenAn (09/05/2020) thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545585   07/05/2020

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Làm rõ dao, thớt và dấu vân tay tại hiện trường

     

    THÁI VŨ - Sáng 7/5, Hội đồng Thẩm phán TANDTC tiếp tục xét xử vụ án Hồ Duy Hải, làm rõ những nội dung kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC nhận định có mâu thuẫn.

    Mâu thuẫn trong tiêu thụ thời gian

    Theo Quyết định kháng nghị, mặc dù cơ quan điều tra đã tiến hành kiểm tra thời gian, quãng đường từ nơi ở của Hồ Duy Hải đến Bưu điện Cầu Voi, nhưng chưa giải quyết được triệt để những mâu thuẫn về tiêu thụ thời gian vào các hoạt động của bị cáo và thời điểm bị cáo xuất hiện tại Bưu điện Cầu Voi. Bản án kết luận Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi lúc 19h30 là không có căn cứ, vì theo các nhân chứng, khoảng hơn 19g anh Hồ Văn Bình đến gửi xe đã thấy một thanh niên ngồi phía trong Bưu điện Cầu Voi, đến 19h30 anh Bình quay lại vẫn thấy thanh niên ngồi đó. Theo kết luận điều tra, anh Đinh Vũ Thường đến bưu điện gọi điện về Cà Mau lúc 19 giờ 39 phút 22 giây, có nhìn thấy một thanh niên ngồi trong Bưu điện. Nhưng cũng theo kết luận điều tra, lúc 19 giờ 13 phút 39 giây, Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ rồi quay về nhà bà Len… Hải không thể có mặt tại Bưu điện Cầu Voi trước 19 giờ 39 phút 22 giây như đã kết luận.

    Thảo luận về nội dung này, đại diện cơ quan kháng nghị xin sửa lại là những mốc thời gian đã nêu trong kháng nghị là “vào khoảng”, không chính xác như đã ghi.

    Các thành viên Hội đồng Thẩm phán đặt ra nhiều câu hỏi cho cơ quan điều tra và đại diện VKSNDTC xung quanh đánh giá trên đây của kháng nghị?

    Theo đại diện VKSNDTC, với hành trình đến các địa điểm trước khi gây án, Hải đi hết khoảng 26 phút, nên không thể có mặt ở Bưu điện Cầu Voi như kết luận điều tra và các bản án đã xác định.

    Trả lời cơ sở nào để VKSNDTC đưa ra con số 26 phút, trong khi quãng đường chỉ có 7,5km, theo tính toán là chỉ 11 phút, đại diện VKSNDTC trả lời là có nhịp thời gian, theo quan điểm là toán có lợi nhất cho bị cáo, nên đưa khoảng thời gian 26 phút.

    Hội đồng cho rằng: Như vậy, đây cũng là con số VKSNDTC tính toán ước lệ.

    Điều tra viên trả lời là cơ quan điều tra xác định khoảng 19 giờ, bị can Hồ Duy Hải xuất hiện tại hiện  trường. Trước đó, Hải đi cầm đồ nhận, đi xe Wave về nhà để trả cho dì Út đi chợ, rồi đi xe Dream của dì Rưỡi đến cây xăng… sau đó đến Bưu điện Cầu Voi. Thực nghiệm điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên đi xe mô tô theo lộ trình của Hồ Duy Hải trình bày  thì kết quả quãng đường 7,5 km với tốc độ 40km/g, đi hết 15 phút. Kết hợp với việc giao dịch cầm đồ, đổi xe, dừng xe… thì khoảng 19g 30  Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi là có căn cứ. Ngày 27/6/2008, tại BL96 Hải khai phải về trả xe cho dì đi chợ, nên đi nhanh. Sau khi đổi xe thì đi chậm hơn. Điều tra viên đã tính toán hết sức chi ly, chính xác nên khẳng định là có cơ sở khoa học vững chắc.

    Điều tra viên cũng cho biết: Chủ nhật, Bưu điện Cầu Voi làm việc bình thường. Chị Hiếu có rủ chị Hồng, chị Vân đi chơi nhưng hai chị này nói phải làm việc không đi chơi được.

    Đại diện VKSNDTC lấy lời khai của Hồ Văn Bình khai hơn 19h đến Bưu điện Cầu Voi nhìn thấy một xe mô tô… nhưng không có tài liệu, chứng cứ vững chắc, chỉ là khoảng thời gian, nên lấy một lời khai không có căn cứ xác đáng để bác  kết luận của Cơ quan điều tra  là không có căn cứ.

    Tài liệu do Luật sư Phong cung cấp có được xem xét?

    Chủ tọa phiên giám đốc thẩm đặt vấn đề, ông Trần Hồng Phong trình cho Hội đồng một tài liệu được cho là lời khai của anh Đinh Vũ Thường, ông Phong là luật sư nhưng không phải là người bào chữa cho Hồ Duy Hải trong quá trình giải quyết vụ án, nên không được mời đến với tư cách luật sư. Xin hỏi quan điểm của VKSNDTC về chứng cứ ông Phong cung cấp? Và anh Đinh Vũ Thường đã được cơ quan điều tra thẩm vấn chưa? Nội dung thẩm vấn so với chứng cứ ông Phong cung cấp hôm qua có trùng nhau không? Tại sao anh Thường nói không được mời tham dự phiên toà?

    Đại điện VKSNDTC nêu quan điểm:  Tài liệu ông Phong cung cấp về nhân chứng Thường không nhận dạng được Hồ Duy Hải đã có trong hồ sơ, tuy nhiên tài liệu này là mới đối với VKSNDTC vì VKSNDTC không nhận được tài liệu này.

    Về vấn đề nhân chứng, Đinh Vũ Thường khẳng định không được Tòa án mời tham dự phiên tòa thì Thẩm phán xét xử sơ thẩm cho biết: Tòa đã mời nhưng ông Thường vắng mặt, tuy nhiên khi xét xử Tòa đã có công bố lời khai cho bị cáo Hải và mọi người cùng nghe. Do đó, không có mặt nhân chứng Thường tại phiên tòa không ảnh hưởng gì đến ảnh hưởng đến chất lượng xét xử vụ án.

    Cơ quan điều tra đã thẩm vấn Đinh Vũ Thường, trong đó anh Thường khai nhận thấy nam thanh niên ngồi trong ghế sa lon tại Bưu điện trò chuyện với Hồng, tóc rẽ ngôi, mặc áo xanh hoặc đen có sọc trắng, cúi đầu sử dụng điện thoại hắt ánh sáng lên… Dù không biết đó là ai nhưng lời khai của người nhà Hải thì mô tả đúng như thanh niên anh Thường đã thấy. Người bán trái cây cũng khai hôm đó đã bán cho chị Vân nhiều loại trái cây hết 40 ngàn đồng. Chị Vân có nói là có khách, và khách đưa tiền đi mua… Khi đó chưa biết thủ phạm là ai, những khai rất khách quan. Sau này Hải cũng khai khớp như vậy, khi ngồi ở sa lon, Hải có lấy điện thoại chị Hồng để kiểm tra phím bấm.

    Đại diện VKSNDTC cho rằng đó là những chứng cứ gián tiếp chưa đủ khẳng định người thanh niên đó là Hải.

    Hội đồng nhận định: CQĐT chứng minh việc thời điểm Hải có mặt tại hiện trường, có nhiều căn cứ, từ list điện thoại, thực nghiệm điều tra phù hợp, nhận dạng như anh Thường khai không chính xác nhưng mô tả là tương đồng với Hải, có chi tiết cầm điện thoại rồi Vân đi mua trái cây, người bán khai phù hợp là Bưu điện có khách…Tổng hợp nhưng tình tiết rời rạc đó thì thấy xác định thanh niên đó là Hải là rất phù hợp với thực tế khách quan.

    Hội đồng thảo luận về tính hợp pháp của văn bản Luật sư Phong cung cấp tại phiên khai mạc, đã kết luận: Tài liệu Luật sư Phong cung cấp là một bản phô tô chữ viết tay, không có xác nhận, không biết chữ viết, chữ ký của ai, nên không xem xét đó là chứng cứ đó, tuy nhiên nội dung đó thì Hội đồng đã xem xét, và nhận thấy các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án đã xem xét đầy đủ.

    Động cơ gây án và các vết máu

    Đại diện VKSNDTC đặt vấn đề về động cơ gây án của đối tượng, kết luận điều tra cho rằng Hải đi mua báo, vì muốn quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng bị chống cự dẫn đến bực tức mà sát hại chị Hồng, sau đó giết chị Vân để bịt đầu mối. Giết hai nạn nhân xong Hải mới nảy sinh ý đồ chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm lại nhận định rằng do thua cá độ bóng đá nên có ý đồ cướp tài sản, như vậy động cơ gây án là gì?

    Chủ tọa yêu cầu Thẩm phán trả lời vấn đề VKSNDTC nêu ra.

    Thẩm phán sơ thẩm nói: Chúng tôi khái quát hóa tội phạm. Thẩm phán phúc thẩm thì nói: Do diễn biến vụ án, Hảo có ý định quan hệ tình dục nhưng trước đó Hải có thanh toán còn tiền cá độ, có nợ nên nảy sinh ý định cướp.

    Chủ tọa kết luận: Như vậy quan điểm của VKSNDTC là đúng, đây là lỗi nhận định của Tòa án trong các bản án, tuy vậy lỗi đó không làm thay đổi bản chất vụ án là giết người xong mới lấy tài sản.

    Đại diện VKSNDTC nêu quan điểm, kết luận điều tra, cáo trạng và hai bản án đều kết luận Hải sau khi cắt cổ hai nạn nhân xong đã ra nhà tắm mở vòi rửa tay cho sạch nhưng dấu vân tay trên lavabo thu được lại không phải của Hồ Duy Hải và nếu sau đó Hải trèo cổng sau để ra cổng trước, tại sao không có vết máu trên cổng?

    Điều tra viên cho biết Hải đã khai là hôm đó mặc áo gió, khi đến Bưu điện đã cởi áo gió nên không có vết máu ở áo gió, và sau khi gây án đã rửa vết máu  nên khi trèo cổng không có vết máu.

    Cơ quan điều tra thu được 7 dấu vân tay, trong đó có hai dấu của nạn nhân Vân. Hải không để lại dấu vân tay do khi rửa nước đã làm trôi dấu vết.

    Hải ra rửa tay, dao, quần áo thì vân tay không để lại do nước.

    Hội đồng đặt câu hỏi: Cơ quan điều tra đã so sánh với tàng thư chưa? Nhiều chỗ có thể có vân tay như cốc, dao thớt, cổ nhạn nhân… sao lại không thu được dấu vân tay Hồ Duy Hải? Những vân tay còn lại thu thập chỗ nào?

    Đại diện VKSNDTC cũng chất vấn: đây án truy xét nên thu mẫu vân tay, là bắt buộc, rất quan trọng và khả thi. Truy quét vân tay ở đâu? Tài liệu về thu giữ vân tay nêu ở bút lục nào? Không có tài liệu nào về vấn đề này. Kết quả truy nguyên 7 mẫu vân tay thu được như thế nào?

    Cơ quan điều tra cho rằng đã quét máy xác định vân tay, không phát hiện được là của ai, việc so sánh với chứng minh thư toàn quốc thì chưa làm được.

    Theo Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 07/05/2020 04:58:36 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545589   07/05/2020

    MinhPig
    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiến nghị xem xét yêu cầu của luật sư đề nghị được tham gia đầy đủ phiên tòa giám đốc thẩm

     

    (LSO) – Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa có văn bản số 127/LĐLSVN ngày 07/5/2020 kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét yêu cầu của Luật sư Trần Hồng Phong đề nghị được tham gia đầy đủ phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải xảy ra tại tỉnh Long An.

    Theo đó, văn bản do TS. LS. Phan Trung Hoài – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam ký, được gửi tới ông Nguyễn Hòa Bình –  Chánh án TAND tối cao – Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm; Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao; Viện KSND tối cao.

    Nội dung văn bản nêu, vào ngày 07/5/2020, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận được Đơn đề nghị của Luật sư Trần Hồng Phong về việc hỗ trợ luật sư được tham gia đầy đủ và trình bày ý kiến và tranh luận tại phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải bị kết án về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” xảy ra ở tỉnh Long An do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Phiên tòa giám đốc thẩm do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tổ chức dự kiến diễn ra từ ngày 06 đến 08/5/2020.

    Theo nội dung Thư mời số 109/TANDTC-V1 ngày 23/4/2020, Luật sư Trần Hồng Phong được Tòa án nhân dân tối cao trân trọng mời đến tham gia phiên tòa giám đốc thẩm do đồng chí Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa. Thời gian tham dự được ghi rõ từ ngày 06/5/2020 đến ngày 08/5/2020 (buổi sáng bắt đầu từ 08 giờ, buổi chiều bắt đầu từ 14 giờ).

    Tuy nhiên, theo đơn trình bày, trong buổi sáng ngày đầu tiên 06/5/2020 của phiên tòa giám đốc thẩm, sau khi Luật sư Trần Hồng Phong được trình bày một số tài liệu, chứng cứ mới trong khoảng thời gian hơn 20 phút, Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm nêu ý kiến Luật sư Phong không cần tiếp tục tham gia phiên tòa nữa, vì phần sau là phần xét xử mang tính nội bộ, không cần có luật sư tham gia. Luật sư Trần Hồng Phong đã nêu ý kiến và làm văn bản đề nghị xin được tham gia đầy đủ hết thời gian phiên tòa nhưng sau khi hội ý, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thống nhất không cần thiết có sự tham gia của Luật sư Trần Hồng Phong.

    Liên quan đến đơn đề nghị hỗ trợ của Luật sư Trần Hồng Phong, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Bảo vệ quyền lợi Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận thấy:

    1. Vụ án “Giết người’, “Cướp tài sản” mà người bị kết án Hồ Duy Hải đã trải qua 12 năm, thu hút sự quan tâm rộng rãi không chỉ của các chủ thể tiến hành, tham gia tố tụng, mà còn sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội trông chờ vào sự định đoạt số phận pháp lý của người bị kết án ở phiên tòa giám đốc thẩm đang diễn ra. Như phần phát biểu khai mạc phiên tòa thể hiện qua báo chí, Chủ tọa phiên tòa đã nêu rõ đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, yêu cầu đặt ra với phiên tòa giám đốc thẩm là phải xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục, trên cơ sở phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm. Mặc dù đây không phải là trường hợp đầu tiên trong tố tụng hình sự luật sư đươc tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, nhưng nhiều ý kiến của giới luật sư và phản ánh của dư luận người dân thông qua các cơ quan truyền thông chính thức đều ghi nhận sự trân trọng của Hội đồng Thẩm phán và cá nhân ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với vị trí, vai trò và sự đóng góp quan trọng của nhiều luật sư, trong đó có Luật sư Trần Hồng Phong trong quá trình trợ giúp pháp lý cho gia đình người bị kết án Hồ Duy Hải.

    2. Tuy nhiên, nếu trình bày nêu trong Đơn đề nghị hỗ trợ là đúng, việc Luật sư Trần Hồng Phong chỉ được tham gia trình bày tài liệu, chứng cứ mới trong khoảng hơn 20 phút, mà không được tham gia đầy đủ, xuyên suốt thời gian diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm như Thư mời của Tòa án nhân dân tối cao thể hiện có thể ảnh hưởng đến việc bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, cũng như quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 386 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án”. Nội hàm điều luật quy định nêu trên đã thể hiện rõ khi người bào chữa đã được mời và có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm thì có quyền và được tạo điều kiện để trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

    Vì những lẽ trên, Liên đoàn Luật sư Việt Nam xin chuyển đơn của Luật sư Trần Hồng Phong đến Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được phân công làm Chủ tọa phiên tòa xem xét đề nghị của Luật sư Trần Hồng Phong được tiếp tục tham gia đầy đủ, được trình bày và tranh luận dân chủ, bình đẳng tại phiên tòa giám đốc thẩm đang diễn ra cho đến khi kết thúc. Việc xem xét, tạo điều kiện cho Luật sư tham gia tiếp tục tại phiên tòa giám đốc thẩm sẽ thêm một minh chứng rõ nét về sự ghi nhận và tôn trọng của hệ thống Tòa án đối với vị trí, vai trò của người bào chữa, phù hợp với nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tạo niềm tin của người dân về chủ trương cải cách tư pháp của Đảng.

    Theo LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545615   08/05/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Công bố các tài liệu quan trọng có liên quan

     

    THÁI VŨ - Chiều 7/5, Hội đồng Thẩm phán tiếp tục làm rõ các vấn đề liên quan nêu trong kháng nghị và công bố các tài liệu quan trong khác có liên quan.

    Những sai sót trong tố tụng

    Phần hai của kháng nghị, VKSNDTC đã nêu nhiều sai sót về tố tụng trong quá trình điều tra vụ án, từ cơ quan điều tra đến những sai sót của cơ quan công tố và Tòa án hai cấp, chủ yếu là cơ quan điều tra.

    Bám sát nội dung kháng nghị, Hội đồng chất vấn cơ quan điều tra về dấu vân tay tại hiện trường là của ai? Tài liệu nào cho biết đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn My Sol. Trong hồ sơ chỉ có lời khai của Nguyễn My Sol với tư cách nhân chứng, nhưng không có lời khai của Nguyễn Văn Nghị. Những ai  trong diện tình nghi, kể từ 17g ngày 13/1/2008 đến sáng hôm sau?

    Điều tra viên trả lời: Nghị và Sol có mối quan hệ với chị Hồng, là  những đối tượng tình nghi đầu tiên. Xác minh tổng hợp nhiều biện pháp, nhiều tài liệu, trong đó có phương pháp xác minh dấu vân tay. Sol khai một số tình tiết có giá trị, Nghị thì không có.

    Căn cứ loại hai đối tượng này ra khỏi diện tình nghi là cả hai có bằng chứng ngoại phạm. Khi thời điểm vụ án xảy ra, Nguyễn My Sol đang ở TP HCM, còn Nghị thì đang ở nhà tại TP Tân An.

    Về Nghị và Sol, đại diện VKSNDTC cho biết khi tiến hành xác minh để làm hồ sơ thi hành án tử hình mới phát hiện ra hai đối tượng này. Cơ quan điều tra khẳng định Nghị không trốn khỏi địa phương.

    Cơ quan điều tra kiểm tra những người thường gọi điện thoại đến Bưu cục, nhất là thời điểm gần vụ án xảy ra, nên có đến 144 người được lấy dấu vân tay trưng cầu giám định, có người lăn tay trực tiếp…

    -Tại sao lời khai đầu tiên của Hải không nhận tội không lưu trong hồ sơ?

    Điều tra viên cho biết: Do rà soát list điện thoại thấy có Hải nên mời Hải lên hỏi, như những người khác, trên 100 người được hỏi rất tỷ mỉ. Khi hỏi Hải về thời gian sử dụng trong ngày, thì Hải khai đi đám tang với một số người. Xác minh thì thấy Hải không đến đám tang, dẫn đến nghi vấn nên ngày hôm sau, 21/3/2008 hỏi tiếp, qua đấu tranh thì Hải khai nhận hành vi phạm tội. Do lời khai ban đầu chỉ là sàng lọc nên không lưu trong hồ sơ.

    Chủ tọa nhận xét: Mặc dù điều tra viên đã giải thích nhưng không đưa lời khai ngày 20/3 của Hải vào hồ sơ là sai, vì Hải không giống những người đã được loại trừ. Có một số biên bản hỏi cung cũng có sửa chữa nhưng không có chữ ký của người khai như kháng nghị đã nêu, điều tra viên giải thích thế nào?

    Điều tra viên cho rằng chỉ sửa chữa lỗi chính tả, không ảnh hưởng đến lời khai của bị can. Hội đồng yêu cầu chiếu những bút lục mà kháng nghị đã nêu xem sửa chữa như thế nào. Bản chiếu lên cho thấy đó là những sửa chữa nhỏ.

    Chủ tọa nhận xét: Dù là sửa chữa nhỏ nhưng điều tra viên sai vì đây là biên bản tố tụng, sửa phải có chữ ký của người khai. Cơ quan điều tra cũng thừa nhận có những thiếu sót trong khi tiến hành điều tra vụ án này.

    Chủ tọa hỏi tiếp cơ quan xét xử: “Khi đưa những nội dung này ra Tòa thì có khai thác không?”. Thẩm phán sơ thẩm cho biết, bị cáo khai như nội dung đã sửa, Tòa không khai thác những văn bản này.

    Phiên làm việc chiều nay cũng cho thấy trong giai đoạn điều tra gia đình Hồ Duy Hải đã bồi thường tiền mai táng cho thân nhân bị hại Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, mỗi gia đình 22 triệu đồng. Bản án sơ thẩm số 97/2008/HSST ngày 1/12/2008, TAND tỉnh Long An xử phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người, 5 năm tù  về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình. Ngày 5/12/2008 Hải kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt. Bản án phúc thẩm số 281/2009/HSPT của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP HCM ngày 28/4/2009 không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

    Công bố các tài liệu quan trọng khác

    Đầu năm 2015, thực hiện ý kiến của Chủ tịch nước và Đoàn Giám sát của UBTVQH về việc giải quyết vụ án Hồ Duy Hải, lãnh đạo liên ngành gồm Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC đã thành lập Tổ công tác để xác minh theo yêu cầu. Tại phiên giám đốc thẩm, Hội đồng đã nghe một số bản hỏi cung của Tổ công tác với Hồ Duy Hải và công bố  báo cáo đề ngày 27/3/2015 của Tổ công tác. Sau khi nêu toàn bộ diễn biến vụ án và quá trình giải quyết, báo cáo nêu quan điểm của lãnh đạo liên ngành về vụ án này.

    Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách khách quan, thận trọng và toàn diện các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, những vi phạm thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án, lãnh đạo liên ngành Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC thấy rằng: Vụ án Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp tài sản xảy ra năm 2008 ở tỉnh Long An là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp, được dư luận quan tâm. Quá trình điều tra ban đầu có một số vi phạm thiếu sót, tuy nhiên Cơ quan điều tra đã cố gắng khắc phục, thu thập các chứng cứ để chứng minh các tình tiết xác định sự thật của vụ án. Vì vậy, những vi phạm thiếu sót đó không làm thay đổi bản chất của vụ án. Căn cứ vào các lời khai nhận tội của bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án như đặc điểm hiện trường vụ án; kết quả thực nghiệm điều tra; kết quả khám nghiệm, giám định pháp y tử thi;  phù hợp với các vật chứng, đồ vật được thu giữ; các biên bản nhận dạng; phù hợp với lời khai các nhân chứng, người liên quan và các tài liệu, chứng cứ khác; phù hợp về thời gian, không gian xảy ra vụ án, có đủ cơ sở xác định Hồ Duy Hải có hành vi giết chị Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, sau đó lấy một số tài sản của họ và của bưu điện Cầu Voi. Do đó Tòa án các cấp kết án đối với Hồ Duy Hải mức án tử hình về các tội giết người cướp tài sản là có căn cứ pháp luật.

    Gần đây, sau khi có Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của Viện trưởng VKSNDTC thì Bộ trưởng Bộ Công an đã thành lập Tổ công tác xác minh độc lập. Tại phiên giám đốc thẩm, chủ tọa đã mời đại diện Bộ Công an công bố báo cáo này. Sau khi làm rõ các nội dung liên quan, báo cáo xác định bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

    **

    Ngày mai (8/5), buổi sáng đại diện VKSNDTC phát biểu quan điểm, sau đó Hội đồng Thẩm phán đánh giá các chứng cứ trên cơ sở tài liệu đã nghiên cứu và quá trình hỏi và nghe giải trình hai ngày qua.

    Buổi chiều Hội đồng Thẩm phán TANDTC tuyên án.

    Theo Tạp chí tòa án nhân dân điện tử

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 08/05/2020 07:54:33 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545640   08/05/2020

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân

     

    Chú ý: Nội dung này được Báo Công an nhân dân online đăng vào lúc 15:05 16/01/2008

    Nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân.

    Ngày 15/1, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai ba thanh niên quê ở tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) do có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết tại Bưu điện thị tứ Cầu Voi hôm 13/1. Sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục câu lưu một thanh niên được xác định là nghi can chính trong vụ án.

    Nghi can chính là đối tượng nghiện ma túy

    Ba thanh niên không bị câu lưu là Nguyễn Văn S.; Nguyễn Tuấn A., Trần Văn Ch., thợ bạc tiệm vàng K.L. khu vực thị tứ Cầu Voi, thuộc ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An).

    Cả ba người này từng có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết chết đêm 13/1 là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân.

    Bước đầu, cả ba thanh niên này đưa ra được chứng cứ ngoại phạm. Đối tượng đang bị câu lưu là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), là bạn của ba thợ bạc tiệm vàng K.L., có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng.

    Vào đêm xảy ra vụ án, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp Hồng và Vân. Người dân địa phương còn miêu tả Nghị mặc quần Jean, khoác bên ngoài chiếc áo gió rộng.

    Ngay trong ngày 14/1, cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang) đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện, các trinh sát thực hiện biện pháp áp giải về cơ quan điều tra lấy lời khai.

    Theo tin ban đầu, Nghị cố tình đưa ra chứng cứ ngoại phạm nhưng không có cơ sở thuyết phục nên cơ quan điều tra quyết định câu lưu để làm rõ.

    Cả hai nạn nhân đều bị cắt cổ

    Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, hung thủ giết chết Hồng và Vân từ khoảng 20h đến 20h30' ngày 13/1.

    Nguyễn Thị Ánh Hồng chết trong tư thế bị một vật bén cắt đứt cuống họng, chiếc áo nạn nhân bị kéo ngược lên tận cổ, nằm khuất trong cầu thang.

    Thi thể Nguyễn Thị Thu Vân được cơ quan chức năng xác định bị đập đầu chết trước, sau đó hung thủ dùng dao cắt cổ như đã làm với Hồng. Trước bên cạnh xác hai nạn nhân còn một chiếc xe gắn máy hiệu Ware, phía trước bàn khách vẫn còn một bịch trái cây (quýt và bưởi) chưa ăn. Chiếc xe máy này là của một trong hai nạn nhân.

    Cả hai nạn nhân chết khi trên người vẫn còn đang mặc quần áo đồng phục của ngành bưu điện. Theo nhận định ban đầu, hung thủ chuẩn bị gây án từ trước, do đó ngay khi đến Bưu điện Cầu Voi y đưa tiền cho Vân ra ngoài mua trái cây để có thời gian giết chết Hồng.

    Sau khi sát hại Hồng, hung thủ còn đủ thời gian dọn dẹp hiện trường, kéo xác nạn nhân giấu ở chân cầu thang rồi nép mình trong một chỗ khuất chờ Vân quay về giết chết cô để bịt đầu mối.

    Sau khi thực hiện tội ác, hung thủ đến quầy thu tiền lấy đi 10 triệu đồng và 10 sim card điện thoại di động có mệnh giá sử dụng từ 100.000 đến 300.000 đồng rồi trốn thoát ra cửa trước.

    Theo nhiều nhân chứng cho biết, trước đây, Hồng và anh thợ bạc tên S. có quen nhau. Hai người dự định đi đến hôn nhân nhưng gia đình hai bên không đồng ý với lý do nhà S. quá xa. Sau đó, Nguyễn Văn Nghị là bạn của S. đến Cầu Voi chơi và làm quen với Hồng. Nghị thường hay đến Bưu điện Cầu Voi dắt Hồng và Vân đi chơi. 

    Tuy quen với Nghị nhưng Hồng vẫn còn quan hệ với S., dẫn đến tình bạn giữa S. và Nghị bị sứt mẻ. Đôi khi hai người bạn này chạm trán nhau tai Bưu điệu Cầu Voi. Nghị cũng nhiều lần lên tiếng yêu cầu Hồng chấm dứt quan hệ với S.

    Gần đây, S. không còn làm thợ bạc cho tiệm vàng K.L., mà lên TP HCM kiếm sống bằng nghề chính của mình. Vào ngày cuối tuần, S. mới về Cầu Voi thăm bạn bè, trong đó có Hồng. Có tin cho hay, buổi tối hôm xảy ra vụ án, S. cũng về Cầu Voi nhưng không vào Bưu điện thăm Hồng vì biết có Nghị ở đó.

    Chị Nguyễn Thị Phượng, người bán trái cây ở Cầu Voi cũng cho biết, đêm đó Vân có nói là tiền mua trái cây là do bồ của Hồng tài trợ. Người này đến từ Tiền Giang.

    Các nhận định đều tập trung vào nghi can Nguyễn Văn Nghị, vì anh này nổi ghen do thấy S. có mặt ở Cầu Voi, hơn nữa Hồng không nghe lời anh ta mà đoạn tuyệt với S.

    Cũng có nguồn tin cho hay, trước đó, đêm 12/1, Hồng và Vân đi hát karaoke với hai thanh niên, đó chính là S. và Nghị. Hiện trường để lại cho thấy không có dấu hiệu nạn nhân bị cưỡng hiếp, mà thể hiện rõ một sự xung đột cao độ giữa nạn nhân và hung thủ.

    Người dân xung quanh cho biết có nghe cả tiếng la của cô gái, nhưng nghĩ đó là sự đùa giỡn thường tình của những cặp tình nhân trẻ nên không đến xem rõ thực hư.

    Đến cuối ngày 15/1, cơ quan điều tra tiếp tục đấu tranh với nghi can Nguyễn Văn Nghị

    Theo Báo Công an nhân dân

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020) Quinnvu (20/06/2020)
  • #545641   08/05/2020

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    17/17 thành viên Hội đồng Thấm phán biểu quyết bác kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

     

    THÁI VŨ - Sáng ngày 8/5, phiên giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải, bước sang ngày làm việc thứ ba. Hội đồng tập trung thảo luận, đánh giá toàn diện vụ án và làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết từng nội dung cụ thể.

    Luật sư Phong cung cấp chứng cứ không mới

    Chiều ngày 7/7 Liên đoàn Luật sư Việt Nam có công văn đề nghị Chánh án TANDTC, Hội đồng giám đốc thẩm TANDTC tạo điều kiện để Luật sư Trần Hồng Phong được tham dự phiên giám đốc thẩm. Được sự chấp thuận của lãnh đạo TANDTC, sáng nay, Luật sư Phong đã có mặt tại phiên tòa.

    Hội đồng  hỏi Luật sư Phong có chứng cứ gì không? Ông Phong đưa ra lập luận cho rằng Hồ Duy Hải có dấu hiệu oan, với dẫn chứng về nhân chứng Đinh Vũ Thường và ý kiến của bà Nguyễn Thị Rưỡi, cho rằng Hải dùng xe Dream cũ của bà Rưỡi để đi gây án là không đúng. Ông Phong cũng nêu ý kiến về việc gia đình làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm cho Hải, gia đình muốn kêu oan nhưng bị xúi chỉ kháng cáo giảm nhẹ…

    Chủ tọa cho rằng ông Phong không có chứng cứ mới. Hội đồng cũng đã  chiếu tấm ảnh ông Phong cung cấp để mọi người cùng xem.

    Cơ quan điều tra công bố lời khai của Hải về việc dùng chiếc xe đó. Ngày 12/3/2008, Hải khai đi xe dì Út, sau đi xe Dream của dì Rưỡi, nhớ bốn số cuối biển kiểm soát là 0842. Ông Thu, chồng bà Rưỡi khai: Có xe Dream cũ, biển kiểm soát 62 F5 0842, hôm đó để ở sân, ai có việc thì dùng.

    Thẩm phán phiên sơ thẩm đọc biên bản phiên tòa cho thấy bà Rưỡi đã khai về chiếc xe tương đồng ý kiến của chồng và còn nói “xe đó tùy Tòa quyết định, trả lại thì tốt”.

    Quyết định kháng nghị có phù hợp với pháp luật ?

    Một vấn đề mới được Hội đồng đặt ra là Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, thì căn cứ nào để Viện trưởng VKSNDTC ra Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 ?

    Đại diện VKSNDTC trả lời: Ngày 24/7/2019, Văn phòng Chủ tịch nước có Công văn 688/VPCTN-PL-m thông báo ý kiến của Chủ tịch nước, đề nghị Viện trưởng VKSNDTC xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải. Do đó, VKSNDTC kháng nghị là đúng pháp luật.

    Hội đồng chất vấn, theo đại diện VKSNDTC thì Công văn 4688 của Văn phòng Chủ tịch nước là văn bản tố tụng hay văn bản hành chính? Văn bản đó có thay  thế được Quyết định 639 của Chủ tịch nước hay không ?

    Đại diện VKSNDTC cho rằng, Công văn 4688 là văn bản hành chính, không thay thế được Quyết định 639 của Chủ tịch nước, nhưng Chủ tịch nước đã tạm hoãn thi án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Hơn nữa, Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình cũng căn cứ trên cơ sở hai quyết định không kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC và Chánh án TANDTC.

    Câu hỏi đặt ra là Quyết định 639 của Chủ tịch nước đang có hiệu lực, căn cứ nào để VKSNDTC  tạm đình chỉ thi hành Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/ HSPT đối với Hồ Duy Hải?

    -Khi ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm thì người  ra kháng nghị có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án – đại diện VKSNDTC nói.

    Hội đồng cho rằng quyết định hành chính không phủ định được quyết định của Chủ tịch nước. Một quyết định tố tụng chỉ được thay thế, phủ định  bằng một quyết định tố tụng khác. Hội đồng sẽ xem xét, cân nhắc về tính hợp pháp của Quyết định kháng nghị.

    Viện kiểm sát tối cao còn nhiều băn khoăn

    Sau hơn hai ngày làm việc tích cực, trả lời Hồi đồng cũng như chất vấn các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan, các đại diện VKSNDTC đã lần lượt phát biểu quan điểm về vụ án. Các ý kiến không cho rằng Hồ Duy Hải bị kết án oan, nhưng quá trình điều tra có quá nhiều sai sót về tố tụng, có những sai sót rất nghiêm trọng, trong khi không có chứng cứ trực tiếp nào xác định Hồ Duy Hải là người đã gây ra cái chết cho hai nạn nhân. Kết luận điều tra, cáo trạng và các bản án căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo và các chứng cứ gián tiếp để kết tội… Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây ra cái chết của hai nạn nhân và thêm bản án tử hình nữa, nên dư luận đặc biệt quan tâm, vì vậy rất cần xem xét thận trọng, làm rõ những mâu thuẫn mà kháng nghị đã nêu.

    Một đại diện VKSNDC tha thiết nói: “Quá nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong tố tụng, mong Hội đồng Thẩm phán hết sức cân nhắc, công tâm, khách quan, xem xét lại vụ án”.

    Chủ tọa nói, các thành viên Hội đồng đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ vụ án. Hội đồng sẽ xem xét đầy đủ nội dung kháng nghị và nội dung mà các cơ quan tố tụng khác đã cung cấp, cũng như tính hợp pháp của Quyết định kháng nghị để có quyết định giám đốc thẩm khách quan, đúng pháp luật.

    Sau khi ba đại diện VKSNDTC phát biểu quan điểm đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm huỷ Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/ HSPT và bản án sơ thẩm đã tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải thì các thành viên HĐTP phát biểu quan điểm về đánh giá chứng cứ, những vi phạm về tố tụng, những mâu thuẫn trong lời khai. Các ý kiến có có chung quan điểm  là Hồ  Duy Hải không bị ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác như lời khai của các nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi …  nên xác định Hồ Duy Hải phạm tội Giết  người, cướp tài sản là đúng.

    Biểu quyết

    Đúng 12g 45p Chủ tọa phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC lấy biểu quyết về từng vấn đề cụ thể.

    1. Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?

    Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không thay đổi bản chất vụ án”.

    2.Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không?

    Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Đúng người, đúng tội, đúng mức án”.

    3.Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của VKSNDTC có đúng pháp luật hay không?

    Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không đúng pháp luật”.

    4.Chấp nhận kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị ?

    Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không chấp nhận kháng nghị”.

    Cuối giờ chiều nay, Hội đồng Thẩm phán TANDTC tuyên án.

    Theo Tạp chí tòa án nhân dân

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545650   08/05/2020

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Đang ra phán quyết giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

     

    TPO - Chiều 8/5, sau 3 ngày xét xử, TAND Tối cao tuyên án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải (SN 1985, ở Thủ Thừa, Long An). Năm 2008, Hải đã bị TAND tỉnh Long An phạt tử hình về các tội Giết người, Cướp tài sản.

    Đúng 3h30, thẩm phán Nguyễn Hòa Bình – Chánh án TAND Tối cao vào phòng xét xử, tuyên bố ra phán quyết giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Thẩm phán Nguyễn Trí Tuệ - Phó chánh án TAND Tối cao thay mặt 17 người trong Hội đồng thẩm phán (HĐPT) tối cao tuyên án.

    Về nhận định, HĐTP cho rằng lời khai của Hải và nhân chứng tên Thường cùng chứng minh tối hôm xảy ra vụ án, Hải có đi xe máy Dream đến bưu điện Cầu Voi. Các nhân chứng cũng mô tả tương đối chính xác đặc điểm nhận dạng của Hải như tóc, quần áo… vào hôm xảy ra vụ án.

    Hải khai sau vụ án đã đốt quần áo và cơ quan điều tra đã thu giữ đống tàn tro. Hải xác nhận trong đống tro có vật chưa cháy hết là vải quần của mình. Việc này phù hợp với khám xét, niêm phong… Nhân chứng tên Ngân cũng khai khi bán trái cây cho nạn nhân Vân, chị đã nói có người cho tiền nên mua nhiều. Như vậy phù hợp với lời khai của Hải. Hải cũng mô tả chi tiết các đồ vật trong bưu điện chính xác - mà thường chỉ có người đã tiếp xúc mới có thể mô tả như vậy. Vì vậy, đủ cơ sở xác định Hải có mặt tại hiện trường vụ án.

    Trước đó, tại phiên xử, đại diện Viện KSND Tối cao giữ nguyên quan điểm và đề nghị tuyên hủy các bản án tử hình đã tuyên cho Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán (HĐTP) xác định Hải không bị bức cung, nhục hình hoặc mớm cung; lời khai của Hải phù hợp với lời khai của nhân chứng cũng như các chứng cứ khác thu thập được.

    Vì vậy, cả 17 thẩm phán tối cao trong HĐTP đều bỏ phiếu thống nhất việc vụ án có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất; tuyên phạt Hồ Duy Hải án tử hình là đúng người, đúng tội; quyết định kháng nghị của viện kiểm sát là trái pháp luật.

    Cuối cùng, cả 17 thẩm phán đều bỏ phiếu bác bỏ kháng nghị của Viện KSND Tối cao. Trong chiều nay (8/5), HĐTP sẽ công bố quyết định chi tiết.

    Theo án sơ thẩm TAND tỉnh Long An tuyên năm 2008, tối 13/1/2008, Hồ Duy Hải đến Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa) gặp các chị Nguyễn Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Ánh Hồng. Vốn quen biết từ trước, Hải đưa tiền cho chị Vân đi mua trái cây rồi lợi dụng vắng người để kéo chị Hồng vào buồng nhằm quan hệ tình dục.

    Do chị Hồng phản ứng, bỏ chạy nên Hải đuổi theo, xô ngã nạn nhân rồi lấy thớt đập vào vùng đầu, dùng dao cắt cổ khiến người này tử vong. Tiếp đến, Hải đi ra khu vực phòng vệ sinh rửa dao và tay cho sạch máu rồi dắt dao vào lưng quần. Lúc này, chị Vân đi mua trái cây về thấy chị Hồng bị tử vong nên bỏ chạy. Hải cũng đuổi theo, cầm ghế đánh vào đầu rồi lấy dao thủ sẵn cắt cổ khiến chị Vân tử vong.

    Bản án xác định, do máu bắn vào tay và áo nên Hải ra phòng vệ sinh rửa và đi lên nhà bỏ dao vào tấm bảng lớn để sát vách tường gần cầu thang. Sau đó, Hải lên phòng giao dịch mở tủ lấy tiền, hơn 40 sim điện thoại...

    Sau khi gây án, Hải leo qua hàng rào ngăn giữa sân sau và sân trước, lấy xe rồi chạy về hướng nhà dì ruột. Ngày 18/1/2008, Hải lấy số nữ trang, sim điện thoại lên TP.HCM bán. Tiếp đến, do sợ bị phát hiện nên Hải lấy quần áo, dây lưng đã mặc hôm gây án đem ra đốt ở sau vườn nhà dì ruột.

    TAND tỉnh Long An sau đó tuyên phạt Hồ Duy Hải án tử hình về các tội giết người, cướp tài sản. Hải sau đó kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng bị cấp phúc thẩm bác đơn. Năm 2014, Hải được tạm hoãn thi hành án.

    Năm 2019,  Viện KSND Tối cao ra kháng nghị, đề nghị TAND Tối cao tuyên hủy các bản án sơ – phúc thẩm đã tuyên cho Hồ Duy Hải để điều tra lại. Theo kháng nghị, quá trình điều tra, truy tố, xét xử Hải có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

    Cụ thể, Theo kháng nghị, viện kiểm sát tối cao cho rằng biên bản khám nghiệm tử thi cho thấy vết thương không phù hợp với việc Hải đánh bằng tay chân như bản án đã tuyên.

    Chiếc ghế inoxx được thu giữ không liên quan tới vụ án vì có mã số khác chiếc ghế trong biên bản khám hiện trường; cơ quan điều tra ở Long An không thu thập chứng cứ như chiếc thớt hung khí; con dao gây án đã bị đốt, phải mua một dao khác thay vào.

    Tiếp đến, hồ sơ vụ án thể hiện khi khám nghiệm hiện trường, phía điều tra phát hiện một dao khác nhưng không thu giữ; con dao này cũng bị đốt và không thấy phần lưỡi ở đống tro. kháng nghị của Viện KSND tối cao cho rằng tàn tro này chưa có giá trị chứng minh vì người nhà khai Hải có thói quen đốt quần áo cũ.

    Tiếp đến, một nhân chứng xác nhận trong ngày xảy ra vụ án có đến Bưu điện Cầu Voi để gọi điện về Cà Mau vào 19h39 và nhìn thấy một thanh niên ngồi trong. Tuy nhiên, điều tra thể hiện trước đó Hải có mặt tại một cửa hàng cầm đồ rồi gặp gỡ một người khác nên Viện KSND Tối cao đã tính toán quãng đường và cho rằng Hải không thể có mặt tại bưu điện lúc 19h39 như kết luận. Các nhân chứng cũng khẳng định không thể nhận mặt được thanh niên trong bưu điện, không biết có phải Hải hay không.

    Ngoài ra, lời khai đầu tiên của Hải nội dung không nhận tội đã bị bỏ ra khỏi hồ sơ. Cảnh sát cũng không lấy lời khai của nhân chứng đầu tiên phát hiện vụ án; các dấu vân tay ở hiện trường không được xác định của ai; chưa xác minh Hải bán số tài sản cướp được cho ai; các đối tượng tình nghi là thủ phạm gồm Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Mi Sol không được làm rõ.

    Theo Báo Tiền phong

     

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 08/05/2020 04:11:07 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545656   08/05/2020

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Tòa tối cao tuyên bác kháng nghị vụ Hồ Duy Hải

    (PLO)- Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật.

    16h55: Hội đồng Thẩm phán cho rằng ở những thời điểm quan trọng, Hồ Duy Hải luôn nhận tội. Lời nhận tội của bị cáo đã được các cơ quan tiến hành tố tụng từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm và các đoàn liên ngành thẩm định, đánh giá.

    Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm kết án Hồ Duy Hải về tội cướp tài sản, giết người là có căn cứ, không oan. Xử phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản là đúng pháp luật.

    Dù quá trình điều tra, xét xử có một số thiếu sót nhưng việc này không làm thay đổi bản chất vụ án. Do vậy không cần thiết phải huỷ các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND Tối cao.

    Cũng theo Hội đồng thẩm phán, sau khi xét xử phúc thẩm, Hồ Duy Hải không có đơn đề nghị xem xét giảm bản án hình sự phúc thẩm theo trình tự giám đốc thẩm, chỉ có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình.

    Theo quy định của BLTTHS, bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không đơn xin ân giảm gửi Chủ tịch nước.

    Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.

    Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao đã có quyết định không kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải và có tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt án tử hình. Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước đã có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

    Văn phòng Chủ tịch nước sau đó có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước, đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải.

    Pháp luật TTHS quy định các quyết định TTHS chỉ được thay thế, huỷ bỏ bằng một quyết định TTHS khác của cấp có thẩm quyền chứ không thể thay thế bằng một văn bản hành chính.

    Trong khi quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực pháp luật, Viện trưởng VKSND Tối cao lại có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm là vi phạm pháp luật TTHS, không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung thông báo của Văn phòng Chủ tịch nước là bảo đảm đúng quy định của pháp luật tại công văn nói trên.

    Cũng theo Hội đồng thẩm phán, BLTTHS không quy định thủ tục tố tụng trong trường hợp Chủ tịch nước đã có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt án tử hình thì các cơ quan tố tụng không được phép thực hiện các hành vi tố tụng khác trừ quy định về thi hành án.

    Do đó, không chấp nhận quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao. Bản án hình sự phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải đã có hiệu lực pháp luật từ 8-4-2009.

    Vì các lẽ trên, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao, giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật.

    16 giờ 36: Hội đồng Thẩm phán cho rằng việc tòa án cấp sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải về tội cướp tài sản, giết người là đúng tội, không oan.

    Dù quá trình điều tra có một số thiếu sót, sai phạm nhưng việc này không làm thay đổi bản chất vụ án.

    Hội đồng Thẩm phán cũng cho rằng quyết định kháng nghị của viện trưởng của VKSND Tối cao là không đúng pháp luật. “Không chấp nhận quyết định kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao” - Hội đồng Thẩm phán nêu rõ.

    16 giờ 30: Liên quan đến hai vật chứng quan trọng được cơ quan điều tra yêu cầu nhân chứng trong vụ án mua, rồi đưa vào hồ sơ vụ án, Hội đồng Thẩm phán cho rằng việc mua dao, thớt là để nhận dạng, phục vụ điều tra, không phải là công cụ gây án.

    16 giờ 20: Kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng có mâu thuẫn trong lời khai của Hải về việc tiêu thụ số tài sản đã chiếm đoạt.

    Hội đồng Thẩm phán nhận định CQĐT đã xác minh tại các cửa hàng nơi Hải khai bán tài sản, chỉ có người bán tài sản mới biết cụ thể địa chỉ nơi bán, do vậy không cần thiết phải điều tra lại.

    Đáng chú ý, kháng nghị của VKSND Tối cao cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

    Ví dụ, khám nghiệm hiện trường nhưng không thu giữ vật chứng của vụ án. Cái thớt, chiếc ghế là vật chứng quan trọng và là vật mang dấu vết của tội phạm. Khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, chụp ảnh nhưng không thu giữ để truy nguyên là thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

    Không giám định để xác định thời điểm chết của nạn nhân. Không trưng cầu giám định ngay dấu vết máu thu được khi khám nghiệm hiện trường mà để bốn tháng sau mới kết luận “mẫu dấu vết ghi thu ở ngoài cửa nhà sau và trong nhà vệ sinh Bưu điện Cầu Voi là máu người, không xác định được nhóm máu do đã bị phân hủy”.

    Ngoài ra, lời khai đầu tiên ngày 30-3-2008 của bị cáo không nhận tội nhưng lời khai này và một số lời khai của nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án…

    Hội đồng Thẩm phán cho rằng những kiến nghị trên của VKSND Tối cao là đúng nhưng những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án. Đề nghị CQĐT Công an tỉnh Long An tiến hành kiểm điểm làm rõ việc này.

    15 giờ 57: Hội đồng Thẩm phán cho rằng dù Hải có lời khai mâu thuẫn nhưng những mâu thuẫn này đã được cơ quan điều tra làm rõ, nên không cần hủy án để điều tra lại.

    15 giờ 35: Đại diện Hội đồng giám đốc thẩm đọc tóm tắt nội dung bản án.

    Theo kháng nghị của VKS, CQĐT đã tiến hành kiểm tra thời gian, quãng đường từ nơi ở của Hồ Duy Hải đến Bưu điện Cầu Voi nhưng chưa giải quyết được triệt để những mâu thuẫn về việc tiêu thụ thời gian vào các hoạt động của bị cáo và thời điểm bị cáo xuất hiện tại bưu điện.

    Kháng nghị của VKS cho rằng không có nhân chứng nào khẳng định được Hồ Duy Hải có mặt ở hiện trường vụ án. Tuy nhiên, kết luận của Hội đồng Thẩm phán cho rằng kháng nghị trên là không đúng.

    Cũng theo kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao, lời khai của Hải có nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là các lời khai của Hải liên quan đến hành vi hiếp dâm chị Hồng.

    Ban đầu, Hải khai định quan hệ tình dục nhưng chị Hồng phản ứng, bỏ xuống nhà vệ sinh.

    Nhiều lời khai sau, Hải khai khống chế chị Hồng, dùng hai tay bóp cổ chị Hồng, cởi hết quần áo của chị Hồng, giao cấu với chị Hồng xong Hải xuất tinh vào vạt áo của mình, cả hai mặc lại quần áo.

    Sau đó, Hải lại khai khống chế chị Hồng, chưa làm được gì thì bị chị Hồng đạp vào bụng bật ra, chị Hồng bật dậy chạy ra ngoài.

    15 giờ 30: Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ thay mặt Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao công bố phán quyết giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải.

    Trước đó, trưa 8-5, chủ tọa phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã lấy biểu quyết về từng vấn đề cụ thể.

    Theo đó, 17/17 thành viên Hội đồng Thẩm phán đã biểu quyết không chấp nhận kháng nghị của VKSND Tối cao.

    Hội đồng thẩm phán thống nhất quan điểm rằng Hồ Duy Hải không bị ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác như lời khai của các nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nên xác định Hải phạm tội giết người, cướp tài sản, là đúng.

    Đại diện VKSND Tối cao tiếp tục giữ nguyên quan điểm đã nêu trong kháng nghị đề nghị hủy án điều tra lại.

    Chủ tọa phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã lấy biểu quyết về từng vấn đề cụ thể.

    1. Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?

    Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không thay đổi bản chất vụ án”.

    2. Bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không?

    Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Đúng người, đúng tội, đúng mức án”.

    3. Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của VKSND Tối cao có đúng pháp luật hay không?

    Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không đúng pháp luật”.

    4. Chấp nhận kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị?

    Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không chấp nhận kháng nghị”.

    Theo Báo Pháp luật TP.HCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545676   08/05/2020

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    12 năm...chưa xử thì phải xem lại cách xét xử khi bỏ qua một số tình tiết nhưng nói là không quan trọng là không đúng..Phản đối..hoho

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn zichzach79 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/05/2020) anhchien1988 (11/05/2020) thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545795   11/05/2020

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Ý kiến của Nguyên TPTANDTC Nguyễn Quang Lộc về vụ án Hồ Duy Hải

    Nhiều bạn bè , đồng nghiệp, họctrò hỏi tôi về vụ án Hồ Duy Hải . Quả thật tôi không được nghiên cứu hồ sơ vụ án , chỉ nghe qua các luồng thông tin đa chiều nên không dám có ý kiến gì về việc kết tội đối với bị cáo Hải . Tuy nhiên, qua theo dõi phiên toà Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tôi xin nêu một số ý kiến về thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 . Xin nói trước là những ý kiến của tôi không nhằm chỉ trích ai mà trên tinh thần xây dựng , thượng tôn pháp luật mà thôi.
     
       1/Về thành phần Hội đồng Giám đốc thẩm 
     
    Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “ Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm “
     1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp :
    ...c / Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, cán bộ điều tra,Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án
     
    Đây là quy định của Phần thứ nhất “ Những quy định chung “ của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 , được coi như là nguyên tắc xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự từ sơ thẩm , phúc thẩm , giám đốc thẩm, tái thẩm. Như vậy người nào đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là người tiến hành tố tụng thì phải từ chối tham gia xét xử vụ án hoặc bị thay đổi. Việc ký quyết định không kháng nghị vụ án hoặc trả lời khiếu nại bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của những người tiến hành tố tụng hình sự cũng chính là đã tiến hành tố tụng vụ án . 

     Vì thế, tôi cho rằng ông Nguyễn Hoà Bình phải từ chối tham gia xét xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vì ông Bình đã ký quyết định không kháng nghị vụ án này với tư cách là Viện trưởng VKS NDTC .
     Sở dĩ luật quy định như vậy để bảo đảm tính vô tư , khách quan , tránh áp đặt ý muốn chủ quan của người ngồi xét xử vụ án.  

      Ông Bình ngồi xét xử , lại là Chánh án Toà án nhân dân tối cao chủ tọa phiên toà làm cho người ta đặt câu hỏi về tính Khách Quan , Vô Tư của phán quyết ?! 
     
      2/ Về thành phần triệu tập đến phiên toà 

     Điều 383 BLTTHS quy định: 
     "...2/ Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, Toà án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị tham gia phiên toà giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên toà giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.

     Rõ ràng là Hội đồng giám đốc thẩm đã xét thấy cần thiết ( chứ không phải là có căn cứ để sửa án) nên đã triệu tập người bào chữa cho bị cáo và xét không cần thiết phải triệu tập bị cáo và những người tham gia tố tụng khác ra toà.
     
     Theo quy định tại Điều 386 BLTTHS thì ...” Trường hợp người bị kết án ,người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên toà thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu... 
     
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    admin (11/05/2020) ntdieu (11/05/2020) thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545808   11/05/2020

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ý kiến của Tiến sĩ Luật học Vũ Thị Phương Lan

    ĐÔI ĐIỀU BĂN KHOĂN TỪ PHIÊN XỬ GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HỒ DUY HẢI

    Trong vài ngày qua, xã hội nói chung và giới khoa học pháp lý nói riêng rất xôn xao về kết quả Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Người không thuộc chuyên ngành luật thì thấy dường như có điều gì đó chưa thực sự thuyết phục. Người có chuyên môn luật thì thấy dường như có điều gì sai sai.

    Cũng như nhiều người đang bàn luận về câu chuyện này, tôi không quen Hồ Duy Hải. Tôi cũng không biết Hồ Duy Hải thực sự vô tội hay có tội. Nhưng với kiến thức pháp lý của mình và lương tâm của một người học luật, tôi thấy có nhiều băn khoăn muốn chia sẻ về phiên xử giám đốc thẩm. Điều tôi quan tâm nhiều hơn cả là một nền tư pháp Việt Nam thực sự bảo vệ công lý và cho thấy công lý hiện diện trong xã hội. Hồ Duy Hải, cho dù thực sự là có tội đi chăng nữa thì cũng phải được xét xử công bằng, và chỉ có xét xử công bằng của một nền tư pháp vì công lý đích thực mới có thể kết tội Hồ Duy Hải hay bất kỳ ai khác. Tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ như sau và xin diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường, tối giản ngôn ngữ pháp lý. 

    1. Tính hợp pháp của kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

    Một vấn đề được HĐXX TANDTC nêu ra là kháng nghị của VKSNDTC không đúng quy định của pháp luật vì Chủ tịch nước đã có Quyết định 639/2012 bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải. Hàm ý ở đây là khi Chủ tịch nước đã bác đơn ân giảm án tử hình thì VKSNDTC không được quyền kháng nghị.

    Tôi cho rằng không thể đem Quyết định của CTN để quy chiếu tính hợp pháp của quyết định kháng nghị của VKSNDTC bởi vì chức năng của hai cơ quan này là khác nhau và nội dung của hai văn bản đề cập tới những khía cạnh khác nhau cho dù là về cùng một vụ việc. CTN là nguyên thủ quốc gia chứ không phải cơ quan tố tụng. Hiến pháp, pháp luật trao cho CTN quyền ân giảm đối với tội phạm chứ không phải khẳng định một người có tội hay không. Khi CTN xem xét đơn xin ân giảm thì vấn đề có tội hay không có tội đã được tòa án quyết định, có hiệu lực và CTN tôn trọng điều đó. CTN chỉ xem xét với những tình tiết nhân thân thì người phạm tội đó có đáng được ân giảm hay không. Quyết định không ân giảm của CTN không có nghĩa là lời khẳng định quyết định buộc tội tử hình của tòa án là đúng.

    VKSNDTC thực hiện quyền kháng nghị của mình theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND và Bộ luật tố tụng hình sự. Quyền kháng nghị có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào đối với các bản án của tòa án mà VKS cho là sai, có thể là sai về tố tụng hoặc áp dụng pháp luật nội dung. Trong trường hợp vụ án Hồ Duy Hải, VKSNDTC có thể cho rằng thủ tục tố tụng đã bị vi phạm nghiêm trọng và/hoặc phán quyết của tòa án cấp dưới không có cơ sở. Khi VKSND đưa kháng nghị thì Tòa án phải xem lại xem bản án cấp dưới có thực sự sai không mặc dù rồi cuối cùng có thể vẫn cho rằng bản án đó đúng. Quyền kháng nghị của VKS được thực hiện như là một phép kiểm tra đối với việc xét xử của tòa án. Đó là một điểm tuyệt vời trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. Ở đây tôi muốn nói rằng, cơ sở pháp lý của kháng nghị của VKSNDTC là Hiến pháp và các luật liên quan và VKSNDTC hoàn toàn có quyền kháng nghị ngay cả khi CTN đã có quyết định bác đơn ân giảm án tử hình. Trường hợp VKSNDTC kháng nghị đúng, người tử tù được tuyên không có tội thì cũng không có nghĩa là CTN đã ra quyết định sai. Đặt câu hỏi VKSNDTC kháng nghị có đúng không khi CTN đã bác đơn xin ân giảm án tử hình là một câu hỏi không phù hợp.

    2. Sự độc lập của Hội đồng xét xử

    Nhiều ý kiến nêu liệu HĐXX trong trường hợp này là HĐTP TANDTC có độc lập không khi Chủ tọa hội đồng đó, người đồng thời là Chánh án TANDTC, trước đây là Viện trưởng VKSNDTC và đã từng ra quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm trong cùng vụ án. Quan điểm của tôi cho rằng ý kiến này là có cơ sở.
    Tòa án và VKSND thực hiện chức năng khác nhau nhưng lại giải quyết các vấn đề giống nhau khi thụ lý cùng một vụ việc. Cụ thể trong vụ việc giám đốc thẩm này: trước đây khi hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm gửi lên Viện trưởng VKSNDTC thì vấn đề mà Viện trưởng VKSNDTC phải xem xét là liệu bản án của tòa án có bị sai không và nếu sai thì có đáng để kháng nghị không. Khi quyết định kháng nghị tức là Viện trưởng đã cho rằng có sai sót trong đó còn nếu quyết định không kháng nghị có nghĩa là Viện trưởng đã cho rằng không có sai sót trong đó hoặc có sai nhưng không đáng để nêu vấn đề. Bây giờ, khi xét xử giám đốc thẩm thì HĐXX cũng giải quyết chính vấn đề đó, trả lời đúng câu hỏi đó, tức là bản án cấp dưới (trong đó có cả quy trình tố tụng) có sai sót không, trong trường hợp có sai sót thì có đáng bị hủy hay không. Cùng một người nếu trước đây đã cho rằng bản án không sai thì bây giờ sao có thể phủ định chính mình khi trả lời câu hỏi tương tự trong khi vụ án không có tình tiết mới. Điều này chẳng khác nào chưa xét xử thì quan điểm của vị chủ tọa HĐXX đã được ấn định.

    3. Về vấn đề “có sai sót về tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án”

    Câu hỏi đầu tiên mà HĐTP TANDTC nêu để biểu quyết trong vụ Hồ Duy Hải là “Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?”. 17/17 thành viên biểu quyết là “Không thay đổi bản chất vụ án”. Đặt ra câu hỏi này để biểu quyết, HĐTP TANDTC đã mắc một số sai lầm.

    Thứ nhất, với câu hỏi đó, thông điệp mà cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam truyền đi là dù quá trình xét xử có vi phạm tố tụng thì bản án vấn được công nhận nếu hội đồng giám đốc thẩm tin rằng người đó có tội. Không rõ từ khi nào tòa án lại xem nhẹ pháp luật tố tụng đến vậy. Bất cứ ai học luật từ bậc học cử nhân đều hiểu rằng công lý được bảo đảm bằng pháp luật tố tụng. Đứng trước một vụ án hình sự bao giờ phía nạn nhân và phía buộc tội cũng muốn bị cáo phải bị kết tội và chịu án nghiêm khắc. Đối với họ, như vậy mới là công lý. Còn đối với phía bị cáo và gia đình bị cáo thì phải tuyên vô tội hay có tội với hình phạt nhẹ hơn mới là công lý. Như vậy, công lý không nằm ở có tội hay không có tội, hình phạt nặng hay nhẹ mà ở chỗ thủ tục điều tra, truy tố, xét xử có công bằng không, người bị buộc tội có được bảo đảm quyền tố tụng của mình không, chứng cứ có đủ cơ sở để buộc tội không … Đó là lý do tại sao vi phạm pháp luật tố tụng có thể dẫn tới hủy án. Sai sót về tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải phải được xem xét nghiêm túc từ chính nó để cân nhắc có hủy án hay không. Không thể lấy cái gọi là “bản chất vụ án không thay đổi” để biện minh và sau đó là bỏ qua cho sai sót về tố tụng.

    Thứ hai, đặt câu hỏi như vậy HĐTP TANDTC đã đi lạc đề vì nó không phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm không phải là xem xét người bị buộc tội thực sự có tội hay không, đó là nhiệm vụ của tòa án sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm là xem xét bản án cấp dưới có sai không và nếu sai thì có bị hủy không. Cái sai ở đây có thể về thủ tục tố tụng trong quá trình từ điều tra đến xét xử hoặc sai về áp dụng pháp luật. Như vậy, câu hỏi mà HĐTP TANDTC cần đặt ra phải là “Với những sai sót trong tố tụng của vụ án Hồ Duy Hải, kéo theo đó là sự không hợp lệ của một số chứng cứ như đã nêu thì liệu có đủ cơ sở để buộc tội Hồ Duy Hải như bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã làm không?” Nói cách khác TANDTC cần loại bỏ tất cả những chứng cứ thu thập có vi phạm thủ tục tố tụng và đặt câu hỏi: “Với tất cả các chứng cứ còn lại thì liệu có đủ cơ sở kết luận Hồ Duy Hải phạm tội không?” Nếu đặt đúng câu hỏi như vậy thì câu trả lời “Không đủ cơ sở” là hết sức rõ ràng bởi chỉ cần qua thông tin trên báo chí trong những ngày qua cũng có thể thấy các chứng cứ được thu thập một cách trái pháp luật đều là những chứng cứ chủ chốt để tòa án dựa vào đó buộc tội Hồ Duy Hải.

    Thứ ba, HĐTP TANDTC đã quá chú trọng đến chuyện Hồ Duy Hải có tội hay không có tội mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của xét xử giám đốc thẩm là nêu và chấn chỉnh những cái sai trong quá trình tố tụng hình sự và sai trong áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử. Nói cách khác, nhiệm vụ của xét xử giám đốc thẩm là giải thích pháp luật để làm rõ cái đúng cái sai trong quá trình tố tụng và trong quá trình xét xử. Tư duy của HĐTP TANDTC, do đó, không chỉ bó hẹp trong vụ việc cụ thể mà phải ở tầm bao quát hơn để “chữa lỗi” của các cơ quan tố tụng nếu có. Chỉ ra cái sai của cơ quan tố tụng và bản án cấp dưới không có nghĩa là phơi ra điểm yếu của hệ thống tư pháp. Chưa cần nói tới việc Hồ Duy Hải có bị oan hay không, nếu HĐTP TANDTC hủy bản án đã kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải do vi phạm tố tụng thì tác động sẽ như thế nào. Bên cạnh chuyện chỉ ra cái đúng, cái sai thì điều đó sẽ chứng tỏ rằng công lý của nền tư pháp Việt Nam đã được thực thi cho dù cơ quan tố tụng cấp dưới đã có những sai sót. Xã hội sẽ thấy đó là một phần trong cơ chế xét xử công bằng của hệ thống tòa án. Tuyệt vời hơn, nó sẽ truyền đi thông điệp rằng các cơ quan tố tụng cấp dưới từ cơ quan điều tra, công tố tới xét xử phải tự hoàn thiện mình trong quá tình tiến hành tố tụng bởi đối với TANDTC vi phạm tố tụng là vi phạm nghiêm trọng và sẽ đem lại hậu quả pháp lý. Đó mới là việc TANDTC cần phải làm cho xã hội. TANDTC hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chấn chỉnh và chữa các lỗi do sai sót trong quá trình tố tụng thay vì chỉ băn khoăn với câu hỏi liệu người bị cáo có thực sự phạm tội hay không.

    Thật đáng tiếc phải nói rằng quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC trong vụ Hồ Duy Hải là một bản án thực sự chưa thể hiện công lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #545893   12/05/2020

    lamkylaw
    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Thành viên Hội đồng thẩm phán nói gì?

     

    TTO - Sau bản án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, có hàng loạt ý kiến cho rằng bản án không công tâm, khách quan, chủ tọa phiên tòa giữ cả 3 vai tố tụng trong vụ án, các thẩm phán biểu quyết giơ tay thì không độc lập.

    Sau phiên tòa giám đốc thẩm, TAND tối cao nhận được nhiều thông tin từ các phương tiện truyền thông về quá trình xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải. Đây là điều tất nhiên khi vụ án được dư luận xã hội rất quan tâm, nên thông tin xã hội chắc chắn xảy ra. Với trách nhiệm là thành viên HĐTP, nếu có điều kiện cũng muốn cung cấp những thông tin chính thức từ vụ án để công chúng hiểu rõ hơn bản chất vụ án.

    Thẩm phán BÙI NGỌC HÒA

    Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Hòa, thành viên Hội đồng thẩm phán (HĐTP). Ông Hòa cho rằng các thẩm phán độc lập xét xử và xem xét kỹ hồ sơ vụ án nên đồng thuận đưa ra phán quyết chứ không chịu bất kỳ áp lực nào...

    Vi phạm tố tụng sao không hủy án?

    * Những vi phạm mấu chốt mà dư luận quan tâm là việc thu giữ vật chứng của cơ quan điều tra, việc mua dao mua thớt để coi là hung khí gây án, từ việc đó có dẫn đến quan điểm đánh giá của cơ quan điều tra. Vậy HĐTP đánh giá thế nào để đi đến kết luận cuối cùng?

    - Trong thực tế, không phải vụ án nào cũng thu giữ được vật chứng nhưng căn cứ các tài liệu chứng cứ như bản ảnh hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định, lời khai người làm chứng, lời khai của bị cáo và các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập được để kết luận bị cáo có phạm tội hay không.

    Đối với vụ án Hồ Duy Hải, cơ quan điều tra đã căn cứ bản ảnh hiện trường, lời khai của bị cáo, những người làm chứng và yêu cầu những người trông thấy, phát hiện (con dao, thớt) mua vật đồng dạng để cho bị cáo nhận dạng và thực nghiệm điều tra nhằm xác định lời khai của bị cáo có cơ sở hay không. Việc này không vi phạm pháp luật.

    Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và phúc thẩm không xác định con dao, cái thớt được mua này là vật chứng trong vụ án.

    * HĐTP cho rằng điều tra lại cũng không thay đổi bản chất vụ án nên không điều tra lại, căn cứ vào đâu để xác định như vậy, thưa ông?

    - Quá trình xét xử giám đốc thẩm, có ý kiến thành viên HĐTP đặt vấn đề những thiếu sót, mâu thuẫn ở trong kháng nghị (như việc không thu giữ cái thớt, cái ghế; việc chậm giám định nhóm máu) thì khi điều tra lại những thiếu sót này có khắc phục được không?

    Tại phiên xét xử, đại diện viện kiểm sát (VKS) cũng cho rằng một số vấn đề sai sót không thể khắc phục được, tuy nhiên một số sai sót khác mà kháng nghị đã đề cập khi điều tra lại vẫn có thể khắc phục được.

    Ví dụ việc xác định thời gian di chuyển của bị cáo từ tiệm cầm đồ về Bưu điện Cầu Voi, việc giám định thời gian chết của nạn nhân.

    HĐTP đã nhận định mặc dù trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã có một số thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nhưng những thiếu sót, vi phạm này không dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

    Ngoài ra, một số vấn đề kháng nghị nêu ra như có mâu thuẫn trong lời khai của chính bị cáo, mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo với hiện trường vụ án và các tài liệu chứng cứ khác, HĐTP nhận thấy trong quá trình điều tra các mâu thuẫn này đã được điều tra làm rõ nên không cần thiết điều tra lại.

    * Quyết định kháng nghị của VKS bị HĐXX cho rằng không đúng quy định pháp luật, vậy tại sao tòa vẫn mở phiên giám đốc thẩm để xem xét các nội dung kháng nghị?

    - Theo quy định, tại phiên tòa giám đốc thẩm thì người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi, rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

    Trong vụ án này, tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện VKS giữ nguyên kháng nghị. Do đó, HĐTP phải xem xét toàn bộ nội dung kháng nghị.

    Chính vì vậy, những nội dung kháng nghị của VKS đã được các thành viên HĐTP làm rõ, từ việc Hải có mặt ở hiện trường hay không, Hải có thực hiện hành vi gây án hay không, đến những mâu thuẫn thể hiện trong hồ sơ, những vi phạm của cơ quan tố tụng cũng như tính có căn cứ, thẩm quyền kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao.

    Sau khi thảo luận, các thành viên HĐTP đã thống nhất kháng nghị của VKS không đúng pháp luật, không được quyền kháng nghị trong trường hợp này, vì vậy HĐTP đã quyết định không chấp nhận kháng nghị này. Nghĩa là dù kháng nghị có đúng thẩm quyền hay không thì vẫn phải mở phiên tòa giám đốc thẩm thì mới kết luận được việc đó.

    Ở góc độ pháp lý, sau khi có quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải, căn cứ quyết định của Chủ tịch nước, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Long An mới ra quyết định thi hành án bản án này.

    Sau khi có công văn của Văn phòng Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án và yêu cầu chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét lại toàn diện vụ án đó xem Hồ Duy Hải oan hay không oan, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An đã ra quyết định tạm dừng thi hành bản án đối với Hồ Duy Hải.

    Như vậy, quyết định của Chủ tịch nước và quyết định thi hành án tử hình của hội đồng thi hành án là hai quyết định trong thủ tục thi hành án hình sự.

    Kháng nghị của VKS căn cứ công văn của Văn phòng Chủ tịch nước để ra kháng nghị là không đúng. Bởi vì các quyết định tố tụng hình sự chỉ được thay thế, hủy bỏ bằng một quyết định tố tụng hình sự khác của cấp có thẩm quyền.

    Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước là văn bản hành chính. Hơn nữa trong công văn nêu trên, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước là đề nghị VKS xem xét quyết định theo thẩm quyền và bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

    * Thưa ông, sau công văn của Văn phòng Chủ tịch nước, nếu VKS không kháng nghị thì tòa xem xét lại vụ án oan hay không oan khi nào? Xem xét đánh giá ra sao? Bằng cách nào?

    - Sau khi Văn phòng Chủ tịch nước có công văn yêu cầu xem xét lại vụ án, TAND tối cao đã thành lập đoàn công tác liên ngành gồm cả ngành kiểm sát và công an xem xét để đánh giá lại toàn bộ hồ sơ vụ án.

    Sau khi xem xét, kể cả gặp tử tù Hồ Duy Hải, đoàn công tác báo cáo không có cơ sở để kháng nghị hủy án vì việc xét xử Hải là không oan, không sai.

    Sau đó, TAND tối cao đã có báo cáo gửi Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng trong vụ án này Hồ Duy Hải không oan.

    * Một số nội dung trong kháng nghị đã được HĐXX kết luận có cơ sở, đó là những sai sót của cơ quan điều tra. Vậy nội dung kháng nghị đúng thì sao lại bị quy là trái pháp luật?

    - Sai sót trong quá trình điều tra mà kháng nghị VKS nêu là những vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng như trên đã nêu, những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án, nên việc hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để điều tra lại là không cần thiết. Còn kháng nghị của VKS trong trường hợp này là trái pháp luật vì không đúng thẩm quyền.

    * Tại phiên xét xử, HĐTP công bố sau kháng nghị của VKS, Bộ Công an lập tổ công tác xác minh xem xét lại hồ sơ vụ án. Kết quả này được HĐTP sử dụng làm tài liệu trong phiên giám đốc thẩm, việc này thuộc quy định tố tụng nào?

    - Sau khi có kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao, bộ trưởng Bộ Công an thành lập tổ công tác độc lập nhằm thẩm định lại toàn bộ vụ án. Chúng tôi cho rằng việc làm này thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của Bộ Công an.

    Trước phiên giám đốc thẩm, HĐXX nhận được báo cáo kết quả thẩm định nên đã mời đại diện Bộ Công an trình bày nội dung này. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một tài liệu để xem xét tính khách quan toàn diện trong quá trình điều tra, truy tố của các cơ quan tố tụng đã thực hiện trước đó.

    Trong Luật tố tụng không quy định trình tự này, nhưng đây là việc làm thể hiện trách nhiệm rất cao của Bộ Công an và HĐTP sử dụng làm tài liệu tham khảo.

    * Rõ ràng đây là vụ án rúng động dư luận, 12 năm chưa đi đến hồi kết, cho thấy quá nhiều vấn đề mà quá trình điều tra chưa làm thuyết phục. Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng việc buộc tội ngay cả khi chưa chứng minh được một cách thuyết phục có thể không bỏ lọt tội phạm, tránh được bồi thường nhưng sẽ tạo tiền lệ oan sai?

    - Hội đồng giám đốc thẩm đã xem xét rất khách quan, toàn diện vụ án, kể cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội. HĐTP nhận thấy trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo không bị ép cung, mớm cung, nhục hình và Hồ Duy Hải cũng thừa nhận điều này.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện VKS cũng khẳng định không phát hiện có dấu hiệu Hải bị ép cung, mớm cung, nhục hình. Chính vì vậy, HĐTP đánh giá lời khai nhận tội của bị cáo là tự nguyện.

    Hải khai mâu thuẫn về diễn biến hành vi phạm tội thể hiện bị cáo không bị ép cung, mớm cung, vì nếu bị ép cung, mớm cung thì lời khai của bị cáo tương đối giống nhau.

    HĐTP đã căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nghe lời trình bày của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng như giải thích của các giám định viên, quan điểm của VKS tối cao tại phiên tòa.

    Vì vậy, HĐTP kết luận tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm kết án Hồ Duy Hải về hai tội "giết người" và "cướp tài sản" là không oan.

    Quá trình điều tra mặc dù có thiếu sót, vi phạm như VKS nêu ra trong kháng nghị nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó không có căn cứ chấp nhận kháng nghị đề nghị hủy án để điều tra lại.

    Vụ án đã kéo dài 12 năm, mong mỏi của gia đình hai nạn nhân đòi hỏi công lý phải được thực thi. Nếu công lý không được thực thi thì không còn pháp luật.

    * Nghĩa là HĐXX thấy rằng kết luận điều tra là thuyết phục, kết quả xét xử cũng thuyết phục?

    - Đúng vậy!

    Chủ tọa "đóng 3 vai" có khách quan?

    * Có nhiều ý kiến lo ngại tính khách quan của quyết định giám đốc thẩm, khi Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình thời điểm xảy ra vụ án là phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, đến thời điểm ra quyết định không kháng nghị vụ án thì ông Bình là viện trưởng Viện KSND tối cao và khi xét xử giám đốc thẩm ông lại ngồi ghế chủ tọa. Một người đóng ba vai như thế thì có ra được quyết định khách quan hay không, thưa ông?

    - Theo điều 382 Bộ luật TTHS quy định khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể thẩm phán TAND tối cao thì do chánh án TAND tối cao làm chủ tọa.

    Còn theo điều 53, việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm được quy định: Thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người giám định, đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thư ký tòa án... Hoặc có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ không thể vô tư khi làm nhiệm vụ.

    Trong phần thủ tục phiên giám đốc thẩm, chủ tọa đã hỏi và được đại diện VKS khẳng định việc triệu tập những người đến tham gia phiên tòa và thành phần HĐXX là đúng quy định.

    Bên cạnh đó đối chiếu các quy định tại điều 49, 53 thì chánh án TAND tối cao không thuộc một trong các trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi.

    Hơn nữa vai trò chánh án là chủ tọa phiên tòa, còn việc biểu quyết, quyết định là của từng thành viên HĐTP có quan điểm độc lập, biểu quyết theo đa số, không bị phụ thuộc.

    Đối với vụ án này, các thẩm phán đã được giao nghiên cứu hồ sơ trước 4 tháng và chánh án TAND tối cao đã quán triệt đây là vụ án được dư luận quan tâm nên phải nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện cả chứng cứ gỡ tội và buộc tội để có quan điểm hoàn toàn độc lập khi xét xử.

    Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng không thể nghi ngờ tính khách quan trong quyết định của hội đồng, kể cả vai trò của chủ tọa phiên tòa.

    * Chánh án TAND tối cao thời điểm làm viện trưởng Viện KSND tối cao đã có quyết định không kháng nghị nhưng bây giờ ngồi ghế chủ tọa phiên giám đốc thẩm thì có được coi là vô tư khách quan?

    - Có vô tư, khách quan hay không thì phải nói theo quy định pháp luật, nghĩa là phải có căn cứ rõ ràng.

    Giai đoạn ông Nguyễn Hòa Bình làm viện trưởng Viện KSND tối cao có quyết định không kháng nghị là thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật, nên không thể nói đó là sự không vô tư khách quan. Quyết định không kháng nghị này là của Viện KSND tối cao chứ không phải của cá nhân ông Bình.

    * Trong quá trình xét xử, HĐTP lấy biểu quyết các thành viên 4 nội dung quan trọng với hình thức giơ tay. Chánh án đang ngồi ghế chủ tọa thì có ảnh hưởng đến biểu quyết của các thành viên? Có ý kiến đặt ra nếu chánh án giơ tay thì các thành viên có đưa ra quan điểm khác?

    - Theo quy định, sau khi nghe đại diện VKS trình bày quan điểm, các thành viên HĐTP thể hiện quan điểm và thảo luận.

    Sau khi thảo luận thì biểu quyết những nội dung mà VKS kháng nghị. Như vậy việc biểu quyết của các thành viên hội đồng là độc lập, mỗi thành viên thể hiện quan điểm và biểu quyết bằng hình thức giơ tay.

    Đó là quan điểm độc lập của từng thành viên, không phụ thuộc vào cơ chế hành chính giữa cấp trên và cấp dưới. Việc biểu quyết này có thể đồng ý kháng nghị hoặc không đồng ý kháng nghị. Và trong thực tế có một số vụ án xét xử giám đốc thẩm có thành viên biểu quyết khác quan điểm của chánh án.

    Cho nên nói rằng vì phụ thuộc cấp trên cấp dưới mà các thành viên miễn cưỡng giơ tay biểu quyết theo chánh án là suy diễn không có căn cứ.

    Phải nói thêm rằng, các thành viên HĐTP độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    * Thời gian qua có nhiều vụ án oan như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, vụ án "vườn điều". Những vụ án này quá trình điều tra, kết quả điều tra cho thấy lời khai nhận tội phù hợp với chứng cứ cơ quan điều tra thu thập và họ bị kết án. Tuy nhiên đến khi hung thủ thực sự ra đầu thú thì họ mới được minh oan. Từ những vụ án như vậy, với diễn biến vụ Hồ Duy Hải thì HĐXX cần cẩn trọng hơn, thưa ông?

    - Trong quá trình điều tra xét xử đúng là có những vụ án oan như vậy. Những vụ án này mặc dù bị cáo có lời khai nhận tội nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; có những chứng cứ gỡ tội chưa được xem xét toàn diện dẫn đến kết án oan.

    Còn trong trường hợp này HĐTP đã xem xét một cách toàn diện, đánh giá tổng hợp tất cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội. Chúng tôi cho rằng đã đủ cơ sở kết luận rằng bị cáo không oan.

    * Có sai sót, vi phạm tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án. Liệu cách nhìn nhận đánh giá như thế này có là tiền lệ cho việc xét xử các vụ án từ nay về sau?

    - Cái quan trọng là đánh giá sai sót vi phạm tố tụng đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không. Nếu sai sót đó mà làm thay đổi hoặc dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì chúng tôi cho rằng đó là vi phạm nghiêm trọng tố tụng, phải hủy điều tra lại. Đó là luật quy định, chứ không phải những sai sót nào, vi phạm nào cũng dẫn đến phải hủy toàn bộ bản án để điều tra xét xử lại.

    Chúng tôi nhắc lại thiếu sót đó, sai sót đó phải dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì mới phải hủy điều tra lại.

    Theo Tuổi trẻ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545925   13/05/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Phó Chánh án lý giải ba vấn đề trong vụ án Hồ Duy Hải

    - Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ khẳng định không có cơ sở để hủy bản án tử hình với Hồ Duy Hải dù việc điều tra có sai sót là rõ ràng.

    Ngày 12/5, thông tin về phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, ông Nguyễn Trí Tuệ cho biết, trong ba ngày làm việc, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã công bố các tài liệu, chứng cứ vụ án, kết quả thẩm định. Qua đó, việc toà án các cấp xét xử Hồ Duy Hải về tội Giết người, Cướp tài sản là “có căn cứ”. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Hải đều xin giảm nhẹ hình phạt, sau khi bị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình mới kêu oan.

    Giải thích lý do Hội đồng Thẩm phán xác định kháng nghị đề nghị hủy án của VKSND Tối cao là “không phù hợp với pháp luật”, ông Tuệ cho hay “luật không cho phép Viện trưởng VKSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao kháng nghị xem xét lại vụ án khi quyết định bác ân giảm của Chủ tịch nước đang có hiệu lực pháp luật”.

    Phó Chánh án nêu ba vấn đề nổi lên sau phán quyết “bác kháng nghị” của Hội đồng Thẩm phán tại phiên giám đốc thẩm.

    Thứ nhất: Vì sao nhận định có thiếu sót, vi phạm tố tụng nhưng không huỷ án?

    Ông Tuệ giải thích cấp giám đốc thẩm thấy rằng trong quá trình điều tra, cơ quan tố tụng có những vi phạm, sai sót như không kịp thời thu con dao, cái thớt, có vết máu không giám định… Những sai sót trên được đánh giá không ảnh hưởng tới bản chất vụ án nên không thể hủy án để điều tra bổ sung.

    “Qua xem xét, đối chiếu lời khai, chứng cứ, Hội đồng Thẩm phán xác định Hải không oan. Bản chất của vấn đề là hành vi giết người cướp của của Hải phải bị trừng trị theo pháp luật”, Phó chánh án nói.

    Thứ hai: Chánh án TAND Tối cao khi làm Viện trưởng VKSND Tối cao đã có quyết định không kháng nghị và hiện làm chủ tọa phiên giám đốc thẩm, có vi phạm quy định tố tụng không?

    Ông Tuệ cho hay với quy trình tố tụng bình thường thì thẩm phán hoặc người tố tụng phải từ chối ngồi ghế Hội đồng xét xử trong một số trường hợp. Tuy nhiên, Giám đốc thẩm là giai đoạn tố tụng đặc biệt. Luật quy định chánh án, viện trưởng có quyền kháng nghị hoặc không kháng nghị nhưng vẫn tham gia Hội đồng Thẩm phán. Hơn nữa, họ còn tham gia tố tụng không chỉ một lần mà còn nhiều lần,  không vi phạm.

    “Quy định đặc biệt tố tụng nhiều lần của cấp giám đốc thẩm là thế”, ông nói và ví dụ nếu vụ án này bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xem xét lại thì cả Hội đồng thẩm phán sẽ ngồi lại một lần nữa.

    Thứ ba, dư luận xã hội cho rằng thành viên Hội đồng Thẩm phán không vô tư, khách quan khi giơ tay theo Chánh án?

    Nói về điều này, ông Tuệ trình bày: “Tôi khẳng định các thành viên hội đồng thẩm phán hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc chánh án. Chúng tôi là thẩm phán do Quốc hội phê chuẩn, do Chủ tịch nước bổ nhiệm, không có gì chi phối phải nghe theo”.

    Theo ông, 17 thành viên của Hội đồng Thẩm phán “biểu quyết bằng cái tâm, bằng nhận thức pháp luật của mình và chịu trách nhiệm với việc biểu quyết”.

    Ông Tuệ cho biết vụ án Hồ Duy Hải là vụ án lần đầu tiên TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm công khai. Thành phần tham dự có các cơ quan tố tụng từ trung ương tới địa phương; các cơ quan tố tụng của vụ án từ sơ thẩm đến phúc thẩm; một số cơ quan như Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Văn phòng Chủ tịch nước…

    Hồ Duy Hải bị cáo buộc, tối 13/1/2008 đến Bưu điện Cầu Voi chơi – nơi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và em họ tên Vân (21 tuổi) làm việc. Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng không thực hiện được nên sát hại cô và người em.

    TAND tỉnh Long An và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM tuyên phạt bị cáo mức án tử hình. Sau nhiều năm Hải không được chấp nhận đơn xin giảm án và ân xá, gia đình anh này đi kêu oan.

    Ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao giám đốc thẩm vụ án theo hướng huỷ cả hai bản án. Hôm 8/5, Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao bác kháng nghị này.

    Theo Tạp chí tòa án nhân dân

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (14/05/2020) thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)
  • #545950   13/05/2020

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM HĐTP TANDTC VỤ ÁN HỒ DUY HẢI

    Ngày 13-5, TAND Tối cao đã chính thức ban hànhQuyết định số 05/2020/HS-GĐT ngày 8-5-2020 giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.

    Các bạn xem đầy đủ phán quyết trong file đính kèm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #545986   14/05/2020

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Ngày 13/5, luật sư Trần Hồng Phong và gia đình tử tù Hồ Duy Hải đã có đơn trình bày và giao nộp chứng cứ ngoại phạm mới của Hồ Duy Hải, gửi đến Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao.

    Luật sư Trần Hồng Phong trình bày: “Ngay sau phiên tòa giám đốc thẩm, chúng tôi đã rà soát lại hồ sơ vụ án và phát hiện thêm một tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Đó là thông qua cơ chế hướng vết cắt trên cổ hai nạn nhân, cho thấy hung thủ sát hại hai nữ nhân viên chắc chắn phải là người thuận tay trái.
     
    Trong khi đó, tử tù Hồ Duy Hải là người thuận tay phải, trong các bản khai, khi thực nghiệm điều tra và kết luận trong Kết luận điều tra, Cáo trạng và các bản án (sơ thẩm, phúc thẩm) đều thể hiện Hải từ vị trí phía trước, dùng tay phải cầm dao cắt cổ hai nạn nhân – chắc chắn sẽ không thể gây ra được hướng vết cắt như ghi nhận trên thi thể hai nạn nhân”
     
    hồ duy hải
    hồ duy hải
    hồ duy hải
    hồ duy hải
    hồ duy hải
    hồ duy hải
    Cập nhật bởi TRUTH ngày 14/05/2020 09:45:52 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #546010   14/05/2020

    namdtran
    namdtran

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    làm cách nào để tải các văn bản này về ah?

     
    Báo quản trị |  
  • #546031   14/05/2020

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 99
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    namdtran viết:

    làm cách nào để tải các văn bản này về ah?

    Bạn tải hình hoặc click file đính kèm bên dưới tải là được nhé!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    thanhluyen1961@gmail.com (05/11/2020)