Tổng hợp giải đáp câu hỏi môn Hiến pháp

Chủ đề   RSS   
  • #447490 22/02/2017

    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Tổng hợp giải đáp câu hỏi môn Hiến pháp

    >>> Tổng hợp điểm mới Hiến pháp 2013

    >>> So sánh hệ thống luật Anh Mỹ và luật Pháp Đức

    >>> Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013

    >>> Tên gọi các cơ quan nhà nước qua những bản Hiến pháp

    Luật Hiến pháp  là một ngành luật  gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch..... Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên những nguyên tắc của hiến pháp. Nguyên thủy của Luật Hiến pháp chỉ điều chỉnh hai vấn đề cơ bản là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và quyền công dân. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.

    Môn học này nhằm giới thiệu những khái niệm cơ bản về Hiến pháp, Luật Hiến pháp; lịch sử lập hiến Việt Nam và một số chế định của Luật Hiến pháp Việt Nam như chế độ chính trị; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chế độ bầu cử; vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Chính quyền địa phương.

    CÁC VĂN BẢN QUAN TRỌNG KHI HỌC LUẬT HIẾN PHÁP CẦN BIẾT

    1.      Luật Hiến pháp năm 2013

    2.      Gíao trình Luật Hiến Pháp- Đại học Quốc gia Hà Nội

    3.      Giáo trình Luật Hiến pháp- Đại học Luật Hà Nội

    4.      Đề cương ôn tập Luật Hiến pháp- Đại học Luật TPHCM

    KĨ NĂNG ÔN TẬP LUẬT HIẾN PHÁP

      -         Bước 1: Xác định thời gian ôn bài cá nhân đây là lúc các bạn dành thời gian xem nhanh lại mình đã học được mấy chương, nội dung cùa các chương là gì. Việc làm này rất quan trọng, bởi nếu không nắm được mình đã học những gì thì không thể mong làm bài khá được. Với bước này, bạn nên làm cách đó 1 tuần học.

    -           Bước 2: Sau khi mở được quyển giáo trình, quyển luật ra rồi thì bạn chịu khó xâu chuỗi lại kiến thức để biết chắc nội dung kiểm tra được giới hạn. Thông thường, sẽ có khoảng 5 chương cần xem lại nhưng nếu bạn đã chú ý trên lớp rồi thì việc xâu chuỗi lại kiến thức không quá khó.

    -           Bước 3: Cách hệ thống lại kiến thức là? Để xâu chuỗi lại kiến thức đơn giản mà khái quát được những gì đã học thì mình khuyên bạn nên dẹp quyển giáo trình sang một bên và mở văn bản luật ra trước, hoặc nếu bạn nào chịu khó ghi chép thì sử dụng vở ghi cũng rất hữu ích. Giáo trình rất dày, đừng bê giáo trình ra ngồi tụng vô ích trong khi bạn có thể có điểm như ý nếu thực sự hiểu quy định trong văn bản luật.

    Đối với câu hỏi nhận định: Lúc ôn tập hãy dùng bút đỏ khoanh tròn những câu có nội dung hỏi rơi cùng một chương. Việc làm này giúp bạn vừa nắm được vấn đề cần ôn vừa tiết kiệm thời gian mở sách hết chương này lại quay sang chương nọ.

    Tập nhớ những điều quan trọng trong luật, giáo trình: để vượt qua tình huống này là các bạn phải ôn bài thật sự, nếu có câu hỏi sẵn thì sau khi làm B1, bước này các bạn trả lời và tìm đọc thêm tài liệu trong giáo trình, sách tham khảo, nhất định nhớ lâu. Không nên học vẹt, khi ôn tập thì hết sức tập trung, còn nếu không thì không nên mất thời gian mở sách. Nên trao đổi với bạn bè nhiều hơn để có nhiều ý kiến bổ sung cho quan điểm của mình

    Cách làm bài: . Số câu hỏi đưa ra thường là 2 và nên dành thời gian suy nghĩ hoặc nháp qua bài 3p. Việc vạch ý ra giấy không bao giờ là thừa. Đừng chủ quan và quá tự tin vì nghĩ mình đã biết đáp án rồi nên viết một mạch. Người giỏi là người biết nghĩ thấu đáo, dành thời gian gạch ý ra giấy cân nhắc lựa chọn trình bày ý nào trước, ý nào sau có như vậy bài làm mới logic. Hơn nữa đề phòng trường hợp đang viết lại nảy sinh ý mới mà không còn chỗ để trình bày như thế rất thiệt thòi.

                Sau khi dành 3p gạch ý trước nên chọn câu dễ để làm vào giấy thi. Điều này cũng rất quan trọng, vì sao? Việc chọn câu mà bạn nghĩ bạn sẽ trình bày trôi chảy để làm trước sẽ gây ấn tượng đối với người chấm. Có thể người chấm nhìn đáp án và xem lướt câu 1 của bạn là hiểu cách triển khai ý trong toàn bài rồi. VÌ thế nếu thể hiện sự mạch lạc và logic ngay từ những dòng đầu tiên thì sẽ tăng thêm cơ hội đạt điểm khá. Lưu ý khi trình bày câu trả lời: Với câu hỏi bán trắc nghiệm: Trước hết cần đưa ra câu khẳng định “Đáp an A là sai, hoặc A: Sai, vì”, mình nghĩ đây là cách làm khoa học mà các thầy cô cũng đã hướng dẫn chúng ta, các bạn nên áp dụng triệt để vì sự ngắn gọn mà mạch lạc sẽ được đánh giá cao. Nên trả lời mỗi câu hơn 1 nửa trang A4, tránh viết quá dài. Trong phần giải thích tại sao nên chia thành 3 đoạn như sau:

    “ Khẳng định A sai vì:

    Đoạn 1: Nêu quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này để câu trả lời có cơ sở pháp lý (Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 về...quy định trong Luật Đất đai thì...) nên trích dẫn ngắn gọn, tránh chép điều luật.

    Đoạn 2: Phân tích ngắn gọn khẳng định trong bài đưa ra là ĐÚng hay Sai so với quy định pháp luật mà ta nêu ở Đoạn 1.

    Đoạn 3: Dành thời gian nêu lý do vì sao pháp luật lại quy định như vậy (khoảng 3 dòng) để thể hiện kiến thức khá sâu của người viết

    BÀI TẬP MẪU

    1.      Theo quy định của pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội có quyền tổ chức vận động tranh cử 

    -      Trả lời: Sai.
    Theo Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định về hình thức vận động bầu cử như sau:
    “ Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây:
    1. Gặp gỡ, tiếp xức cử tri tại hội nghị tiếp xức cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
    2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này”.
    Như vậy, người ứng cử đại biểu Quốc hội không được quyền tự tổ chức vận động tranh cử mà phải thực hiện theo quy định của Luật định.

    2.      So sánh chế định chủ tịch nước qua 4 bản Hiến Pháp

    So sánh chế định Chủ tịch nước qua 4 bản Hiến pháp

     

    HIẾN PHÁP 1946

    HIẾN PHÁP 1959

    HIẾN PHÁP 1980

    HIẾN PHÁP 1992

    TÊN GỌI

    Chủ tịch nước VNDCCH (Điều 45)

    Chủ tịch nước VNDCCH(Điều 61)

    Hội đồng nhà nước (Đ 98)

    Chủ tịch nước CHXHCNVN(Điều 101)

    VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LÍ

    - Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại. - Là người đứng đầu chính phủ.     (Tuy không trực tiếp quy định, nhưng được biểu hiện qua điều 44, 47) 

    -“Chủ tịch nước VNDCCH là ngườithay mặt cho  nhà nước về đối nội và đối ngoại”. ( Điều61) 

    -Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của quốc hội, là chủ tịch tập thể của nước CHXHCNVN-(Điều 98) 

    -“Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước,thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại” (Điều 101) 

    NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

    -Quyền hạn của chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu nhà nước.-Quyền hạn của chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu chính phủ.(Điều 49)Nhận xét: CTN có quyền hạn rất lớn, có vị trí tương tự như tổng thống ở chế độ CHTT, hay Cộng hòa lưỡng nghi.

    -Quyền hạn của chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu nhà nước. 
    ( Điều 63, 64,65,66,67)Nhận xét: _ Nhiều quyền hạn của CTN bị hạn chế và chủ yếu chỉ còn trong mặt hành pháp.

    -Nhiệm vụ ,quyền hạn của HDNN với tư cách đứng đầu nhà nước.-Nhiệm vụ, quyền hạn của HDNN với tư cách là cơ quan thường trực cao nhất của quốc hội. (Điều 102)

    -Quyền hạn, nhiệm vụ của chủ tịch nước với tư cách đứng đầu nhà nước (Điều 103, 105).Nhận xét: Quyền hạn của chủ tịch nươc không rộng như HP 1946, 1959. Tuy nhiên với thiết chế cá nhân được thiết lập trở lại và hoàn chỉnh hơn. Mô hình này vừa tiếp thu những ưu điểm của mô hình trước vừa giữ được sự gắn bó, phân công và phối hợp giữa CTN và các CQNN khác.

    CÁCH THỨC THÀNH LẬP

    -Chủ tịch nướcVNDCCH chọn trong nghị viện nhân dân và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.-Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu thì theo đa số tương đối.(Điều 45)

    -Do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra.Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử CTN VNDCCH ( Điều 62) 

    -Hội đồng nhà nước do QH bầu ra trong số các đại biểu QH -Thành viên HDNN không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. (Điều 99)

    -Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. (Điều 102)

    NHIỆM KÌ

    -Chủ tịch nước VNDCCH được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.-Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kì của chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu chủ tịch mới. (Điều 45)

    -Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội ( Điều 62), trong đó nhiệm kì của quốc hội là 4 năm và có thể kéo dài nếu xảy ra chiến tranh và các sự việc bất thường khác.( Đ 45)

    -Nhiệm kì của HDNN theo nhiệm kì của quốc hội ( Đ101), trong đó nhiệm kì của quốc hôi là 5 năm và có thể kéo dài.(Đ 84)-Khi QH hết nhiệm kì, HDNN tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi QH khóa mới bầu ra HDNN mới. (Đ101)

    Nhiệm kì của CTN theo nhiệm kì của quốc hội . Khi QH hết nhiệm kì , chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu QH khóa mới ( Đ102), trong đó nhiệm kì của QH là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài  nếu gặp trường hợp đặc biệt và phải được 2/3 tổng số đại biểu QH tán thành (Đ85)

     

    Hi vọng mọi người có những kiến thức bổ ích và thi đạt kết quả cao!

    P/S: Ngoài ra, có thắc mắc về bài tập liên Hiến pháp, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được hỗ trợ. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần nêu quan điểm của mình về bài tập đó nhé! 

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    176072 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #401052   01/10/2015

    labi89
    labi89

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mọi người cho em hỏi về cơ quan lập pháp

    mọi người rành về cái này cho em hỏi cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện đúng hay sai tại sao
    Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp đúng hay sai

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn labi89 vì bài viết hữu ích
    minhdao16042001 (21/09/2019)
  • #357085   17/11/2014

    Baosonglam
    Baosonglam

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    quyền hành pháp

    các bạn giúp mình một vấn đề với. 

    những tiến bộ và hạn chế về quyền hành pháp trong hiến pháp 2013

     

     
    Báo quản trị |  
  • #359372   27/11/2014

    khieunguyet
    khieunguyet

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc về vấn đề bầu cử

    Vì sao trong bầu cử, khi ứng cử viên không được quá bán số phiếu tín nhiệm của cử tri trong Hội nghị cử tri sơ bộ thì được giao về cho MTTQVN toàn quyền quyết định ?

     
    Báo quản trị |  
  • #447540   22/02/2017
    Được đánh dấu trả lời

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào bạn.

    1. Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.

    Đây là nhận định đúng. Bởi vì cơ quan lập pháp ở đây là Quốc hội vừa thực hiện quyền lập pháp vừa là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân

    2. Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp

    Đây là nhận định Sai. Bởi vì cơ quan đại diện ngoài Quốc hội còn có Hội đồng nhân dân. Mà Hội đồng nhân dân thì không phải là cơ quan lập pháp

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #380524   23/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Câu hỏi dành cho SV luật: Quyền hạn của Thẩm Phán TA nhân dân và Luật sư bào chửa ? Ai lớn ,hơn ai?

    Xin nói thêm : 

    --- Thẩm Phán nhân danh Nước CHXHCNVN hay Nhân danh  HĐXX.....xét thế nầy điều nọ....

    ---Luật sư bảo chửa là đại diện cho thân chủ ....Luôn miệng phải KÍNH THƯA HĐXX....Cho Tôi được phép ....cho tôi được hỏi ....được phép thế nầy thế kia ...Khi HĐXX cho phép mới được nói......

     

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #386112   02/06/2015

    hathuluongkute
    hathuluongkute

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Mọi người cho mình hỏi: Quan hệ sở hữu có phải là quan hệ tài sản không

    Mọi người cho mình hỏi: Quan hệ sở hữu có phải là quan hệ tài sản không 

     
    Báo quản trị |  
  • #447542   22/02/2017
    Được đánh dấu trả lời

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Quan hệ tài sản không là quan hệ sở hữu

    Bởi vì quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một số tài sản nhất định

    Còn quan hệ sở hữu là Quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu các của cải vật chất trong một chế độ xã hội nhất định. Quan hệ sở hữu có ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với vật, tài sản

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #412938   11/01/2016

    ngotienloc
    ngotienloc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    cho em hỏi

    công dân việt nam cư trú trên lãnh thổ việt nam không thẻ bị tước quốc tịch việt nam. đúng hay sai. ví sao

    tại sao luật hiến pháp chỉ tồn tại trong nhà nước tư sản và xã hội chủ nghĩa

    hiện nay vấn đề "bầu thay"cho nhiều người diễn ra dưới gốc độ luật hiến pháp. theo anh chị đánh giá như thế nào về vấn đề này. làm sao để khắc phục tình trạng này

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngotienloc vì bài viết hữu ích
    Caothanhlinhtrang (05/01/2020)
  • #407536   23/11/2015

    volinh96
    volinh96

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    luật hiến pháp

     

    Hiến pháp thành văn là một văn bản nhất định quy định về tổ chức quyền lực nhà nước , quyền con người, quyền công dân được quy định là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất

    Hiến pháp bất thành văn là tập hợp một số luật, tập quán quan trọng được coi là luật cơ bản của nhà nước

    Vậy xin hỏi ngoài 2 đặc điểm này thì có những đặc điểm nào để so sánh hiến pháp hành văn và hiến pháp bất hành văn nữa?

    linh

     
    Báo quản trị |  
  • #403329   20/10/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 106 lần


    Thắc mắc Hiến pháp Việt Nam

    Xin chào mọi người, mình có thắc mắc là những quy định nào trong hiến pháp 2013 chưa được luật hóa, chỉ là quy định trên hiến pháp chưa được luật hóa cụ thể, áp dụng vào đời sống

    VD như về quy định biểu tình

     
    Báo quản trị |  
  • #400695   28/09/2015

    oanhngoqb
    oanhngoqb

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mô hình bảo hiến

    Tại sao mô hình tòa án hiến pháp được coi là giải pháp tốt cho Việt Nam? Bài nói 5 phút về việc lựa chọn mô hình bảo hiến nào cho Việt Nam trong tương lai thì nên nói những vấn đề gì? Mong mọi người giúp đỡ.

     
    Báo quản trị |  
  • #404945   03/11/2015

    ngocanh071297
    ngocanh071297

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    sự kế thừa và phát triển quyền bầu cử, ứng cử của công dân trong lịch sử lập pháp Việt Nam

    Anh, chị cho em hỏi muốn lập dàn ý cũng như làm bài về đề bài này thì em phải có những ý nào ạ? Em cảm ơn trước ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocanh071297 vì bài viết hữu ích
    Caothanhlinhtrang (05/01/2020)
  • #447939   24/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Chào bạn 

    Theo mình thì Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ thế khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản…)

     
    Báo quản trị |  
  • #448874   06/03/2017

    Vướng mắc bầu cử và bãi nhiệm

    1. Việc bầu cử ở nước ta hiện nay theo những nguyên tắc nào ? 2. Bãi nhiệm đại biểu là gì và ở nước ta đã từng có cử tri đi bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu chưa ?
     
    Báo quản trị |  
  • #468231   20/09/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Đề thi môn Luật Hiến Pháp

    Đề 1:
    1, Hiến pháp là gì.

    2. Hoạt động chất vấn của Quốc hội.

    Đề 2:
    1. Nêu định nghĩa và phân tích đối tượng nghiên cứu của KH Luật HP.

    2. Ủy ban TVQH (vị trí, thẩm quyền, thành phần).

    Đề 3:

    1.Phân tích nguồn của luật Hiến pháp.

    2.Nêu vị trí thẩm quyền thành phần của Hội đồng dân tộc và ủy ban của QH.

    Đề 4:

    1: Định nghĩa, đặc điểm HP.

    2: Hoạt động của ĐBQH theo pháp luật hiện hành.

    Đề 5:

    1.Nêu định nghĩa hp và pt các đặc điểm của HP.

    2.Hoạt động chất vấn của ĐBQH.

    Đề 6:

    1.So sánh hiến pháp năm 1992 và hiến pháp 2013.

    2.Phân tích QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

    Đề 7.

    1: So sánh hai bản hiến pháp 1946 và 1959 (hoàn cảnh, tính chất, nhiệm vụ)

    2: Phân tích quy định quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ( khoản 1điều 69 hiến pháp 2013).

    Đề 8:

    1.So sánh hp 1980 với hp 2013 về hoàn cảnh tính chất nhiệm vụ.

    2.Hoạt động giám sát tối cao của QH.

    Đề 9:
    1.Phân tích nội dung quyền dân tộc cơ bản theo Hiến pháp 2013.

    2. Ủy ban thường vụ quốc hội theo pl hiện hành.

    Đề 10: 

    1. Vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc việt nam và các thành viên trong pháp luật hiện hành.

    2. So sánh chế định chủ tịch nước 1992 và 2013.

    Đề 11:

    1.Chính sách kinh tế theo hiến pháp năm 2013

    2.So sánh chủ tịch nước 45 và 59

    Đề 12 :

    1.Chính sách giáo dục của Nhà nước

    2.So sánh chế định chủ tịch nước trong HP 2013 với HP 1946.

    Đề 13

    1: Khái niệm, đặc điểm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

    2: Phân tích chính phủ là cơ quan hành chính của nhà nước.

    Đề 14 : 

    1. phân biệt khái niệm quyền con người với khái niệm quyền công dân. 

    2. cơ cấu tổ chức, trật tự hình thành của chính phủ 2013 .

    Đề 16:

    1.Nội dung ý nghĩa quyền kinh doanh của con người.

    2.Vị trí tính chất của chính phủ đề

    Đề 18:

    1.Quyền bầu cử ứng cử theo PL hiện hành.

    2.Phiên họp của chính phủ theo pháp luật hiện hành.

    Đề 19:

    1 : Nguyên tắc bầu cử phổ thông.

    2 : Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chủ tịch nước.

    Đề 20: 

    1 mối liên hệ QH và CP; 

    2 nguyên tắc bầu bình đẳng trong bầu cử

    Đề 21:

    1. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp

    2. Mối quan hệ giữa chính phủ với chủ tịch nước

    Đề 22:

    1. Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hoạt động bầu cử.

    2. Mối quan hệ giữa chủ tịch nc vs TAND tối cao.

    Đề 23:

    1. vai trò của MTTQ trong bầu cử HĐND các cấp.

    2. Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước vs Viện KSND tối cao.

    Đề 25:

    1.Bãi nhiệm,miễn nhiệm đb HĐND theo pháp luật hiện hành.

    2.Vị trí,tính chất của UBND theo pháp luật hiện hành.

    3.Hỏi thêm 1số vấn đề của UBND,HĐND,CTN,Thẩm phán,Chính Phủ.

    Đề 26:

    1.Khái niệm đặc điểm cơ quan nhà nước.

    2.Mối quan hệ giữa HĐND và UBND.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #476498   29/11/2017

    Phân tích điểm hạn chế Điều 46 Hiến pháp 1992

    Nêu và phân tích những điểm hạn chế khi điều 46 hiến pháp 1992(sửa đổi năm 2001) quy định: “ Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”

     
    Báo quản trị |  
  • #478429   14/12/2017

    Mai99_26
    Mai99_26

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiến pháp 2013

    Quy trình làm Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện qua những bước nào? Những bước đó diễn ra cụ thể trên thực tế như thế nào? Ở mỗi bước có những ai tham gia và với nội dung gì?

    - Quy trình làm Hiến pháp năm 2013 nếu đối chiếu với vai trò quan trọng của Hiến pháp thì đã có những điểm tích cực và những điểm bất cập nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #491485   11/05/2018

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    173 câu hỏi ôn tập môn Hiến pháp

    Được chia thành các Chương:

    Chủ đề 1: Các khái niệm căn bản và lịch sử lập hiến 

    Chủ đề 2: Chế độ chính trị

    Chủ đề 3: Quyền con người và quyền công dân 

    Chủ đề 4: Chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ tổ quốc

    Chủ đề 5: Bầu cử

    Chủ đề 6: Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước

    Xem chi tiết tại file đính kèm nhé các bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #501514   06/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 82 lần


    Đang học Hiến pháp thì đừng bỏ lỡ 09 câu hỏi và đáp án này nhé

    Khi tiến hành học tập cũng như tìm hiểu về Hiến pháp, các bạn không nên bỏ qua 09 câu hỏi dưới đây (Bài viết có đính kèm File đáp án nhé các bạn) để có thể hiểu về Hiến pháp và qua môn một cách dễ dàng nhé:

    Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

    Câu 2. Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

    Câu 3. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.

    Câu 4. Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc?

    Câu 5. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

    Câu 6. Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước?

    Câu 7. Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân.

    Câu 8. Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân?

    Câu 9. “…Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013). Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp?

    Cùng tìm đáp án của 09 câu hỏi này tại File này nhé:

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    HUONGNGUYEN257 (28/07/2019) DiuDiu2929 (13/03/2021)
  • #532508   04/11/2019

    H

    Mọi người cho mình hỏi tại sao nói hiến pháp là một văn bản pháp luật?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kinomotosakura vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/11/2019)