Tổng hợp các quy định về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #614877 06/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (975)
    Số điểm: 16578
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 326 lần
    SMod

    Tổng hợp các quy định về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

    Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn các doanh nghiệp xảy ra, vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động?

    Tổng hợp các quy định về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

    (1) Luật An toàn thực phẩm 2010

    Tại Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

    - Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

    - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

    - Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

    - Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

    - Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

    - Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

    - Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

    (2) Nghị quyết 07c/NQ-BCH ngày 25/02/2016

    BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Khoá XI) về Chất lượng bữa ca của người lao động nhằm thiết thực chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ), chủ động tham gia với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn ca đối với người lao động.

    Theo đó, Nghị quyết 07c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 đã đề ra mục tiêu như sau:

    - Từ năm 2016, các CĐCS trong khu vực doanh nghiệp và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (tại nơi chưa thành lập CĐCS) khi tiến hành đối thoại hoặc thương lượng tập thể cần đưa nội dung đảm bảo bữa ăn ca của người lao động với mức thấp nhất là 15.000 đồng (Mười lăm ngàn đồng), khuyến khích các doanh nghiệp nâng mức bữa ăn ca cao hơn.

    - CĐCS hoặc công đoàn cấp trên thực hiện khởi kiện giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ.

    (3) Kế hoạch 64/KH-LĐLĐ ngày 05/10/2022

    Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh có Kế hoạch 64/KH-LĐLĐ năm 2022 triển khai Kết luận 03/KL-BCH về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH về Chất lượng bữa ăn ca của người lao động.

    Trong đó, có yêu cầu các cấp Công đoàn lập trung nâng cao chất lượng bữa ăn ca của người lao động là một giải pháp chăm lo đời sống, xây dựng giai cấp công nhân theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/06/2021 của Bộ Chính trị.

    Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể có nội dung về bữa ăn giữa ca với giá trị thấp nhất từ 20.000 đồng - 25.000 đồng/1 suất trở lên đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.HCM, trừ huyện Cần Giờ có giá trị từ 18.000 đồng đến 22.000 đồng/ 1 suất trở lên.

    Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thực hiện mức tối đa theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không quá 730.000 đồng/người/tháng.

    (4) Công điện 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024

    Sau khi ghi nhận tình hình số vụ ngộ độc, số người mắc ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều, riêng năm 2023 toàn quốc đã ghi nhận 125 vụ làm trên 2.100 người mắc và làm 28 người tử vong, có xu hướng gia tăng so với năm 2022. 

    Đặc biệt vụ ngộ độc xảy ra tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 450 người mắc phải nhập viện điều trị, tiếp tục gây lo ngại trong Nhân dân. 

    Thủ tướng Chính phủ có công điện 44/CĐ-TTg ngày 03/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm, trong đó yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo:

    - Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố...;

    - Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định;

    - Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định;

    - Nghiên cứu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

    - Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

    Như vậy, trên đây là một số văn bản có liên quan đến chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Có thể thấy chất lượng bữa ăn ca của người lao động được nhà nước chú trọng quan tâm, đặc biệt là trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước có những chỉ đạo, biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

    Xem thêm: 

    Đề nghị đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

    Bếp ăn của các cơ sở giáo dục cần bảo đảm những điều kiện gì?

    Bộ Y tế: Người đứng đầu tổ chức bếp ăn tập thể phải chịu trách nhiệm ATTP

     
    86 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận