Tôi xin hỏi LS Nguyễn Văn Hậu và LS Nguyễn Kiều Hưng

Chủ đề   RSS   
  • #476970 02/12/2017

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Tôi xin hỏi LS Nguyễn Văn Hậu và LS Nguyễn Kiều Hưng

    >>> Phạt tiền hoặc truy cứu hình sự tài xế gây ùn xe tại BOT Cai Lậy

    Tôi có tình huống đang rất bức xúc sau:

    Tôi dừng xe trước nhà ông Trân Văn A để mua bánh mì. Mấy phút sau ông A lái xe ra khỏi nhà nhưng vướng xe tôi không ra được.

    Cùng lúc, phía sau xe tôi là xe của ông Lê Viết B. Ông B chờ xe tôi đi tới để được đi tiếp. Vì đường chỉ có 1 làn xe nên ông B cũng không thể vượt xe tôi.

    Tôi thì cũng muốn nhanh chóng tránh đường cho 02 ông này đi. Nhưng tại vì bà bán bánh mì không có tiền thối lại cho tôi 100 đồng. Mà bánh mì thì tôi đã ăn dở, ko thể trả lại. Nên tôi không đi được. Đồng tiền đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra được đâu thể nói bỏ là bỏ.

    Vì xe tôi chưa đi nên 2 ông A và B vẫn ở đó. Không chỉ 2 ông mà còn hàng dài cả cây số kẹt cứng.

    Chắc vì cần đi gấp nên sau 15 phút chờ đợi, 02 ông này đã gọi điện kêu CSGT và Công an Phường tới giải quyết. Có CSGT và công an tới rồi, nhưng tiền thối bà bánh mì chưa đưa nên tôi chưa thể đi.

    Mấy chú CSGT ra hiệu lệnh cho xe tôi chạy ra chỗ trống trải để chờ bà bánh mì thối 100 đồng. Nhưng tôi không thể đi, tôi đi sao được. Bà bánh mì chưa thối tiền mà!

    Rồi 30 phút sau, rồi 1 giờ sau. Bà bánh mì còn phải lên NHNN đổi tiền 100 đồng nên tôi vẫn chưa đi.

    Xe vẫn cứ kẹt mấy cây số! Hai ông này vẫn ngồi trên xe chờ tôi. Mà hình như hai vị cũng mệt nên mới vừa xuống xe, quay phim xe tôi thì phải.

    Rồi vài tiếng trôi qua, tôi vẫn nhất quyết không rời đi vì chưa lấy được tiền thối.

    Tôi nói rõ với CSGT rằng: Đây là giao dịch dân sự giữa tôi và bà bán bánh mì. Việc tôi chưa cho xe đi khỏi vì tôi chưa nhận đủ được tiền của mình trong giao dịch dân sự đó!!!

    Vậy mà, không biết vì lý do gì, sau vài giờ, CSGT thu giấy tờ xe của tôi, cẩu xe tôi đi chỗ khác!!!

    Tôi thấy tình huống của mình tương tự như vụ việc tại BOT Cai Lậy mà 02 Luật sư Nguyễn Kiều Hưng và Nguyễn Văn Hậu đã cho ý kiến nên muốn nhờ 02 Luật sư cũng như các thành viên của diễn đàn trả lời giúp tôi là:

    "CSGT có quyền thu giấy tờ và cẩu xe tôi đi để giải phóng tuyến đường không? Nếu có, xin hỏi tôi vi phạm gì mà CSGT thu giấy tờ và cẩu xe tôi đi? Đây có còn là giao dịch dân sự nữa không ? Và khi nào thì tôi phạm Điều 203 BLHS 1999 - Tội cản trở giao thông đường bộ? ".

    Tôi xin cảm ơn!!

    Trả lời báo chí, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng việc CSGT Tiền Giang lập biên bản, tạm giữ giấy tờ của tài xế khi đậu xe đợi nhân viên BOT Cai Lậy thối tiền là sai quy định.

    Luật sư Hưng phân tích: " Ở đây, tài xế không vi phạm hành chính, vì người này đang tham gia trong một giao dịch bình thường theo quy định. Việc trả phí, thanh toán tiền thừa ở đây là hợp pháp. Việc tài xế chưa di chuyển khỏi làn xe khi chưa nhận đủ tiền thừa từ giao dịch trả phí của mình là hợp lệ. Quy kết cho rằng tài xế có hành vi cản trở giao thông đường bộ là không chính xác”.

    Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Hội Luật gia TP.HCM cho biết việc tài xế đứng đợi nhận lại tiền thối là giao dịch dân sự. "Theo quy định CSGT tạm giữ giấy tờ của tài xế phải chứng minh người này vi phạm. Luật đã quy định rõ là hành vi vi phạm nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế. Còn nếu như không có lỗi vi phạm thì không được cưỡng chế", luật sư Hậu phân tích.


    Tôi biết trường hợp tôi nêu trên gần giống thực trạng diễn ra ở BOT Cai Lậy. Nhưng tôi cũng xin nói rõ rằng tôi chỉ nhờ tư vấn về việc CSGT, công an có quyền thu giấy tờ, cẩu xe tôi và mời tôi lên làm việc, phạt tôi trong trường hợp như trên hay không.

     

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 04/12/2017 10:01:56 SA Cập nhật bởi happy_smile ngày 02/12/2017 03:47:19 CH Cập nhật bởi happy_smile ngày 02/12/2017 03:34:50 CH
     
    7700 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    ntdieu (02/12/2017) shin_butchi (02/12/2017) yenhuong94 (02/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #476972   02/12/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Về cách lập luận của 2 vị Luật sư trên có rất nhiều thứ mà chúng ta phải bàn đến. Tuy nhiên với cá nhân tôi tôi chỉ tập trung vào một luận cứ cơ bản và chắc chắn nhất của 2 vị luật sư đó là việc trả tiền phí chờ tiền được trả tiền dư là một giao dịch dân sự và giao dịch này là hoàn toàn hợp pháp vì vậy nên lực lượng CSGT không có quyền cẩu xe v.v...vì biện pháp đó chỉ áp dụng đối với vi phạm hành chính (cụ thể là trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ).

    Tôi cho rằng cách nhìn của 2 vị luật sư là cách nhìn tập trung vô tiểu tiết, thiếu cái nhìn đại thể, kiểu như thấy cây không thấy rừng, thấy ngọn không thấy gốc. Tôi nói vậy vì rằng lập luận của 2 vị luật sư thoáng nghe thì rất hợp lý, tiền là mồ hôi công sức mới kiếm ra được nên dù 100 đồng cũng là lớn tôi đồng ý nhưng nó vẫn là tiểu tiết, là cái đúng và hợp lý khi chưa nhìn toàn diện vấn đề.

    Đúng là giao dịch trên là giao dịch dân sự nhưng để nói rằng hành vi đứng đợi tiền thối là hành vi "hoàn toàn hợp pháp" theo cách lập luận của luật sư tôi e là không ổn. Bởi lẽ Khoản 4 Điều 3 Bộ Luật Dân sự 2015 đã nêu rõ:

    Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

    4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

    Sẽ rất dễ dàng để chứng minh rằng hành vi dừng xe đợi tiền thối đến cả vài tiếng đồng hồ nó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trên như thế nào:

    Một là, xâm phạm lợi ích công cộng, gây ra tình trạng kẹt xe, dẫn đến vô vàn những hệ lụy nào là tốn chi phí xăng xe, tôi tin là 100 đồng không bỏ đi đâu so với việc nổ máy xe không không cả vài chục phút thậm chí là vài tiếng mà không chỉ là một xe mà hàng trăm xe như vậy, ô nhiễm môi trường, ô nhiềm tiếng ồn. Đến cả một đứa con nít cũng biết rằng việc đợi để được nhận lại 100 đồng là một việc làm phi kinh tế nếu không muốn nói là việc làm ngu xuẩn.

    Hai là, xâm phạm quyền và lợi ích người khác, tôi tin chắc rằng trong hàng trăm xe bị kẹt ở phía sau không ít những người đang phải đấu tranh với thời gian để kịp chuyến xe, kịp chuyến giao hàng để kiếm tiền mưu sinh, họ bị chịu cảnh đứng chôn chân hàng giờ liền không phải vì tự nguyện mà đơn giản là vì không thể di chuyển được

    Như vậy hành vi chờ được nhận tiền lẻ thối kia có còn là hợp pháp khi ngay mới ban đầu đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Bộ Luật dân sự?! Nguyên tắc được lập ra là để tuân thủ chứ không phải để né tránh hay giả vờ không biết đến, đặc biệt là đối với những người hành nghề luật.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #476977   02/12/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Bạn chinamnhi nói hết những gì mình nghĩ là đúng rồi. Nói thêm một chút về lập luật của 2 vị luật sư, với cách giải thích của LS áp dụng sự tương tự vào việc mua - bán bánh mì và chờ tiền thối của chủ thớt. Thì đúng đó là giao dịch dân sự, nhưng giao dịch đó có vô hiệu hay không thì cần phải bàn tiếp.

    Việc "đứng chờ tiền thối" hoàn toàn không thuộc phạm vi thỏa thuận trong giao dịch dân sự này. Trong thực tế, nếu xảy ra việc mua bánh mì - chờ tiền thối gây cản trở giao thông của người khác, thì 100% bà bán bánh mì sẽ nói một câu kiểu như "chú ơi, chạy xe lên chỗ kia đợi tui xíu tui thối tiền cho nha, kẹt xe người ta chửi chết", và đây là một thỏa thuận phát sinh trong giao dịch dân sự mua - bán bánh mì, và điều này nếu có xảy ra trong thực tế thì cũng không có gì sai trái cả, và đương nhiên lợi ích công cộng sẽ không bị ảnh hưởng (kẹt xe, tắc đường). Trong trường hợp này, nếu chủ thớt cố tình đứng chây ì gây kẹt xe, hành động của chủ thớt không thuộc phạm vi giao dịch dân sự giữa chủ thớt và bà bán bánh mì.

    Nếu như bà bán bánh mì nói "chú cứ đứng yên đây, chờ tui thối tiền lại cho", thì lúc này việc đứng yên chờ tiền thối của chủ thớt mới CÓ THỂ được xem là một phần của giao dịch dân sự của hai người, và chủ thớt có thể đứng yên đó để chờ tiền thối. Nhưng việc đứng yên đó sai hay đúng là một câu chuyện khác, như bạn chinamnhi đã trả lời rồi, giao dịch dân sự này - nó đã gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Và đương nhiên là nó sai, giao dịch dân sự này sẽ vô hiệu vì trái với luật định theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015.

    Quay về lại cách giải thích của 2 vị LS trong sự việc ở BOT Cai Lậy, nó tương tự như việc mua bánh mì và chờ tiền thối của chủ thớt đặt ra ở đây. Trong trường hợp này, phía thu phí đường bộ (chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy) 100% không hề nói với các tài xế rằng, "anh đứng yên đó chờ tiền thối".

    Trong thực tế, chủ đầu tư, các cơ quan chức năng đều dùng các biện pháp mềm mỏng trướng khi áp dụng các hình thức khác đối với các tài xế với mong muốn tài xế đưa xe ra chỗ khác để lưu thông xe cho những người phía sau. Cũng na ná với việc bà bán bánh mì yêu nói với chủ thớt là "chú chạy qua kia chờ tui thối tiền".

    Nhưng các tài xế lại không chấp hành, và cố tình chây ì và không chịu đánh xe đi. Giao dịch dân sự này, như cách giải thích ở trên thì rõ ràng nó đã vô hiệu. Vậy thì cách giải thích của 2 vị luật sư rõ ràng là không hề ổn một chút nào.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    ntdieu (02/12/2017) shin_butchi (02/12/2017) nunulaw (02/12/2017)
  • #476981   02/12/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Mình rất thích cách lập luận của bạn chinamnhi, nghe rất chắc chắn và thuyết phục.

    Các bạn thấy không? 

    Nếu đặt câu chuyện chờ tiền thối bằng việc dừng xe trước cổng nhà bạn khiến bạn không thể đi được, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn thì lúc này bạn mới thấy rằng việc làm đó là vi phạm pháp luật, là hành vi cản trở giao thông. Song, đến câu chuyện BOT Cai Lậy thì lại cãi cùn rằng hành vi này là giao dịch dân sự, hà cớ gì mà lại bị CSGT xử phạt?...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (02/12/2017) chinamnhi (05/12/2017)
  • #476998   02/12/2017

    Tôi giả sử như việc chờ tiền thối này là vi phạm nguyên tắc của Bộ luật dân sự có thể dẫn đến vô hiệu nhưng thẩm quyền giải quyết có thuộc về CSG không

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (04/12/2017)
  • #477064   04/12/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


     

    LSTranTrongQui viết:

     

    Tôi giả sử như việc chờ tiền thối này là vi phạm nguyên tắc của Bộ luật dân sự có thể dẫn đến vô hiệu nhưng thẩm quyền giải quyết có thuộc về CSG không

     

     

    Vậy cho tôi xin hỏi Luật sư trong trường hợp này thì ai là người có thẩm quyền? Với tư cách là một Luật sư (nếu như đúng theo tên user) hành nghề luật, xin cho tôi và các thành viên khác trong diễn đàn được biết với ạ!

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 04/12/2017 08:45:12 SA

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    happy_smile (04/12/2017) shin_butchi (04/12/2017)
  • #477084   04/12/2017

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Mải tranh cãi về cái vụ tiền chẵn, tiền lẻ này người ta quên mất cái vụ trạm BOT kia có đặt đúng vị trí của nó hay không? Nếu đúng thì tại sao dân lại phản ứng dữ vậy?

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    ntdieu (04/12/2017) shin_butchi (04/12/2017)
  • #477093   04/12/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Shin hỏi bác Khongtheyeuemhon 1 câu, xem bác giải quyết như thế nào nhé!

    Giả sử bác là thầy giáo của 1 lớp học nọ, thấy 2 đứa trẻ  là Tèo và Tý đánh nhau thì bác làm gì? Có phải là bác sẽ vào can ngăn rồi la rầy các kiểu không được đánh nhau. Thằng Tèo sẽ mách lại tại bạn đó đánh con, nên con đánh lại. Thằng Tý mách tại bạn Tèo lấn chỗ ngồi của con.

    Có phải bạn sẽ nói với Tèo lần sau không được đánh bạn nữa mà phải méc thầy để thầy xử không?

    Tương tự như vậy thì áp dụng trong câu chuyện BOT Cai Lậy cũng vậy.

    Mình không thể thấy cái sai người khác đã gây ra cho mình để đối ứng lại bằng một hành động sai của mình, với mục đích để "trả lại" cho người đó.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (05/12/2017) ntdieu (04/12/2017)
  • #477220   05/12/2017

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Hi shin, 

    1. Chuyện đánh nhau: tùy mục đích sẽ hành động thế nào. Không có đáp áp cụ thể. Như kiểu shin là khuyên răn, la rầy, giáo dục... liệu lần sau có đảm bảo rằng bọn chúng sẽ không đánh nhau nữa không? Chưa chắc. Trẻ con mà.

    Muốn bọn chúng không đánh nhau nữa thì phải giải quyết triệt để cái phần gốc chứ không phải giải quyết cái phần ngọn là can ngăn, la rầy. Phần gốc là gì thì mình phải xác định: lấn chỗ - đánh nhau thì tách chúng ra, ghét nhau - đánh nhau thì phải làm chúng không ghét nhau nữa... bla bla... Còn nếu mình thấy trẻ con đánh nhau mình sẽ... đứng xem, làm trọng tài... can thiệp đúng lúc để không bị thương quá nặng. Múc nhau đủ lâu và đủ đau chúng sẽ nhận thấy đánh nhau có vẻ không hay chút nào. Rồi từ từ phân tích, giảng giải sau. Khi bạo lực đang leo thang thì lý lẽ chỉ là... #$%&@ thôi. Nhảy vô nói nói nó đấm cho phù mỏ. 

    2. Chuyện BOT: Muốn giải quyết triệt để thì cũng phải giải quyết cái gốc. Chuyện tiền chẵn, tiền lẻ chỉ là cái ngọn mà thôi. Đồng ý với bạn là không thể lấy một hành động sai để đối phó với cái sai. Tuy nhiên, ở đây có vẻ như shin đã "nhận định" rằng hành vi dùng tiền lẻ qua trạm là sai? Rồi lập luận: không có tội thì tại sao công an lại bắt? Mình thì không đồng ý với quan điểm này. 

    Tài xế họ có những cách phản ứng hoàn toàn không vi phạm pháp luật (trả tiền lẻ, đòi tiền thối lại...). Họ làm những gì pháp luật không cấm thì họ làm. Còn tội cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng... thì nói thật, đúng sai chỉ là quan điểm như lật bàn tay.

    Thuế là bắt buộc phải đóng, trốn thuế là vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Phí là tự nguyện, sử dụng mới phải đóng. Tôi không dùng đường tránh mà bắt tôi phải nộp phí của cái trạm thu phí đường tránh là phi lý. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (05/12/2017)
  • #477227   05/12/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Khongtheyeuemhon viết:

    Hi shin, 

    1. Chuyện đánh nhau: tùy mục đích sẽ hành động thế nào. Không có đáp áp cụ thể. Như kiểu shin là khuyên răn, la rầy, giáo dục... liệu lần sau có đảm bảo rằng bọn chúng sẽ không đánh nhau nữa không? Chưa chắc. Trẻ con mà.

    Muốn bọn chúng không đánh nhau nữa thì phải giải quyết triệt để cái phần gốc chứ không phải giải quyết cái phần ngọn là can ngăn, la rầy. Phần gốc là gì thì mình phải xác định: lấn chỗ - đánh nhau thì tách chúng ra, ghét nhau - đánh nhau thì phải làm chúng không ghét nhau nữa... bla bla... Còn nếu mình thấy trẻ con đánh nhau mình sẽ... đứng xem, làm trọng tài... can thiệp đúng lúc để không bị thương quá nặng. Múc nhau đủ lâu và đủ đau chúng sẽ nhận thấy đánh nhau có vẻ không hay chút nào. Rồi từ từ phân tích, giảng giải sau. Khi bạo lực đang leo thang thì lý lẽ chỉ là... #$%&@ thôi. Nhảy vô nói nói nó đấm cho phù mỏ. 

    2. Chuyện BOT: Muốn giải quyết triệt để thì cũng phải giải quyết cái gốc. Chuyện tiền chẵn, tiền lẻ chỉ là cái ngọn mà thôi. Đồng ý với bạn là không thể lấy một hành động sai để đối phó với cái sai. Tuy nhiên, ở đây có vẻ như shin đã "nhận định" rằng hành vi dùng tiền lẻ qua trạm là sai? Rồi lập luận: không có tội thì tại sao công an lại bắt? Mình thì không đồng ý với quan điểm này. 

    Tài xế họ có những cách phản ứng hoàn toàn không vi phạm pháp luật (trả tiền lẻ, đòi tiền thối lại...). Họ làm những gì pháp luật không cấm thì họ làm. Còn tội cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng... thì nói thật, đúng sai chỉ là quan điểm như lật bàn tay.

    Thuế là bắt buộc phải đóng, trốn thuế là vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Phí là tự nguyện, sử dụng mới phải đóng. Tôi không dùng đường tránh mà bắt tôi phải nộp phí của cái trạm thu phí đường tránh là phi lý. 

    Cám ơn bác Khongtheyeuemhon đã phản hồi ý kiến của Shin, 

    Về câu chuyện trẻ con đánh nhau mà bác giải thích, chung quy lại cũng là giải thích cho chúng hiểu, thấy đánh nhau có vẻ không hay chút nào rồi từ từ phân tích giảng giải để không xảy ra trường hợp đó nữa, vậy tại sao không áp dụng như BOT nhỉ? 

    Và Shin không đồng quan điểm với bác về câu chuyện cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng là quan điểm như lật bàn tay. 

    Trong khi chờ thối tiền, phía trạm thu phí vẫn có thể yêu cầu tài xế đứng sang 1 bên chờ để cho những xe sau đi qua, không gây tắc nghẽn giao thông, việc không chịu đứng sang 1 bên để chờ thối tiền của 1 số tài xế là hành vi cố tình nhằm gây cản trở, ách tắc giao thông để phản đối câu chuyện BOT đặt sai.Ở đây mình không nói là việc dùng tiền lẻ hay chờ thối tiền là sai, mà ẩn sau của việc chờ thối tiền là với mục đích gì?

    Việc làm này không những là hành vi trái pháp luật, trái với đạo đức và luân lý xã hội. Nói đơn giản, bạn thấy hành vi vi phạm pháp luật của 1 người và bạn phản ứng lại bằng một hành vi vi phạm pháp luật khác, thì bạn có vi phạm không?

     
    Báo quản trị |  
  • #477424   06/12/2017

    dường như bạn muốn kết luận là các anh tài xế vi phạm pháp luât?...

    vấn đề các anh tài xế có vi phạm pháp luật?

    hay các bạn tranh luận là hành xữ của các anh tài xế như vậy có đúng hay không?

    chung quy lại ai đó có vi phạm pháp luật hay không thì chỉ là ranh giới, họ phạm tội hay không chỉ cần lận luận và dẫn chứng căn cứ phám luật là có thể cho họ là vi phạm phám luật. bên cạch đó cần để kết luật là vi phạm hay không cần có điều tra, chứng minh, hiện trường...... và các yếu tố khác mới kết luận đc, sự việc BOT các bạn ngồi ở nhà mà kết luận là ko đc

    Cái mk muốn nói ở đây là không cần tranh cãi về ai vi phạm pháp luật vì trường hợp BOT là vấn đề xã hội và cần nghiên cứu

    thứ nhất là cái trạm đặt ở đó đúng không? nếu không đúng thì tại sao lại đặt đó có hay không cái thủ tục xin-cho cần đtra làm rỏ.

    Thứ 2 là việc các anh tài xế trả tiền lẻ nói lên điều gì? các anh tài xế là những công dân nên việc trả tiền lẻ là 1 hình thức phẩn đối sự việc sai trái của các cơ quan có liên quan. hình thức phản đối như thế nào tùy theo đối tượng lựa chọn thôi, phán luật bảo vệ cho ai? các cơ quan chức tránh bảo vệ cho ai? trường hợp này tránh nhiệm thuộc về ai... khi lợi ích của nhân dân bị xâm phạm mà không đc bảo vệ thì họ tự bảo vệ thôi...

     

     
    Báo quản trị |