Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản người khác...theo điều 137 của BLHS.( xe có chìa khóa sẳn ,khởi động máy điều khiểu CÔNG NHIÊN chẳng có ai cãn trở ,níu kéo giành giật....) tội ấy lọt vào khoản 3 điều 8 thuộc tội Rất Nghiên Trọng ít nhất 7 năm tù...
I. Các dấu hiệu của tội phạm
1. Chủ thể
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 137 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 137 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
2. Khách thể
Quan hệ về tài sản (quân hệ sở hữu)
Nếu xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì có thể bị truy cứu thêm về tội phạm khác (tội cố ý giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác…)
3. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi chiếm đoạt tài sản công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khác như thiên tai,, hỏa hoạn, chiến tranh… (khác với tội cướp giật ở chỗ không cần sự nhanh chóng)
- Hậu quả: người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.
Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý
- Mục đích chiếm đoạt tài sản
II. Hình phạt
1. Hình phạt chính
- Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu tài sản bị chiếm đoạt giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Hành hung để tẩu thoát;
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
+) Tái phạm nguy hiểm;
+) Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
+) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
+) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng
Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 13/10/2015 05:45:27 SA
Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?
nguoitruongphu