Tội trộm cắp

Chủ đề   RSS   
  • #246479 02/03/2013

    mailoan_03

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội trộm cắp

    Em trai cháu năm nay 21 tuổi và vi phạm phần "a và đ" của phần 2 nhỏ trong diều luật 138 của bộ luật hình sự năm 199. Vậy em cháu có được   kháng cáo hay không^. Gia đình cháu cần làm những gì để giảm nhẹ tội cho em của minh^ Vì từ nhỏ cho tới 20 tuổi e chấu là 1 đứa con ngoan hiền, ai cũng quý mến! nhưng từ khi đi chơi với mấy đứa đầu trộm đuôi cướp thì trở nên hư hỏng như vậy! Mong các anh, chị, cô chú giúp đỡ! 

     
    6140 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #246527   02/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào bạn!

    Gia đình bạn có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật. Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự:

     

    Điều 231. Những người có quyền kháng cáo

    Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

    Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi íích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

    Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

    Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

    Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.

     

    Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị

    1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

    Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.

    2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ởphong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.

    Bạn có thể căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điều 46 Bộ luật hình sự để thực hiện, cung cấp căn cứ giảm nhẹ cho Tòa án phúc thẩm để được xem xét giảm nhẹ. Gia đình bạn, ông nội/ ngoại có công với cách mạng, Huân chương kháng chiến thì bạn có thể nộp bổ sung, gia đình hoàn cảnh khó khăn thì bạn nên làm đơn trình bày hoàn cảnh có xác nhận của chính quyền địa phương, đơn xin giảm nhẹ hình phạt. . .

     

    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ  trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    mailoan_03 (03/03/2013)
  • #246615   03/03/2013

    mailoan_03
    mailoan_03

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Cháu xin cảm ơn luật sư nhiều!

    Ông nội và ông ngoại cháu là người đã có công với cách mạng!

    Gia đình cháu chưa biết rõ tội của em mình, Nhưng theo cháu được biết thì em cháu thuộc g. h. o. Của điều 46 trong các "tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự".

    Luật sư cho cháu biết những bước đầu làm đơn kháng cáo cần chuẩn bị những gì^

     
    Báo quản trị |  
  • #246622   03/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào Mai Loan!

    Như vậy, em của bạn có thể được Tòa án áp dụng điều 47 Bộ luật hình sự quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật.

    Gia đình cung cấp cho Tòa án những bản phô tô công chứng các Huân, Huy chương kháng chiến, các giấy tờ chứng minh có công với cách mạng, kèm đơn trình bày hoàn cảnh có xác nhận của chính quyền địa phương và đơn xin giảm nhẹ hình phạt nộp kèm theo đơn kháng cáo.

    Bạn chỉ cần nộp Đơn kháng cáo theo mẫu quy định và các tài liệu xin giảm nhẹ TNHS như trên.

    Bạn tham khảo mẫu đơn kháng cáo sau, điền đầy đủ các thông tin và nộp tại Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử.

     

    MẪU SỐ 01

    (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04  tháng 8 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

     

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                             ……, ngày….. tháng …… năm……

     

                                        ĐƠN KHÁNG CÁO

     

    Kính gửi: Toà án nhân dân (1)……………………………………………

    ……………………………………………………………………............

     

    Người kháng cáo: (2)……………………………………………………….………..

    Địa chỉ: (3) …………………………………………………………………..………

    ……………………………………………………………………………………….

    Là: (4)………………………….……………………………………………….........

    Kháng cáo: (5)……..………………………………………….…………….…….....

    …………………………………………………………………………………….....

    Lý do của việc kháng cáo: (6)  ……………………………………………….……...

    ………………………………………………………………………………………..

    Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: (7) …………………

    …………………………….………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………..

    Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: (8)

    1……………………………………………………………………………………

    2……………………………………………………………………………………

    3……………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………..

     

    Người kháng cáo (9)

    (Ký tên hoặc điểm chỉ)

    Họ và tên

    Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01:

    (1) Ghi tên Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Toà án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

    (2) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì ghi họ và tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).

    (3) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).

    (4) Ghi tư cách pháp lý của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố H theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).

    (5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2006/DS-ST ngày 15-01-2006 của Toà án nhân dân tỉnh H).

    (6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.

    (7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

    (8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) bản sao Giấy đòi nợ…).

    (9) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

    (Ví dụ:   Người kháng cáo

    Tổng Công ty X

    Tổng Giám đốc

    (Ký tên, đóng dấu)

    Nguyễn Mạnh T)

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    mailoan_03 (03/03/2013)
  • #246659   03/03/2013

    mailoan_03
    mailoan_03

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Vâng! Mai Loan xin chân thành cảm ơn Luật Sư rất nhiều!

    ah! Công an xã có quyền được đánh tội phạm hay không Luật Sư^  

     
    Báo quản trị |  
  • #246666   03/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào Mai Loan!

    Pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của mỗi công dân, không ai được phép đánh người, cũng như công an xã không được phép đánh tội phạm.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    mailoan_03 (04/03/2013)
  • #246865   04/03/2013

    mailoan_03
    mailoan_03

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Vâng! 

    Mai loan xin cảm ơn luật sư thêm lần nưa ! ^^

     
    Báo quản trị |  
  • #246943   05/03/2013

    mailoan_03
    mailoan_03

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Công an đã bắt được những người đồng phạm.Nhưng người cầm đầu thì đã bỏ chốn, như vậy thì phải chờ bao lâu nữa thì tòa án mới xét sử vụ án. Nếu không bắt được người cầm đầu thì sao^ Mong Luật Sư cho Mai Loan lời giải^^

     
    Báo quản trị |  
  • #247084   05/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào Mai Loan!

    Nếu vụ án đang được điều tra, Cơ quan điều tra bắt thêm các đồng phạm khác thì Cơ quan điều tra vẫn tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

    Khi có kết luận điều tra, Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát, Viện kiểm sát truy tố chuyển hồ sơ sang Tòa án mà Cơ quan công an mới bắt được thêm đồng phạm thì những đồng phạm được điều tra xử lý sau. Vụ án của em bạn được truy tố, xét xử trước theo quy định.

    Người cầm đầu bỏ trốn, Cơ quan điều tra sẽ ra Lệnh truy nã khi nào bắt được xử lý sau.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #247100   05/03/2013

    mailoan_03
    mailoan_03

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Vâng! M.Loan cảm ơn Luật Sư nhiều ^^

     
    Báo quản trị |  
  • #247304   06/03/2013

    mailoan_03
    mailoan_03

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật Sư ơi! e cháu hog có tội gì cả. hjhjhj....mấy công an nghi ngờ nên gọi e cháu lên thôi! e cháu được về lúc 17h chiều nây rồi. hjhjhj...

     
    Báo quản trị |