tội trộm cắp

Chủ đề   RSS   
  • #185575 14/05/2012

    tranvynha

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tội trộm cắp

     chào luật sư! cháu xin phép hỏi luật sư ! bạn cháu năm nay 19 tuổi, đang là sinh viên. gia đình cũng hoàn cảnh nhưng bạn rất tốt, chăm chỉ, được mọi người quý mến. nhung vì mới đây bạn cháu có hành vi trộm cắp tài sản của người khác,.hành vi của bạn cháu có sự tính toán, chuẩn bị từ trước, và số tiền trộm là hơn 40 triệu đồng. hiện đang bị bắt giữ.khi bị bắt thì bạn cháu đã rất ăn năn, ngoài ra, người bị hại còn có ý định lúc lên tòa sẽ xin giảm nhẹ tội cho bạn cháu.vậy cho cháu hỏi bạn cháu sẽ bị xử phạt như thế nào và liệu bạn cháu có được hưởng mức án treo k? nếu có thì khoảng bao nhiêu năm tù treo? mong luật sư trả lời sớm cho cháu và gia đình bạn được biết .cảm ơn luật sư rất nhiều !
     
    15298 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #185673   15/05/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Theo như bạn trình bày thì có vẻ bạn của bạn chưa có tiền án tiền sự gì. Vì vậy với tài sản trộm cắp là 40 triệu đồng, người bạn sẽ bị truy cứu TNHS về tội "Trộm cắp tài sản" theo khoản 1 Điều 138 BLHS, có mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

    Bạn đó có thể được hưởng các tình tiết giảm nhẹ sau:

    - Do chưa có tiền án nên được hưởng tình tiết "Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" quy định tại điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS.

    - Nếu khai báo thành khẩn, thực sự ăn năn hối cải thì được hưởng tình tiết "Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS.

    - Nếu người bạn đã bồi thường đầy đủ cho người bị hại thì được hưởng tình tiết "Người phạm tội tự nguyền bòi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS.

    - Việc người bị hại xin giảm nhẹ giúp cho người bạn được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS.

    Với nhiều tình tiết giảm nhẹ như trên, người bạn đó hoàn toàn có khả năng được hưởng án treo. Và mức phạt tù cho hưởng án treo là từ 3 tháng đến 3 năm theo quy định của điều luật.

    Tuy nhiên số tiền 40tr cũng là tương đối lớn (nếu 50tr thì đã chuyển sang khoản 2 có khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm). Do đó không loại trừ khả năng người bạn sẽ chỉ được giảm nhẹ hình phạt mà không được hưởng án treo.

    Thân ái!


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #185995   16/05/2012

    luanls89
    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


              Chào bạn tranvynha và anh BachThanhDC, tôi xin bổ sung các căn cứ pháp lý là các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 để rõ hơn cho câu trả lời của anh BachThanhDC như sau:

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1.   Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2.   Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3.   Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4.   Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5.   Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1.   Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    2.   Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

    3.   Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

    Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án
    Trân trọng!

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luanls89 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (29/05/2012)
  • #186008   16/05/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


            Chào bạn trường hợp của bạn 2 luật sư trên tư vân tương đối cụ thể tôi chỉ có một vài ý kiến tư vân sau
             Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù.
             Điều kiện áp dụng án trei
             Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự:
             “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.

             Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

    Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

    c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

    d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

             Đê được giải đáp rõ hơn vui lòng liên lạc LS. Lê Thư, Công ty Luật Hà Sơn, SĐT 0977184216, Email; Thulelaw@gmail.com

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (29/05/2012) nguyenson5185 (01/06/2012)