Không hiểu trong tình huống trên có điều gì vướng mắc mà bạn phải băn khoăn. Tôi nghĩ ai cũng có thể định tội rõ ràng trong trường hợp này.
*Định tội A -
TH1:A phạm
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản , ĐIều 137, BLHS 1999 (định tội càng trở nên đơn giản khi mà giá trị tài sản chiếm đoạt vừa đúng 2 triệu đồng ! )
Luật sửa đổi bổ sung một số điều BLHS năm 2009 viết:Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
+
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm
quan hệ sở hữu.
+
Chủ thể của tội phạm là người thành niên, có đầy đủ năng lực TNHS (người không có năng lực TNHS không biết nhặt tiền cho vào túi rồi bỏ chạy, sau đó chạy ra chỗ vắng đếm tiền,...)
+
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
+
Hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có đặc điểm là mang tính
công khai và
ngang nhiên. Chủ sở hữu biết mà không thể làm gì.
-
TH2: A chưa đủ 16 tuổi, tôi A phạm vào thuộc loại tội ít nghiêm trọng do đó A khôgn bị truy cứu TNHS.
BLHS 1999 viết:Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
*Định tội C -C phạm
tội cưỡng đoạt tài sản, theo khoản 1, ĐIều 135,BLHS 1999
BLHS 1999 viết:Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
+Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
+Chủ thể của tội phạm là người thành niên, có đầy đủ năng lực TNHS (C là một vận động viên cử tạ nên có thân hình to lớn, nhìn có vẻ giang hồ)
+Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
+ Hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội có lời nói khống chế về tinh thần người quản lý tài sản nếu không đưa tài sản cho "y" thì "y" sẽ dùng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân. C không thể biện minh rằng chỉ nói đùa bởi khi thực hiện hành vi chỉ có A và C, trong khi đó, khi xem xét về sức mạnh của hai bên, có thể dễ dàng nhận thấy bên nào khỏe hơn; hơn nữa, khi có người phát hiện và la lên "Mày định cướp à" thì C bỏ chạy, chứng tỏ "có tật giật mình" (có lẽ C nhận ra người đó là một "hiệp sĩ SBC" nổi tiếng nào đó, cho nên mặc dù trong có vẻ côn đồ mà nghe hét một tiếng đã chạy mất mặt !!) . Tình tiết"A liền đưa tiền cho C và đang định bỏ đi" chứng tỏ A đã giao tiền dưới sự uy hiếp của C và C cũng đã nhận tiền. Hơn nữa, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi này, không cần biết đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa.
Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 30/04/2011 12:07:32 CH
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.