Tôi có thắc mắc về Sang tên Sổ đỏ từ người thân đã mất

Chủ đề   RSS   
  • #517748 05/05/2019

    MinhDuc113

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/05/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có thắc mắc về Sang tên Sổ đỏ từ người thân đã mất

    Chào các Luật sư tại Dân Luật, tôi có thắc mắc như sau:
    - Gia đình tôi có 7 người ( hiện Hộ khẩu mới có 7 người như trên do ba tôi đứng tên).
    - Nhưng sổ đỏ do bà nội tôi đứng tên, nay nhà đã xuống cấp (được xây năm 1994 đến nay) muốn được sửa lại và làm sổ đỏ lại. Nhưng các bác tôi (không có tên trong hộ khẩu lại không đồng ý).
    Các bác đã có nhà cửa và sự nghiệp riêng trong khi đó ba tôi là người nuôi bà nội và đóng thuế và các nghĩa vụ khác. Tính ra đã được khoảng 20 năm.
    - Như vậy gia đình tôi có mong muốn được sang tên cho ba và xây nhà thì phải làm sao thưa các Luật sư.

    Xin được nói thêm là ba tôi đã hỏi ý các bác và các bác vẫn chưa chịu đồng ý cho ba tôi làm sổ đỏ và xây nhà mới. Nhưng chưa có tranh chấp và pháp luật.
    Mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. 
    Gia đình tôi rất cảm ơn.

     

     
    3310 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #517807   07/05/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp thì có thể trường hợp này tuy quyền sử dụng đất mang tên bà của bạn nhưng nó là tài sản chung vợ chồng của bà bạn và ông bạn theo quy định tại điều 33,34 Luật hôn nhân gia đình 2014. Bà bạn chỉ có quyền định đoạt đối với một nửa quyền sử dụng đất trên.

    Trong trường hợp này, khi ông bạn mất không để lại di chúc , một nửa quyền sử dụng mảnh đất thuộc quyền sử dụng của ông bạn sẽ được để lại thừa kế cho bà bạn và các con của ông bà bạn (tức cô gì chú bác của bạn). Những người này là những người có quyền được hưởng những phần thừa kế bằng nhau từ di sản thừa kế ông bạn để lại theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 điều 651 Bộ luật dân sự 2015

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

    Như vậy, bà bạn chỉ có quyền định đoạt một phần quyền sử dụng đất trên và những người con của ông bà bạn cũng là những người có quyền đối với mảnh đất trên, bà bạn muốn chuyển quyền sở hữu cho anh trai bạn phải tiến hành khai nhận thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản có chữ ký của những người cùng hàng thừa kế. Sau đó bà bạn tặng cho bố bạn.

    Trong trường hợp Thửa đất bạn đang đề cập tới đứng tên bà của bạn(tài sản riêng của bà) thì bà bạn là chủ sử dụng đất, còn ba của bạn không có quyền sử dụng với thửa đất đó. Vì thế, để sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ba bạn phải thực hiện 1 trong các hình thức chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặn cho, chuyển đổi…) và bà bạn không thể tự thực hiện việc sang tên sổ đỏ vì về mặt pháp luật phải có sự chuyển đổi từ người chủ sử dụng đất trên Giấy chứng nhận sang người khác.

    Còn trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình nghĩa là cấp cho tất cả những thành viên trong hộ gia đình đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất mà bà bạn là đại diện đứng tên thì tất cả những người trong gia đình đều có quyền quyết định chuyển nhượng quyền sử dụng đất này. Theo đó, để tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần có sự đồng ý, ký tên của những người trong hộ gia đình trên các văn bản giao dịch quyền sử dụng đất.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    van711 (10/05/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.