Tòa tuyên án “kín”, được không?

Chủ đề   RSS   
  • #227635 19/11/2012

    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Tòa tuyên án “kín”, được không?

     

    Ngày 14-11 vừa qua, TAND TP.HCM đã xử kín một vụ cố ý gây thương tích vì mâu thuẫn tình cảm. Một tình tiết tố tụng đáng chú ý và gây nhiều tranh cãi trong vụ án này là tòa tuyên án “kín”…

     

    Theo hồ sơ, tối 7-1, chị THY đã đến Công an phường 19, quận Bình Thạnh (TP.HCM) trình báo về việc em trai của chị bị ĐTTT tạt acid. Đầu đuôi sự việc là em trai chị Y. đã có vợ nhưng vẫn quan hệ tình cảm với T. Sau khi biết chuyện, T. liền hẹn em trai của chị đến chung cư Phạm Viết Chánh (phường 19) để gặp và gây ra sự việc trên.

    Ai có liên quan mới được nghe tuyên án

    Sau đó, T. bị khởi tố, truy tố về tội cố ý gây thương tích. Xử sơ thẩm, TAND quận Bình Thạnh đã tuyên phạt T. bốn năm sáu tháng tù. Sau phiên xử, T. kháng cáo xin giảm án.

    Tại phiên xử phúc thẩm, cả phía bị cáo lẫn nạn nhân đều yêu cầu xử kín do không muốn tổn thương danh dự và bị xâm phạm đời tư. Xét yêu cầu này của họ là chính đáng, hợp lý nên tòa phúc thẩm đã chấp nhận. Tuy nhiên, đến phần tuyên án, thay vì tuyên án công khai thì tòa phúc thẩm lại đóng cửa phòng xử không cho ai vào theo dõi, ngoại trừ HĐXX, thư ký phiên tòa, kiểm sát viên, luật sư, bị cáo và người bị hại. Kết quả là bị cáo T. được tòa giảm một phần hình phạt, còn bốn năm tù.

    Hai quan điểm trái ngược

    Việc tòa đóng cửa phòng xử, chỉ cho những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng nghe tuyên án là một sự kiện hi hữu bởi trong thực tiễn xét xử, với các vụ án được xử kín tương tự, khi tuyên án, các tòa vẫn mở cửa phòng xử và tuyên đọc bản án công khai. Bởi lẽ Điều 18 BLTTHS hiện hành đã quy định: “Việc xét xử của tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

    Chúng tôi đã trao đổi với một số chuyên gia pháp luật và nhận được hai luồng quan điểm trái ngược.

    Theo kiểm sát viên Nguyễn Anh Đức (Bố Trạch, Quảng Bình), tòa có thể xử kín nhưng khi tuyên án phải công khai, nghĩa là tuyên cho mọi người cùng nghe chứ không giới hạn trong những người tiến hành tố tụng hay tham gia tố tụng. Quy định này đảm bảo rằng phán quyết của tòa phải được công khai, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo được mục tiêu răn đe và phòng ngừa chung. Một điều quan trọng nữa của việc tuyên án công khai đó là bản án sẽ được nhân dân, xã hội giám sát.

    Ngược lại, Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM) lại hiểu luật quy định “tuyên án công khai” theo nghĩa tòa chỉ công khai với những người đã tham gia phiên tòa chứ không phải cho cả những người không liên quan đến vụ án. Ông lý giải: Nếu tòa công khai tuyên án cho cả những người không liên quan đến vụ án nghe thì vụ án sẽ không còn là xử kín nữa. Bởi lẽ dù xử kín nhưng bản án khi tuyên vẫn phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của một bản án thông thường, không thể cắt bớt hay lược bỏ các phần nhạy cảm, không thể viết tắt tên của bị cáo hay người bị hại…

    Còn theo luật sư Lê Thành Kính (Đoàn Luật sư TP.HCM), cách hiểu phổ biến hiện nay về “tuyên án công khai” là mọi người ai cũng có quyền được nghe. Tuy nhiên, luật sư Kính cũng băn khoăn rằng nếu bản án được tuyên công khai như thế thì chắc chắn mọi người đều biết được nội dung vụ án, vậy thì còn gì là xử kín nữa. Vì vậy, luật sư Kính cho rằng các cơ quan tố tụng trung ương cần phải có sự xem xét, hướng dẫn về trình tự xử kín sao cho phù hợp và đúng ý nghĩa.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia và thông tin tới bạn đọc.

    Chế định xử kín được quy định từ BLTTHS năm 1988. Theo nhiều chuyên gia, việc quy định về xử kín là hoàn toàn hợp lý, vì lợi ích của Nhà nước, vì giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc hay thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với nhân phẩm, danh dự, đời tư của bị cáo, người bị hại. Quy định này cũng phù hợp với hầu hết pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới.

    Một phiên tòa được xử kín vẫn phải tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục tố tụng như một phiên tòa bình thường. Cái khác là tòa hạn chế tối đa những người tham dự và chỉ có những người được tòa triệu tập mới được có mặt. Cụ thể, trong phiên tòa xử kín chỉ có HĐXX (thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc thẩm phán “cánh gà”), kiểm sát viên, bị cáo, người bị hại, luật sư của bị cáo, luật sư của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người liên quan, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch được tham gia phiên tòa. Các chủ thể khác như người thân của bị cáo, người bị hại... đều không được tham gia. Tuy nhiên, đến phần tuyên đọc bản án thì mọi người quan tâm đều có thể vào phòng xử để nghe.

    Một số vụ xử kín nhưng tuyên án công khai

    - Tháng 3-2011, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xử kín vụ nguyên hiệu trưởng Trường THPT thị trấn Việt Lâm, Vị Xuyên (Hà Giang) Sầm Đức Xương mua dâm học trò. Kết quả là bị cáo Xương bị tòa phạt chín năm tù về tội mua dâm người chưa thành niên.

    - Tháng 6-2008, TAND TP Hà Nội đã xử kín vụ bốn sinh viên phát tán video clip sex của diễn viên, ca sĩ Hoàng Thùy Linh lên mạng Internet. Kết quả là bốn bị cáo Nguyễn Hữu Tài, Vũ Thị Thùy Linh, Võ Thanh Hiệp, Nguyễn Thu Linh lần lượt lãnh từ 20 tháng tù treo đến 30 tháng tù treo về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

    - Tháng 6-2006, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã xử kín vụ cựu ca sĩ người Anh Gary Glitter (Paul Francis Gadd) dâm ô đối với trẻ em. Kết quả là Gary Glitter bị tòa tuyên y án sơ thẩm ba năm tù. Cũng như bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tòa phúc thẩm quyết định trục xuất Glitter ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù, buộc Glitter bồi thường tiếp cho hai bé gái nạn nhân mỗi bé 5 triệu đồng (sau phiên sơ thẩm, Glitter đã bồi thường 2.000 USD cho mỗi nạn nhân).

    - Tháng 10-2004, TAND TP Hà Nội xử kín vụ nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao Lương Quốc Dũng và đồng phạm Nguyễn Thị Quỳnh Nga hiếp dâm trẻ em. Kết quả là tòa phạt bị cáo Dũng tám năm tù, Nga bảy năm tù.

    Trong các phiên tòa trên, các phần thủ tục, xét hỏi, tranh luận… tòa xử kín nhưng đến phần tuyên án công khai, tòa đều mở cửa phòng xử để những người quan tâm vào theo dõi.

    HOÀNG YẾN

    Nguồn:  phapluattp.vn

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    6167 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    chaulevan (21/11/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #227640   19/11/2012

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào các bạn!

    Vấn đề tuyên án "kín" vẫn đang có nhiều quan điểm khác nhau. Mong các bạn cho xin ý kiến của mình...

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    chaulevan (21/11/2012)
  • #227848   20/11/2012

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


     

    Tòa tuyên án “kín” là sai luật!
    Như chúng tôi đã phản ánh trên số báo trước, trong một phiên xử kín, việc TAND TP.HCM đóng cửa phòng xử, chỉ cho những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng nghe tuyên án đã gây nhiều tranh cãi.

     

    Qua trao đổi, các chuyên gia đều khẳng định việc này là sai luật…

    Chỉ có một cách hiểu

     

    Xét xử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Điều 18 BLTTHS chỉ cho phép tòa xử kín trong một số trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ nhưng vẫn phải tuyên án công khai. Đó là quy định bắt buộc. Và công khai không thể hiểu theo nghĩa giới hạn chỉ những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong vụ án. Nếu hiểu công khai theo nghĩa hạn chế như trên thì điều luật sẽ quy định rõ xử kín và tuyên án kín chứ không cần quy định như câu chữ “tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”. Pháp luật nước ta áp dụng theo nguyên tắc án văn nên cần phải tôn trọng và hiểu đúng nghĩa của câu từ.

     

    Kiểm sát viên cao cấp VÕ VĂN THÊM, Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao

    Mọi người đều có quyền được nghe tuyên án

     

    Luật khẳng định việc xét xử phải công khai và mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa. Trong trường hợp đặc biệt phải xử kín thì việc tuyên án vẫn phải công khai. Khái niệm công khai này có nghĩa là mọi người đều có quyền được nghe tuyên án.

     

    Tuy nhiên, nhằm để bảo vệ quyền nhân thân, tránh đời tư bị xâm phạm trong một số vụ án được xử kín, khi nghe tuyên án công khai, báo chí cần chú ý không được đưa hình ảnh, tên tuổi của nạn nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Riêng về người phạm tội, báo chí có thể đưa bởi ngoài việc phải chịu mức hình phạt tương xứng với hành vi, tính chất, mức độ phạm tội thì việc xét xử còn phải đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung nên bị cáo mặc nhiên phải chịu mất, hạn chế một số quyền về nhân thân.

    Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM

    Theo luật, tất cả phiên tòa hình sự đều phải tuyên án công khai. Ảnh: HTD

    Không được đóng cửa phòng xử

     

    Quy định của BLTTHS cho phép chúng ta hiểu rằng tuyên án công khai nghĩa là tuyên cho mọi người cùng nghe chứ không chỉ giới hạn trong những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

     

    Nếu hiểu theo hướng tuyên án công khai là tuyên án mà chỉ có người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng nghe thì nó không còn là công khai nữa. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi so sánh sự tham gia, tham dự phiên tòa của các chủ thể trong phần xử kín (các thủ tục xét hỏi, tranh luận) và phần tuyên án công khai. Trong phần thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa do xử kín nên chỉ cho phép có người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng vào phòng xử án. Tới phần tuyên án, dù gọi là công khai nhưng cũng chỉ cho phép người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng vào phòng xử án, còn người khác thì không được vào. Như vậy, nếu theo cách hiểu này thì khái niệm “công khai” sẽ có phạm vi bằng khái niệm “kín”. Điều này là mâu thuẫn và bất hợp lý.

    Đại từ điển tiếng Việt, trang 456, NXB Văn hóa Thông tin có định nghĩa về “công khai” là “không giấu giếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết”. Chính vì vậy việc tòa đóng cửa, tuyên án “kín” theo tôi là chưa phù hợp quy định.

    Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM

    Đủ 16 tuổi trở lên là có quyền nghe tuyên án

     

    Khái niệm công khai trong BLTTHS phải được hiểu là bất kỳ công dân nào từ 16 tuổi trở lên, không có hành vi gây rối trật tự thì không ai được phép ngăn cản họ vào phòng xử nghe tuyên án công khai những vụ án xử kín. Để đảm bảo bí mật quốc gia, bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng và thuần phong mỹ tục một số trường hợp tòa án có thể tiến hành xử kín, tức chỉ những người liên quan được tòa triệu tập đến mới có thể tham dự. Tuy nhiên, việc tuyên án đối với những vụ án được xử kín vẫn là công khai, không thể chỉ giới hạn trong phạm vi những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Bản án tòa tuyên có thể chỉ tuyên những nội dung cơ bản và quyết định mà HĐXX đã thống nhất sau khi nghị án.

     

    TS NGUYỄN DUY HƯNG, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương)

    Hiểu cho đúng khái niệm

     

    Không thể hiểu quy định “tuyên án công khai” theo nghĩa tòa chỉ công khai với những người đã tham gia phiên tòa chứ không phải cho cả những người không liên quan đến vụ án với lý do nếu tòa công khai tuyên án cho cả những người không liên quan đến vụ án nghe thì vụ án sẽ không còn là xử kín nữa.

     

    Luật vẫn là luật, luật quy định thế nào phải thực hiện thế đó, mọi người phải nghiêm chỉnh tuân thủ, nếu không đồng tình với nội dung quy định thì có thể kiến nghị cơ quan chức năng xem xét sửa đổi.

    Nếu lập luận rằng tòa chỉ công khai với những người đã tham gia vụ án thì các phần xét xử kín trước đó, với sự hiện diện của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng liên quan tới vụ án cũng phải được xem là xét xử công khai. Bởi lẽ thành phần người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ở các phần xử kín này giống hệt như khi tuyên án nên nếu phần tuyên án được xem là tuyên án công khai thì ở phần xét xử kín cũng phải xem là xét xử công khai. Hóa ra phiên tòa xử kín, được tuyên án kín lại trở thành phiên tòa xử công khai và tuyên án công khai?! Nhận định “kín” và “công khai” như thế mang tính chủ quan, khiên cưỡng, không thuyết phục.

    Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM

    HOÀNG YẾN thực hiện

    Nguồn:  phapluattp.vn

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    chaulevan (21/11/2012)
  • #228115   21/11/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Giúp luatsuchanh cập nhật:

     

     

    Tòa tuyên án “kín”: Vi phạm tố tụng nghiêm trọng!
    Không riêng nước ta mà trên thế giới, pháp luật tố tụng của hầu hết các nước cũng đều có quy định về chế định xử kín.

     

    Ở nước ta, xử kín là một nguyên tắc hiến định, được cụ thể hóa tại Điều 18 BLTTHS hiện hành: “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

    Trong vụ án cụ thể này, có ba chuyện cần phải bàn:

    Thứ nhất, việc tòa phúc thẩm xử kín là theo yêu cầu của bị cáo và người bị hại. Tuy nhiên, yêu cầu này có chính đáng hay không? Bí mật đời tư của bị cáo và người bị hại có được pháp luật bảo vệ hay không? Ở đây, em trai chị Y. đã có vợ nhưng vẫn quan hệ tình cảm với T. Biết chuyện, T. liền hẹn gặp em trai của chị Y. và gây án. Ngoại tình, mâu thuẫn tình cảm gây thương tích thì có gì mà phải xử kín?! Nếu chỉ vì để giữ kín hành vi ngoại tình của bị cáo và người bị hại rồi đề nghị tòa xử kín thì yêu cầu này là không chính đáng. Tòa quyết định xử kín là vi phạm tố tụng.

    Thứ hai, tòa đóng cửa phòng xử, chỉ cho những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng nghe tuyên án liệu đã đúng luật? Tuyên án công khai là nguyên tắc hiến định, không thể tùy tiện vi phạm. Chúng ta không thể viện cớ “chỉ công khai với những người đã tham gia phiên tòa chứ không phải cho mọi người được biết” để đóng cửa phòng xử án, không cho ai vào theo dõi. Điều này là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

    Thứ ba, mục đích của việc xử kín là không để cho mọi người biết được bí mật nhà nước, những hành động ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc bí mật của đương sự. Nhưng tòa lại phải tuyên án công khai nên bản án của tòa viết như thế nào để đạt được mục đích của việc xử kín là vấn đề cần quan tâm. Nếu bản án tuyên công khai lại kể ra những gì cần phải giấu đi thì mục đích của việc xử kín sẽ không đạt được.

    Theo tôi, bản án xử kín không thể mô tả tất cả hành động của người phạm tội mà chỉ viết tóm tắt hành vi phạm tội; những nội dung nào thuộc bí mật nhà nước, bí mật của đương sự hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc thì không được ghi trong bản án. Ví dụ: Bị cáo có hành vi dâm ô trẻ em nhưng nếu vụ án được xử kín thì biểu hiện của hành vi dâm ô như thế nào chỉ những người trong phòng xử án mới biết, người khác không biết được; bản án cũng không được viết các hành động dâm ô cụ thể, nếu hành động đó ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc bí mật chính đáng của đương sự.

    Hiện nay TAND Tối cao đã ban hành mẫu bản án hình sự nhưng chưa hướng dẫn cho các tòa cấp dưới cách viết bản án đối với vụ án phải xử kín như thế nào, để khi tuyên án công khai bảo đảm được mục đích của việc xử kín. Tuy nhiên, nếu các tòa thực hiện đúng hướng dẫn cách viết bản án theo mẫu rồi vận dụng vào vụ án xử kín thì khi tuyên án vẫn không bị ảnh hưởng đến mục đích của việc xử kín.

    Đây là một vụ án cụ thể nhưng do hiểu không đúng nên tòa phúc thẩm đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Thiết nghĩ lãnh đạo TAND TP.HCM cần báo cáo TAND Tối cao để xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm. Nếu lãnh đạo TAND TP.HCM cũng đồng tình với quan điểm của tòa phúc thẩm thì đề nghị chánh án TAND Tối cao rút hồ sơ vụ án để xem lại theo trình tự giám đốc thẩm, đồng thời hướng dẫn các tòa cấp dưới về chế định xử kín…

    ĐINH VĂN QUẾnguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    chaulevan (21/11/2012) luatsuchanh (21/11/2012)
  • #228155   21/11/2012

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Cảm ơn bác Nghị nhiều nhé!

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #228171   21/11/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

     

    Chào luatsuchanh và cả nhà,

    Nhìn vào thì thấy, bên đồng ý chỉ có mỗi Thẩm phán VPL, trong khi bên kia (phản đối) là tất cả những người còn lại và nhiều người là chuyên gia và/hoặc rất nổi tiếng trong ngành. Cá nhân tôi lại thích và có cùng quan điểm với Thẩm phán VPL.

    Thực ra, tôi đã định viết ý kiến ngay sau khi luatsuchanh post bài đầu, song công việc đã không cho tôi có thời gian và hơn nữa, như các bạn đều biết, viết trong những chủ đề như thế này cần công sức nhiều hơn bình thường. Ban đầu tôi cũng thấy hơi lạ là lĩnh vực như thế này mà không thấy báo Pháp luật nêu ý kiến của ông ĐVQ, người thường có nhiều ý kiến đóng góp chất lượng trong lĩnh vực hình sự cho Tờ báo. Cũng may, hôm nay đã thấy bài của ông và tuy ý kiến của tôi không trùng với ông hoàn toàn nhưng ít nhất nhờ bài viết của ông mà tôi cũng đỡ một số nội dung trong bài viết của mình.

    1. Trước hết, tôi đồng ý là những vụ án liên quan đến tình dục hay đời tư thì không cần thiết phải tuyên kín (chỉ cho những người đã tham gia phiên toà) vì đây đơn giản thuộc thuần phong, mỹ tục hay đời tư mà thôi. Việc này có lẽ chỉ cần bản án không quá chi tiết vào các tình tiết quá nhạy cảm là được. Về cơ bản, ở phần này, ý kiến của tôi giống đoạn “Thứ nhất”“Thứ hai” trong bài của ông ĐVQ.

    2. Tuy nhiên, nội dung về bí mật nhà nước, đặc biệt an ninh-quốc phòng thì không đơn giản như vậy được. Theo tôi hiểu, trong khoa học kỹ thuật cũng như trong hoạt động thu thập thông tin thuộc lĩnh vực tối quan trọng (nôm na gọi là gián điệp), chỉ cần những thông tin rất nhỏ, đôi khi tưởng chừng vô hại lại chính là đầu mối cho những mất mát hết sức to lớn. Khi đó, cho dù mẫu bản án được sử dụng khác đi thì gần như vẫn không thể đáp ứng được các yêu cầu như sau:

    - Bản án ghi quá vắn tắt hoặc chung chung thì sẽ không đề cập được ý kiến tranh luận, nhất là của người bào chữa. Điều này không phù hợp với định hướng cải cách tư pháp ta hiện nay.

    - Như trên đã nêu, bất kỳ thông tin nào dù nhỏ nhất đều có thể chứa đựng các thông tin mà các thế lực khác (nhất là thế lực thuộc dạng thù địch nước ngoài) muốn khai thác. Tuy nhiên, dù ngành toà án đã, đang và sẽ làm gì thì cũng không bao giờ thay đổi được thực trạng là: Thẩm phán chỉ là chuyên gia trong việc xét xử chứ không phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ xét xử. Vì vậy, bản án được tuyên công khai cho tất cả mọi người do thẩm phán phụ trách không thể tin là loại bỏ được hết những thông tin liên quan đến bí mật, an ninh, quốc phòng,… Tôi tin, người soạn luật, người biểu quyết thông qua và cả tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và thẩm quyền khác đều không bao giờ muốn các thông tin này bị tiết lộ hoặc bị người khác khai thác. Nếu đúng như vậy thì trường hợp này, tuyên công khai như số đông ở đây mong muốn có thể sẽ là không phù hợp với lợi ích quốc gia và không đúng ý của cả người soạn luật, người thông qua và cá nhân và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và thẩm quyền liên quan. Khi đó, chiểu theo câu chữ “phải tuyên công khai” như những người này lại là máy móc chứ không phải cách hiểu của Thẩm phán VPL

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    chaulevan (21/11/2012) BachThanhDC (21/11/2012) boyluat (26/11/2012)
  • #229346   26/11/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em cũng đồng ý với cách suy nghĩ của LS Cao Sỹ Nghị, đó là có những bản án cần "tuyên án kín".

    Tuy nhiên thì cần phải xem xét kín ở mức độ nào, kín cả bản án, hay kín phần nội dung vụ án thôi !?

    Cá nhân em thì bản án cần tuyên công khai, đối với những vụ có tính chất nhạy cảm về đạo đức, thuần phong mỹ tục, hay an ninh quốc gia... thì "nên kín" phần nội dung bản án, các phần về tội danh, mức hình phạt... vẫn cần phải được tuyên công khai.

    Riêng đối với phần:

    LS_CaoSyNghi viết:
    Khi đó, chiểu theo câu chữ “phải tuyên công khai” như những người này lại là máy móc chứ không phải cách hiểu của Thẩm phán VPL

    Thì em lại không đồng ý lắm. Đã là luật thì phải là soi xét từng câu chữ, máy móc trong từ suy nghĩ. Từ ngữ nó đã như thế nào thì mình phải soi xét y nguyên ngữ nghĩa để chấp hành, chứ không phải vận dụng sao cho phù hợp mặc dù nó đúng.

    Tuy nhiên, một mặt thì ta chấp hành, 1 mặt thì ta nên kiến nghị sửa đổi nó sao cho phù hợp, thế mới hợp lý.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |