Toà làm thay việc của Cơ quan Thi hành án

Chủ đề   RSS   
  • #205340 04/08/2012

    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Toà làm thay việc của Cơ quan Thi hành án

    Em làm Xử lý nợ bên Ngân hàng, khi tham gia tố tụng tại một số Toà án tại Khu vực TP.HCM nảy sinh một vấn đề sau:

    1 cá nhân thế chấp tài sản là bất động sản (nhà + đất) của riêng người này để vay vốn tại Ngân hàng. Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp được ký hợp pháp, hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật và của ngành Ngân hàng. Do không trả được nợ, Ngân hàng đã khởi kiện cá nhân này ra Toà án. Tại toà đôi bên thoả thuận hoà giải thành để toà án ra Quyết định Công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Tuy nhiên, thẩm phán lại hỏi bên phía bị đơn hiện nay trên tài sản thế chấp của anh này có những ai đang ở đó, anh này khai là có mẹ, vợ chồng người em trai đang ở chung. Lưu ý là những người này thực sự không hề có quyền gì đối với tài sản hiện đang thế chấp tại Ngân hàng. Vậy mà thẩm phán lại gửi giấy, yêu cầu bị đơn mang về triệu tập những người kia lên toà án để ghi nhận ý kiến của họ. Đại loại là nói những người này làm bản cam kết: "không có ý kiến gì đối với vụ việc hoà giải tại toà án, không thắc mắc khiếu nại gì, cam kết sẽ di dời trong trường hợp tài sản bị phát mãi, đề nghị toà án giải quyết theo quy định của pháp luật... "

    Thấy kỳ kỳ, đại diện của Ngân hàng mới hỏi những người này đâu có vai trò, tư cách gì trong vụ án này, tại sao phải triệu tập họ. Nếu lỡ họ không lên thì sao, chẳng lẽ vụ việc đã hoà giải thành mà chỉ vì lý do này lại kéo dài thêm vài tháng nữa. Thẩm phán giải thích là: đã có trường hợp tương tự bị huỷ án. Lý do không xác minh những người ở trên tài sản khi tuyên án, nên khi thi hành án phát mãi tài sản họ không chịu di dời... thế là quay ngược lại xem xét bản án ở toà => huỷ án.

    Bản thân em đã gặp thêm vài trường hợp tương tự ở các toà khác nhau, chẳng hạn như 1 cá nhân thế chấp tài sản là bất động sản là nhà + đất để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay của 1 công ty. Khi kiện công ty ra toà, toà làm xác minh gửi công an khu vực xem có những ai cư trú, tạm trú trên mảnh đất đó. Nếu có thèng nào, mời hết mấy thèng đó lên giải quyết, xin ý kiến... Mặc dù những người này về thực tế không có quyền gì đối với tài sản. Thậm chí có những người chỉ có tên trong hộ khẩu (nhập khẩu giùm) giờ đi đâu không biết, làm sao mà mời được họ lên giải quyết?

    Hiện tượng này chỉ mới xảy ra khoảng vài tháng gần đây, nghe đâu là do BLTTDS mới có hiệu lực và có tập huấn của ngành Toà án. Khi em hỏi quy định ở đâu, có văn bản nào không cho em xem với... thì các bác í chỉ ậm ờ bảo rằng quy định, hướng dẫn của ngành, không phát tán được. Pó chíu.

    Qua sự việc trên đây, bác nào có quy định cụ thể bằng văn bản xin được chỉ dạy cho em với. Và mong mọi người có ý kiến về vấn đề này.

    Thực sự, khi tài sản thế chấp là 1 toà nhà chung cư, chẳng lẽ toà án đi từng căn hộ mời từng nhà đi dự toà? Chắc là không đủ chỗ chứa. Hoặc em đem tài sản thế chấp ngân hàng, nay em cho thằng này ở, mai em cho thằng khác ở, cho thằng nọ thuê... khai báo với công an khu vực đàng hoàng. Toà gọi không lên... chắc xử vào mắt...  

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    4458 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (04/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #205354   04/08/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Chào anh !

    Không dám bàn sâu vào nội dung thắc mắc của anh bởi tôi cũng không được tiếp cận với bí kíp hướng dẫn của ngành Tòa án, nhưng tôi cho rằng, có thể Tòa đã gán cho những người chung trong hộ khẩu của người có tài sản bảo đảm là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, căn cứ vào sổ hổ khẩu thường có thể suy ra rằng họ có mối quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng.

    Xét theo khía cạnh của Luật hôn nhân và gia đình, việc xử lý tài sản bảo đảm có thế ảnh hưởng đến quyền lợi của những người mà bên có tài sản bảo đảm có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc (không còn nơi sinh sống ổn định). Cũng có thể rằng, tài sản bảo đảm tuy rằng về mặt pháp lý thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, nhưng thực tế, nguồn gốc tài sản từ di sản thừa kế là tài sản chung của các đồng thừa kế, nếu sau này tranh chấp liên quan đến quan hệ thừa kế mới phát sinh thì khả năng án cũng có thể bị hủy do xác định thiếu tư cách đương sự.

    Tôi cho rằng, như chúng ta đều thấy, tài sản nếu chỉ thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì việc xử  lý tài sản đó chẳng phụ thuộc vào ý kiến của bất kỳ người nào khác. Những giải thích trên của tôi chỉ cố để làm hợp lý lời giải thích của Tòa án sao cho có thể chấp nhận được, còn cụ thể thì  phải "tay cầm, mắt thấy" cái bí kíp đó may ra mơi sáng được. Hình như trong số thành viên của diễn đàn có người công tác tại ngành Tòa án, nếu như có thông tin chia sê thì thật tốt quá.

    Trường hợp của anh đưa ra rất thực tiễn và hữu ích,giúp cho bộ phận pháp chế ngân hàng có thể lường trước rủi ro có thể xảy ra từ đó đề ra biện pháp nhằm hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu. Như trong trường hợp của anh, Ngân hàng có thể yêu cầu người vay tiền phải cung cấp xác nhận về việc cam kết không tranh chấp khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp... sẽ thuận tiện hơn rất nhiều cho phía ngân hàng khi xử lý nợ.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (04/08/2012)
  • #205360   04/08/2012

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Cám ơn Im_lawyerx0, cách giải thích của bạn mình thấy cũng hợp lý. Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan của mình, nếu áp dụng rộng rãi việc xác minh này thì những vụ việc dân sự chắc sẽ kéo dài lê thê và có thể đi đến bế tắc. Trong các vụ việc của mình, đã phần là hoà giải thành vậy mà còn khó khăn huống hồ các vụ việc mà bị đơn không có thiện chí, bất hợp tác phải đưa ra xét xử thì không biết ra sao.  

    Ý cuối của bạn nêu, thực tế hợp đồng thế chấp đều do các Ngân hàng soạn thảo, do đó những điều khoản đều hết sức chặt chẽ và ràng buộc trách nhiệm đối với người thế chấp, ví dụ như: không được cho người khác thuê, không được tặng cho, chuyển nhượng... nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của ngân hàng, không được tự ý sửa sang, cơi nới làm hư hỏng, ảnh hưởng đến giá trị tài sản..., chấp thuận khi ngân hàng xử lý tài sản nếu bên vay không trả được nợ... Tuy nhiên, khi ra Toà án, những thoả thuận này chỉ là... hình thức (vì không có tác dụng nhiều lắm). Vì Toà sẽ căn cứ vào Luật và những quy định của ngành Toà án để giải quyết và phán xử.   

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #205376   04/08/2012

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Thực ra như mình đã nói, mình chỉ muốn tìm lý do nghe thuyết phục một chút theo cách hành xử của Tòa án, nếu cứ khăng khăng theo ý mình cũng không phải cách giải quyết vấn đề tốt. Không chỉ đánh giá chủ quan của bạn, mà về mặt pháp lý cũng chẳng có cơ sở để Tòa án yêu cầu như vậy, chí ít cho đến khi chúng ta chưa xác thực được nội dung hướng dẫn của ngành Tòa án.

    Còn việc mình nói thêm việc yêu cầu bên vay phải đáp ứng điều kiện có giấy cam kết của thành viên trong sổ hộ khẩu cam kết không tranh chấp khi tài sản bảo đảm chỉ thuận tiện ở chỗ phòng ngừa rủi ro sau này nếu phải đưa vụ việc ra Tòa mà yêu cầu phải có văn bản đó. Mà khi đã giải quyết tranh chấp tại Tòa rồi tức là họ muốn chây ì trả nợ, kiếm được cái cam kết đó cũng chẳng dễ dàng gì. Điều này cũng không đồng nghĩa với việc tài sản bảo đảm sẽ được xử lý một cách thuận lợi nhất bởi có bản án đâu phải đã xong, thực tế bạn gặp phải khi mà hòa giải thành còn chẳng xong nữa là...

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |