Tòa án xử như vậy hợp lý chưa?

Chủ đề   RSS   
  • #84009 20/02/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Tòa án xử như vậy hợp lý chưa?

     Mới các bạn cho ý kiến về trường hợp này nhé:

     
    Anh rể cưỡng hiếp em vợ
    (PL)- Ngày 17-2, Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, bị can và lệnh truy nã đối với Giàng Seo Sẻng về hành vi trốn khỏi nơi giam giữ.

    Sẻng là anh rể nhưng lại để ý cô em gái bên vợ mới 18 tuổi, chưa lập gia đình từ lâu. Cuối năm 2010, từ Dăk Lăk, nạn nhân sang Lâm Đồng chơi thăm anh chị, Sẻng đã bảy lần giở trò đồi bại với nạn nhân…

    Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND huyện Đam Rông cho rằng hành vi trên trái với luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục, bị cáo lại phạm tội nhiều lần thuộc trường hợp rất nghiêm trọng nên tuyên phạt Sẻng bảy năm tù về tội hiếp dâm.

    Sau khi tuyên án, đang bị giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Đam Rông để chờ quyết định thi hành án, ngày 12-2, Sẻng lợi dụng sơ hở của cán bộ quản giáo đã bỏ trốn.

    HOÀNG MINH

    Thông tin trên báo pháp luật TP. Hồ Chí Minh

      Dựa vào cơ sở nào Tòa án cho rằng hành vi của Sẻng là trái với luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục?

     Trong trường hợp này Tòa tuyên phạt bảy năm tù về tội hiếp dâm là có hợp lý không?

     Mong anh chi và các bạn trên diễn đàn cho thêm ý kiến nhé!

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    4053 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #84440   22/02/2011

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Luân thường đạo lý, thuần phòng mỹ tục, đạo đức xã hội ... là những quy định bất thành văn mà toàn thể xã hội công nhận và tự nguyện thực hiện. Xã hội Việt Nam không chấp nhận việc lấy chị gái rồi cưỡng hiếp em vợ. Vậy thì tòa căn cứ vào những quy định này theo bạn sai ở đâu? Hơn thế nữa nếu em gái có chấp nhận việc đó thì cũng vi phạm luật HNGĐ.
    7 năm tù thuộc khung hình phạt của tội hiếp dâm nên đương nhiên là hợp lý.
    Còn muốn nạm bàn sâu hơn đến khía cạnh của vụ án thì phải lắm được các chứng cứ buộc tội, các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ của vụ án...
     
    Báo quản trị |  
  • #84535   22/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Mình cũng nghĩ vậy, mình đưa ra chủ đề là nhằm làm rõ hơn vấn đề!
     Việc Tòa án tuyên mức án như vậy là hợp lý!

     Trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp của chị!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #84560   22/02/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Sao lại chỉ bằng một bài báo, mà thậm chí là chỉ một đoạn thôi: "Sẻng là anh rể nhưng lại để ý cô em gái bên vợ mới 18 tuổi, chưa lập gia đình từ lâu. Cuối năm 2010, từ Dăk Lăk, nạn nhân sang Lâm Đồng chơi thăm anh chị, Sẻng đã bảy lần giở trò đồi bại với nạn nhân…" mà các bạn đã khẳng định mức án Tòa tuyên 7 năm tù là hợp lý, thậm chí đương nhiên là hợp lý.

    Rõ ràng bài báo chỉ đưa ra được đúng mỗi tình tiết là Sẻng phạm tội nhiều lần, mà không hề có thêm bất cứ một thông tin nào về căn cứ quyết định hình phạt mà Tòa án dựa vào đó để áp dụng với Sẻng. Ví dụ như tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm, độ tuổi của người bị hại (đã đủ 18 tuổi chưa), các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị cáo... Ngoài phạm tội nhiều lần ra Sẻng có bị áp dụng tình tiết định khung nào khác không, bị xét xử theo khoản 2, khoản 3 hay khoản 4 của điều luật.

    Ở đây, tối thiểu Sẻng bị áp dụng một tình tiết định khung theo điểm d khoản 2 Điều 111 BLHS. Nên nếu Sẻng bị xử theo khung này thì cũng chỉ có thể nói rằng mức hình phạt mà Tòa án áp dụng là đúng, chứ chưa thể nói là nó có hợp lý hay không khi thiếu các thông tin trên.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |