Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không?

Chủ đề   RSS   
  • #611017 26/04/2024

    giaptop

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/04/2024
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không?

    Trong tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không?

    Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không?

    1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: 

    - Hòa giải viên lao động;

    - Hội đồng trọng tài lao động.

    Theo đó, chỉ có Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Do đó, Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

    2. Việc giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 thì việc giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

    - Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

    - Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

    - Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

    - Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

    - Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

    3. Có những phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích nào khi hòa giải không thành?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 196 Bộ luật Lao động 2019 thì trong trường hợp hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thể lựa chọn một trong 02 phương thức sau để giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

    - Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Lao động 2019;

    Cụ thể, theo Điều 197 Bộ luật Lao động 2019 thì việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động được quy định như sau:

    Thứ nhất, trên cơ sở đồng thuận thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

    Thứ hai, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp thì Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

    Thứ ba, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Ban trọng tài lao động căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

    Thứ tư, tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp.

    Thứ năm, khi hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục để đình công.

    - Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại Điều 200, Điều 201 và Điều 202 Bộ luật Lao động 2019 để đình công.

    Cụ thể, theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 thì việc đình công được thực hiện theo trình tự sau:

    Thứ nhất, lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2019.

    Thứ hai, ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2019.

    Thứ ba, tiến hành đình công.

    Như vậy, trong tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

     
    526 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận