chigiangcongai viết:
Chào các anh chị !
Em có một thắc mắc nhưng không biết phải hỏi ai. Trong tháng 4 vừa qua, chúng em có tổ chức đi kiểm tra hoạt động của các tổ vay vốn tại các khu dân cư. Trong quá trình kiểm tra có phát hiện một tổ trưởng lợi dụng chức vụ, thu tiền lãi, tiết kiệm và cả tiền gốc của các hộ gia đình, số tiền lên đến trên 300 triệu đồng. Chúng em đã tiến hành phối hợp với Phòng giao dịch NHCS xã hội huyện tiến hành lập biên bản xử lý các hộ vay vốn sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Bởi khi làm hồ sơ cho các hộ vay, cán bộ ngân hàng đều nhắc nhở phải sử dụng đúng mục đích, và khi vay tiền cũng như khi trả tiền cho ngân hàng phải trực tiếp đến ngân hàng hoặc nơi giao dịch của ngân hàng để trả. Trong khi đó có một số hộ đứng ra vay hộ cho tổ trưởng để lấy lãi, một số hộ tổ trưởng đến nhà đòi tiền bắt các hộ phải trả gốc cho ngân hàng. Khi chúng em đến kiểm tra phát hiện vụ việc như vậy, chúng em đã yêu cầu các hộ trả tiển gốc cho ngân hàng thì các hộ đó nói đã trả cho tổ trưởng. Mặc dù khó khăn, nhưng việc các hộ vay vốn phải trả tiền hai lần là chuyện đương nhiên. Nhưng việc em muốn hỏi là BIỆN PHÁP XỬ LÝ TỔ TRƯỞNG LỢI DỤNG CHỨC VỤ ĐỂ LẤY TIỀN CỦA CÁC HỘ DÂN. Nếu đưa ra pháp luật thì tổ trưởng sẽ bị xử lý thế nào ? các bước để tiến hành đưa tổ trưởng ra pháp luật?
Em xin chân thành cảm ơn !
Những ghi nhận của bạn chỉ là lời nói ...lời nói thì Luật không công nhận là chứng cứ...hehehe...Cho nên phải chờ Tổ Trưởng nộp cho NH CS XH ....tất nhiên phải có thời hạn nhất định...Lũ quét ở Hà Giang mà Lai Châu cũng ảnh hưởng ....nên tổ phải chậm theo luật đó là trường hợp bất khả kháng..
Tổ trưởng nhận tiền trả thay ...thì điều chỉnh theo Hợp Đồng Miệng ....
Về trường hợp miễn trừ trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Tuy nhiên nội dung này lại được quy định trong phần “Thời hiệu”, là căn cứ để xác định “…chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu” chứ không thấy đề cập đến trong phần “Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự”. Điều này dẫn tới việc nhận thức không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án liên quan, gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự.
Do đó, để được miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, pháp luật dân sự cần phải có quy định cụ thể, chặt chẽ về những điều kiện để áp dụng “sự kiện bất khả kháng” khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Những điều kiện đó là:
a)Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể dự liệu trước được và nằm ngoài ý chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Đó có thể là các hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần,… cũng có thể là các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách chính phủ,… Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên tham gia giao kết hợp đồng còn có thể đưa ra những sự kiện khác là những sự kiện bất khả kháng làm căn cứ để miễn trách nhiệm dân sự (hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng) như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… Những sự kiện này, về mặt lý luận thì không được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không có thỏa thuận; trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì pháp luật ghi nhận và tôn trọng các thỏa thuận đó.
(Xem xong có đứa xì bọt mép)
Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 21/07/2015 01:15:11 CH
Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?
nguoitruongphu