Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội. Sự quan tâm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, hệ thống giáo dục quốc gia và các chương trình về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trẻ em phải tham gia lao động ở nước ta đang chiếm tỷ lệ cao. Đáng chú ý là trong số đó có nhiều em phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. ói nghèo chính là nguồn gốc, căn cơ, là nguyên nhân chính. Vì nghèo đói, trẻ phải lao động sớm để mưu sinh. Cha mẹ các em biết nhưng “cái khó bó cái khôn” nên đành “lực bất tòng tâm”. Cùng với đó, hạn chế về nhận thức cũng là tác nhân. Thực tế, nhiều gia đình khá giả nhưng vì lợi ích vật chất trước mắt vẫn ép buộc con trẻ đi làm, thậm chí làm quá sức, bất chấp mọi hệ lụy.
Để ngăn chặn tình trạng này, thiết nghĩ, phải gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, trong đó chú trọng tạo việc làm bền vững để các bậc cha mẹ có thu nhập ổn định, không bắt con lao động sớm. Bước chuyển biến nhận thức cũng phải bắt đầu từ mỗi gia đình, chủ sử dụng lao động. Do đó, phải tăng cường truyền thông cả bề rộng lẫn chiều sâu, phù hợp với điều kiện, đặc thù kinh tế - xã hội của từng vùng, miền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi. Điều cần thiết nữa chính là sự vào cuộc của các cấp chính quyền, địa phương.
Bên cạnh đó theo mình nhận thấy rằng chế tài xử lý các trường hợp vi phạm về lao động đối với trẻ em là có nhưng thực thi thì rất khó.