Tình trạng lao động trẻ em, con số “báo động”

Chủ đề   RSS   
  • #457834 17/06/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Tình trạng lao động trẻ em, con số “báo động”

    Việt Nam hiện có tới 1,75 triệu lao động là trẻ em, chiếm gần 10% trẻ em trên cả nước, một con số đáng giật mình mà Bộ Lao động, thương binh và xã hội vừa công bố. Trẻ em bắt đầu làm việc sớm phổ biến ở tuổi từ 12 cho đến dưới 17 tuổi, tuy nhiên vẫn có tới hơn 15% lao động trẻ em ở nhóm 5 - 11 tuổi, đây là nhóm trẻ em nhỏ tuổi cần phải loại bỏ mọi hình thức được coi là cưỡng bức hoặc không kiểm soát được.

    Trong số trẻ em phải lao động sớm, gần 85% sinh sống ở khu vực nông thôn, đây cũng là khu vực có tỷ lệ trẻ em tham gia lao động rất cao (chiếm 18,62% trong dân số trẻ em nông thôn) và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trẻ em tham gia lao động ở khu vực thành thị (7,56%) cho thấy các biện phòng ngừa lao động trẻ em cần hướng vào khu vực nông thôn. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế (mọi hình thức) của trẻ em trai cao hơn trẻ em gái.

    Sơ đồ phân bố dân số trẻ em 5 - 17 tuổi theo tình trạng tham gia hoạt động kinh tế của trẻ em (Theo Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em)

    Có khoảng 65% trẻ em làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 55% số lao động trẻ em không được đi học. Tham gia lao động có ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng đi học của trẻ em, trung bình các em phải làm việc trên 6 tiếng một ngày, khó khăn về kinh tế của gia đình là nguyên nhân chính buộc trẻ em phải nghỉ học, tham gia các hoạt động kinh tế nhằm giúp đỡ gia đình.

    Do vậy các biện pháp phòng ngừa, can thiệp về lao động trẻ em cần hướng vào đối tượng chính là các hộ gia đình và cha mẹ trẻ em.

     
    36424 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #457850   17/06/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Mình nghĩ hiện tượng trẻ em lao động từ rất sớm xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn là thứ nhất, thứ hai là nạn bắt cóc trẻ em sau đó sử dụng các bé làm công cụ lao động cho bọn bắt cóc, thứ ba là các trẻ em mồ côi , bị bỏ rơi bị bắt về lao động chân tay, bị bán,... Do đó mình nghĩ các biện pháp nên xuất phát từ địa phương, từ cấp phường xã, cán bộ địa phương nên nắm bắt tình hình và đưa ra các giải pháp nhà tình thương, huy động người dân đóng góp vào các quỹ xã hội cho các bé mồ côi có nơi nương tựa, bảo vệ các em khỏi bọn bắt cóc, buôn người,...

     
    Báo quản trị |  
  • #457854   17/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Mỗi ngày ra đường thấy mấy em nhỏ đi bán vé số hay đánh giày tội ghê, tuổi các em đáng lẽ ra phải được học hành vui chơi mà lại đội mưa đội nắng để mưu sinh, mong là sớm có những chính sách để hỗ trợ cho các em được ăn học đầy đủ, tương lai đỡ vất vả hơn

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #457859   17/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trẻ phải lao động từ sớm đa phần là do hoàn cảnh khó khăn. Nhưng từ đó, khi trẻ lớn lên sẽ chia thành 2 nhóm, một là sẽ ăn chơi hư hỏng, tệ nạn, suy nghị lệch lạc hoặc không có ý chí phấn đấu... Một nhóm khác thì các em lại tự biết được hoàn cảnh của mình để phấn đấu, biết tự tìm tòi học hỏi, và khả năng các em có thể thành đạt như bao người khác là rất lớn. Vì vậy mình nghĩ, khi trẻ đã phải lao động từ sớm, cần có cơ quan chuyên biệt giúp các em định hướng tư tưởng, lối sống, cách suy nghĩ, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của trẻ ngay từ bây giờ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    lynguyen77.uel (10/08/2017)
  • #457913   18/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Pháp luật không cấm việc người lào động từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tham gia lao động. Tuy nhiên, cần đảm bảo các điều kiện về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và điều kiện làm việc đối với người lao động đặc biệt này. Đảm bảo rằng người chưa thành niên vẫn có điều kiện được phát triển thể chất, tinh thần một cách toàn diện nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #457919   18/06/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Pháp luật cấm là cậm vậy, nhưng đối với những trẻ rơi vào những gia đình khó khăn thì nhà nước có tạo cho các em được một môi trường học tử tế không. Việc các em lao động trước tuổi là có, mình không chỗi cãi,  không chỉ những em nhỏ có hoàn cảnh ở thành thị ngày ngày phải bán vé số kiếm sống, mà ở nông thôn mình thấy các em nhỏ đều phải vất vả trước tuổi, ngoài thời gian đi học ở trường, thời gian rảnh còn lại ở nhà các em đều phải phụ giúp gia đình, và chắc mình hay một số bạn cũng đã từng như vậy.

    Và mình nghĩ lao động vất vả khi còn nhỏ cũng không phải quá xấu lắm, miễn sao công việc đó đừng quá cực nhọc, ảnh hưởng đến việc pháp triển thể chất của các em, lao động khi còn nhỏ, các em sẽ biết chỉ có học hành mới là con đường thoát nghèo, một số thấy sự vất vả đó sẽ biến đấy thành ý chí, thành động lực để cố gắng.

    Chỉ là ý kiến cá nhân. Mong chủ thớt cho ý kiến.

    Cập nhật bởi Trantranglong ngày 18/06/2017 10:16:05 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Trantranglong vì bài viết hữu ích
    DT_DA (18/06/2017)
  • #466110   30/08/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Trantranglong viết:

    Pháp luật cấm là cậm vậy, nhưng đối với những trẻ rơi vào những gia đình khó khăn thì nhà nước có tạo cho các em được một môi trường học tử tế không. Việc các em lao động trước tuổi là có, mình không chỗi cãi,  không chỉ những em nhỏ có hoàn cảnh ở thành thị ngày ngày phải bán vé số kiếm sống, mà ở nông thôn mình thấy các em nhỏ đều phải vất vả trước tuổi, ngoài thời gian đi học ở trường, thời gian rảnh còn lại ở nhà các em đều phải phụ giúp gia đình, và chắc mình hay một số bạn cũng đã từng như vậy.

    Và mình nghĩ lao động vất vả khi còn nhỏ cũng không phải quá xấu lắm, miễn sao công việc đó đừng quá cực nhọc, ảnh hưởng đến việc pháp triển thể chất của các em, lao động khi còn nhỏ, các em sẽ biết chỉ có học hành mới là con đường thoát nghèo, một số thấy sự vất vả đó sẽ biến đấy thành ý chí, thành động lực để cố gắng.

    Chỉ là ý kiến cá nhân. Mong chủ thớt cho ý kiến.

    Cảm ơn bạn, Có lẽ cũng khá nhiều người hiểu lầm là con mình đang làm việc chứ không phải lao động trẻ em - khó khăn trong nhận thức bị hạn chế của các bậc cha mẹ nên không bị cấm vì chỉ là một hình thức chia sẻ công việc với gia đình. Hay nói cách khác nhiều cha mẹ không cho rằng mình đang vi phạm pháp luật về lao động trẻ em mà chỉ đơn giản là tập cho con lao động, học cách kiếm tiền.

    Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định là 8 giờ một ngày và 40 giờ mỗi tuần là thời gian tối đa trẻ em trên độ tuổi lao động tối thiểu được làm việc. Với trẻ từ 13 đến 14 tuổi, luật pháp cho phép các em làm việc không quá 4 giờ mỗi ngày và 20 giờ mỗi tuần với điều kiện công việc đó là việc làm nhẹ nhàng.

    Còn việc gia đình hoàn cảnh khó khăn buộc phải tự lao động kiếm sống trước dộ tuổi lao động là chuyện khó giải quyết nhất vì còn tùy vào bậc bố mẹ có để con cái mình làm những việc này hay không, hoàn cảnh sẽ làm con người ta tự phải thích nghi và sống với nó.

    Chuyện sử dụng lao động trẻ em trong các độ tuổi được quy định rất rõ trong Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết những công việc nào được sử dụng người lao động dưới 13 tuổi làm việc, những công việc nào được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm việc quy định về thời gian làm việc và danh mục các công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi. Nhưng hiện nay nếu bạn thấy một đứa bé 6, 7 tuổi làm người mẫu ảnh, ca sĩ nhí, vận động viên năng khiếu...thì không có gì lạ. Bởi bố mẹ cũng muốn con mình tham gia các hoạt động này, bên cạnh việc trả thù lao thì các em cũng được nổi tiếng. 

    Nhưng ở góc độ pháp luật cũng cần thấy rằng cho trẻ thực hiện đam mê, thực hiện ước mơ của mình hoàn toàn khác với việc lợi dụng, ép buộc trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, không phù hợp với độ tuổi nhằm thu lợi cho bản thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #457934   18/06/2017

    Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội. Sự quan tâm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, hệ thống giáo dục quốc gia và các chương trình về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trẻ em phải tham gia lao động ở nước ta đang chiếm tỷ lệ cao. Đáng chú ý là trong số đó có nhiều em phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. ói nghèo chính là nguồn gốc, căn cơ, là nguyên nhân chính. Vì nghèo đói, trẻ phải lao động sớm để mưu sinh. Cha mẹ các em biết nhưng “cái khó bó cái khôn” nên đành “lực bất tòng tâm”. Cùng với đó, hạn chế về nhận thức cũng là tác nhân. Thực tế, nhiều gia đình khá giả nhưng vì lợi ích vật chất trước mắt vẫn ép buộc con trẻ đi làm, thậm chí làm quá sức, bất chấp mọi hệ lụy.

    Để ngăn chặn tình trạng này, thiết nghĩ, phải gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, trong đó chú trọng tạo việc làm bền vững để các bậc cha mẹ có thu nhập ổn định, không bắt con lao động sớm. Bước chuyển biến nhận thức cũng phải bắt đầu từ mỗi gia đình, chủ sử dụng lao động. Do đó, phải tăng cường truyền thông cả bề rộng lẫn chiều sâu, phù hợp với điều kiện, đặc thù kinh tế - xã hội của từng vùng, miền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi. Điều cần thiết nữa chính là sự vào cuộc của các cấp chính quyền, địa phương.

    Bên cạnh đó theo mình  nhận thấy rằng chế tài xử lý các trường hợp vi phạm về lao động đối với trẻ em là có nhưng thực thi thì rất khó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (18/06/2017)
  • #457977   18/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Nhiều lúc do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên trẻ em phải đi lao động từ sớm. Hồi trước mình có làm tình nguyện viên dạy học cho các em nhỏ ở chùa. Các em đó có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phải lao động phụ giúp gia đình vào buổi sáng buổi chiều thì vào chùa học để biết con chữ với người ta. Hầu hết các em điều ở độ tuổi học sinh tiểu học. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamthanhtruc vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (18/06/2017)
  • #457988   18/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Theo mình nghĩ thì trẻ em không phải không được lao động, có những ngành nghề rất cần trẻ em, như một số quản cáo chẳng hạn. Tuy nhiên, phải tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về lao động cho trẻ em, đảm bảo cân bằng giữ lao động và sự phát triển bình thường và lành mạnh của chúng. Những trường hợp lạm dụng lao động trẻ em thì cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm

     
    Báo quản trị |  
  • #458275   21/06/2017

    Mình thấy tình trạng lao động là trẻ em xảy ra khá là nhiều. Một phần do hoàn cảnh khó khăn nên các em phải lao động sớm nuôi gia đình, cũng có một phần trẻ em mồ côi nên phải đi kiếm cơm manh áo nuôi bản thân. Mỗi ngày ra đường mình gặp trên dưới chục đứa trẻ lang thang ngoài đường bán vé số. Cũng có một số em lớn hơn 1 tý rồi thì đi phụ thợ xây. Nên mình thấy biện pháp hiệu quả nhất lúc này là nhà nước thành lập các cơ sở bảo trợ rồi cho các em học hành....

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (21/06/2017)
  • #458903   26/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Mình nghĩ bên cạnh siết chặt và tăng cường thực hiện các quy định về lao động đối với trẻ em thì điều cần nhất vẫn là nhận thức của bậc cha mẹ. Do phần lớn nhận thức của các bậc cha mẹ còn hạn chế nên họ coi việc con mình lao động là việc bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ em phải lao động từ rất sớm. Ngoài ra, nhà nước cũng cần quan tâm hơn nữa việc tạo điều kiện để trẻ em học tập, vui chơi, đặc biệt là cần thiết xây dựng các trung tâm bảo trợ để nhiều trẻ em mồ côi, khó khăn có thể chung sống.

     
    Báo quản trị |  
  • #458951   27/06/2017

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Ở Việt Nam mình, tình trạng lao động trẻ em thật sự quá nhiều luôn, nhìn các em nhỏ đang tuổi ăn, tuổi lớn mà phải đi bán vé số, đi đánh giày hay ở trên các công trường phụ ba mẹ rất đáng thương, trong khi các bạn đồng trang lứa lại được vui vẻ đến trường. Thiết nghĩ Chính phủ cần tăng cường thêm các chính sách bảo hộ trẻ em thì mới may đâu giảm bớt tình trạng này.

     
    Báo quản trị |  
  • #458972   27/06/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    15% lao động trẻ em ở nhóm 5 - 11 tuổi con số này thật sự đáng báo động cho tình lao động tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tại sao phát hiện các trường hợp này, tại sao không xử lý. Độ tuổi này không phải là độ tuổi lao động. Phải xử lý không. Trẻ hóa lao động thế này ...

     
    Báo quản trị |  
  • #458986   27/06/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình nghĩ nguyên nhân của do điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Qua số liệu bạn phân tích có thể thấy số lao động trẻ em tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và tập trung vào nhóm lao động nông-ngư nghiệp -nơi trẻ em thường gánh vác và giúp đỡ cha mẹ, người thân và rất sớm, nơi các công tác và các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích trẻ em còn kém. Do đó, mình suy nghĩ, để hạn chế cũng như giảm số lượng con số lao động trẻ em cách thiết thật nhất vẫn là phải tăng điều kiện kinh tế, xã hội - và cái đó không phải nay mai có thể thay đổi. Và cũng như phát triển, đưa những biện pháp, chính sách hỗ trợ trẻ em đến các vùng quê và các vùng sâu, vùng xa hơn nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #459021   27/06/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Hiện nay, lao động trẻ em đều không hiếm thấy, bước chân ra đường là liền thấy nơi này có bé bán vé số, nơi kia có bé đánh giày... Nguyên nhân dẫn đến việc có số lượng lao động trẻ em nhiều phần lớn do cuộc sống mưa sinh, kinh tế gia đình có khăn, hoặc nhiều góc khuất khác của xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #459352   30/06/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Hiện nay, đa phần các hộ kinh doanh hay doanh nghiệp có quy mô nhỏ là đối tượng sử dụng lao động trẻ em, đặc biệt là trong các ngành ăn uống, nhà hàng, thủy hải sảnsản xuất gạch... Một số trẻ em thậm chí còn tham gia những công việc có thời gian kéo dài, các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc có tính chất nhạy cảm có ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách, sự phát triển về thể chất, tinh thần và cơ hội học tập của trẻ. Cơ quan quản lý cần có biện pháp quyết liệt và hiệu quả hơn để ngăn chạn tình trạng này.

     
    Báo quản trị |  
  • #459357   30/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Việc lao động liên quan đến trẻ em báo động thiệt, có nhiêu nguyên nhân học không được thì đi làm là đúng rồi nhưng nhiều em học được nhưng nhà khó khăn nên phải đi lao động sớm nên cũng phải thông cảm cho haonf cảnh này đó các bạn ah

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #459512   30/06/2017

    Trẻ em phải đi lao động từ khi tuổi đời còn nhỏ nguyên nhân theo mình chủ yếu là do cuộc sống gia đình các em còn khó khăn, không có điều kiện học hành phải đi phụ giúp gia đình. Và tất nhiên, công việc các em làm sẽ không thể đảm bảo điều kiện làm việc tốt. 

     
    Báo quản trị |  
  • #462864   28/07/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Những em nhỏ đi lao động sớm, đa phần là do gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên phải đi làm để phụ giúp gia đình. Trẻ em như búp trên cành, là thế hệ tương lai của đất nước, các em nên được học tập và phát triển,được vui chơi chứ không phải sống với những nỗi lo cơm áo gạo tiền. Nhà nước cần có những chính sách để giảm bớt tình trang nghèo đói, để các em nhỏ không phải lao động khi còn quá sớm.

     
    Báo quản trị |  
  • #463096   30/07/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Làm thế nào để hạn chế được tình trạng này hiện vẫn đang là một bài toán không đơn giản. Bởi trong thực tế, có không ít gia đình vì kinh tế kiệt quệ, tai nạn, bạo bệnh… nên trẻ em vô hình chung lại trở thành lao động trụ cột chính.

    Mặc dù, tại Điều 26 của Luật trẻ em năm 2016 đã ghi rõ: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động, không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại… theo quy định của pháp luật”.

    Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy điều ngược lại khi tình trạng lạm dụng lao động trẻ em vẫn tiếp diễn trong thời gian qua. Lạm dụng lao động trẻ em, nếu gây hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị xử lý hình sự. Vậy đâu là yếu tố cấu thành tội phạm? Hành vi lạm dụng lao động trẻ em sẽ bị xử phạt ra sao? Thì vẫn chưa được giải đáp

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tam_94 vì bài viết hữu ích
    tuyet38 (30/08/2017)