Tình huống vui!

Chủ đề   RSS   
  • #78419 11/01/2011

    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Tình huống vui!

    Chào các bạn!

    Đây là một tình huống mà tôi tự nghĩ ra thôi, hy vọng là mọi người cũng tham gia thảo luận để trao đổi thêm về kiến thức.
    Giữa A và B đang tồn tại mối quan hệ vợ chồng, giữa hai người đã xây dựng được một khối tài sản chung, vì lý do nhằm đầu tư kinh doanh riêng mà chị B bàn với anh A về việc chia tài sản chung giữa hai người để tiện cho việc kinh doanh (tôi giả sử lý do này là hợp lý cho việc chia tài sản riêng).

    Hai người cũng thống nhất là tự thỏa thuận chia tài sản chung (tài sản được chia này không cần phải công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật). Ngày 2/11/2010 A và B cùng lập văn bản thỏa thuận việc chia tài sản chung (không thể hiện về hiệu lực của văn bản thỏa thuận), cụ thể là mỗi người được một nữa số tài sản chung, sau đó một ngày (3/11/2010) anh A trúng 10 tờ vé số (lúc này số tài sản chung vẫn chưa được chia cụ thể) với tổng tài sản là 15 tỉ đồng.

    Khi phát hiện điều này ngay tối hôm đó chị B yêu cầu anh A phải đi công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản ngày hôm trước đó. A anh nghĩ rằng hợp đồng đã ký vào ngày hôm trước rồi nên nếu có công chứng vào ngày hôm sau thì cũng chẳng sao, tiền trúng vé số cũng hoàn toàn thuộc về mình vì vậy anh A đã đi công chứng vào văn bản tự thỏa thuận chia tài sản chung này vào ngày 4/11/2010.

    Vậy xin hỏi các bạn, nếu có tranh chấp xảy ra, yêu cầu Tòa án chia tài sản, thì số tiền 15 tỉ đó có được chia đôi không?

    Các bạn tham gia nhé!

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 11/01/2011 09:33:38 PM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    5851 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #78426   11/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Thân chào anh Khắc Huy em xin phép là người tham gia chủ đề của anhđầu tiên nha!

    Theo em trong tình huống trên thì khi có tranh chấp về số tài sản đó thì số tiền 15 tỷ đó sẽ được chia đôi vì:

    Văn bản chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp trên không xác định rõ thời gian phát sinh hiệu lực mà lại được mang đi công chứng nên thời điểm có hiệu lực của nó là kể từ ngày được công chứng mà cụ thể là có hiệu lực từ ngày 4/11/2010 (theo quy định tại khoản 2 điều 7 nghị định số 70/2001/ND-CP)

    "2. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực."

    Theo như đề bài thì anh A trúng vé số vào ngày 3/11/2010(thời điểm văn bản chưa có hiệu lưc) đây là phàn thu nhập hợp pháp khác phát sinh trong thời kỳ hôn nhân không được chia trong văn bản chia tài sản chung vào ngày 2/11/2010 nên vẫn là tài sản chung và sẻ chia đôi khi tranh chấp.


    Mọi người cho ý kiến nha!

    thân@
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 11/01/2011 10:04:26 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #78463   12/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào QQ!
    Trong tình huống trên thì có lẽ mọi việc vướng mắc ở chổ "hiệu lực" của văn bản "tự" thỏa thuận chia tài sản chung.
    Cũng xin lưu ý rằng, ngày 2/11/2011 văn bản tự thỏa thuận giữa A và B đã hoàn tất về mặt nội dung lẫn hình thức (tất nhiên là lúc đó chị B chưa yêu cầu việc văn bản thỏa thuận phải công chứng), việc công chứng chỉ được yêu cầu khi chị B phát hiện thấy anh A đã trúng vé số, và anh A cũng đồng ý làm theo lời chị B vì nghĩ rằng việc công chứng chỉ cho "chắc ăn" thôi chứ văn bản thì đã được kí từ ngày hôm trước rồi.
    Vậy bạn thử xác định lại hiệu lực của văn bản thỏa thuận có hiệu lực từ khi nào nhé!
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78475   12/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Cho mình tham gia cùng với! 

    Mình cũng đồng ý với QuyetQuyen945 là sẽ được chia đôi.

    Xét về tính hiệu lực của văn bản tự thỏa thuận thì bạn Khắc Huy có viết: "Ngày 2/11/2010 A và B cùng lập văn bản thỏa thuận việc chia tài sản chung (không thể hiện về hiệu lực của văn bản thỏa thuận), cụ thể là mỗi người được một nữa số tài sản chung".

    Như vậy tài sản thì đã xác định là của mỗi người một nửa rồi nhưng về thực tế thì tài sản chưa được phân chia.
     
    Điều 226 BLDS quy định về chấm dứt quyền sở hữu chung như sau:

    "sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
    1/ tài sản chung đã được chia".

    Như vậy chỉ sau một ngày hôm văn bản được lập mà tài sản chưa được chia thì người chồng mua được vé số và trúng thưởng thì tiền để mua vé số này cũng sẽ là tài sản chung, chỉ là tài sản riêng khi người này chứng minh được đó chính tài sản riêng của anh ta làm ra.

    Nếu không chứng minh được thì số tiền này sẽ được chia đôi.

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 12/01/2011 09:41:51 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #78479   12/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Thân chào anh Khắc Huy!

    Về nguyên tắc thì khi văn bản chia tài sản phải ghi rõ ngày tháng năm lập văn bản và nếu không có  thỏa thuận rõ về thời gian thì văn bản sẻ có hiệu lực từ ngày lập,(khoản 1 điều 7 nghị định 70) và trong tình huống trên có thể xem là ngày 2/11/2010 văn bản đã có hiệu lực.

    Tuy nhiên nếu ta không mang đi công chứng chứ khi đã mang đi công chứng thì ngày hiệu lực phát sinh của văn bản là ngày được công chứng rồi( trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

    Và chúng ta cũng có thể hiểu không phải mọi văn bản chia tài sản chung của vợ chồng đương nhiên có hiệu lực khi thỏa thuận và lập xong văn bản đâu, có những trường hợp buộc phải có công chứng chứng thực thì phải áp dụng khoản 3 điều 7 nghị định 70.

    3. Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.

    Vì thế QQ giữ nguyên quan điểm của mình ở bài viết trên!


    Xin được sự đóng góp ý kiến của anh và mọi người!

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78482   12/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!
    Cũng xin nói thêm là trong trường hợp nếu sự phân chia được thỏa thuận về mặt văn bản thì phải tuân theo hiệu lực về thời điểm chia được thể hiện trong văn bản hay do pháp luật quy định.
    Hanghell thân mến, 226 BLDS là một trường hợp chung, chúng ta không áp dụng trong tình huống cụ thể này được. Ví dụ nhé: nếu A và B phải chia tài sản chung buộc phải lập văn bản có sự công chứng. chứng thực theo quy định của pháp luật, rồi sau đó, hoặc trước đó A và B mới thực tế có "hành động" chia tài sản chung thì theo bạn hiệu lực của việc chia tài sản này là khi nào.
    Khoản 1 Điều 226 BLDS : "Tài sản chung đã được chia", vậy bạn phải hiểu theo một nghĩa rộng, tài sản thì có nhiều loại, co nhiều kiểu sở hữu, và vì vậy khi chia với từng loại tài sản nhất định với kiểu sở hữu tương ứng thì chúng ta có những hình thức chia khác nhau. Tài sản chung đã được chia cũng có thể là hành động chia trực tiếp hay là phải theo một quy trình thủ tục nhất định do pháp luật quy định thì sẽ làm chấm dứt việc sở hữu chung.
    Phải hiểu cho thật kỹ điều luật nhé!
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78485   12/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào QQ!
    Nếu như bạn lập luận thì sẽ có rất nhiều điểm "kẽ hở" của Pháp luật.
    Vậy nếu tôi đưa ra tình huống như vầy thì bạn nghĩa sao, ngày 2/11/2010 A và B lập văn bản xong (có ghi cụ thể ngày lập, nhưng không có thỏa thuận ngày có hiệu lực được ghi cụ thể trong văn bản). Tuy nhiên vì lý do khách quan, tài sản vẫn chưa được chia, sau đó một tháng, B phát hiện ra A trúng số, ngoài ra còn "thắng lơn" trong các vụ hợp đồng nên có thu nhập khá cao, vì vậy đến lúc này B yêu cầu A phải công chứng văn bản thỏa thuận trước đó, vậy trong trương hợp này theo bạn hiệu lực của việc chia tài sản có hiệu lực từ thời điểm nào.
    Trân trọng ! 

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78488   12/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!
    Vấn đề mà tôi muốn gửi đến cho các bạn ở đây là: ngày 2/11/2010 văn bản đã có hiệu lực, nếu không có sự việc trúng số từ A, nếu như văn bản có thỏa thuận ngày có hiệu lực...thì đã không có việc B yêu cầu A đi công chứng văn bản này. Chính vì việc này nhằm mục đích muốn được chia số tài sản mà A trúng số nên việc yêu cầu công chứng mới phát sinh. Vậy có hợp lý?

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78500   12/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Thân chào anh Khắc Huy !!

    Rất vui khi đã được anh góp ý 1 cách sâu sắc, trước khi làm bài trên em đã nghĩ ra tình huống dưới của anh rồi và em nghĩ với thời gian lâu hơn nữa cơ.

    Về nguyên tắc văn bản chia tài sản chung của vợ chồng phải thỏa mãn các điều kiện sau!

    Điều 6. Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

    1. Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây :

    a) Lý do chia tài sản;

    b) Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;

    c) Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;

    d) Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;

    đ) Các nội dung khác, nếu có.

    Như vậy việc chia hay chưa chia không ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản.

    Như thế trong tình huống trên văn bản đã phát sinh hiệu lực kể từ ngày lập (nếu đây là trường hợp không buộc phải công chứng theo khoản 3, và thỏa mãn các điều kiện ở khoản 1 điều 6), tuy nhiên nếu sau đó 2 bên đi công chứng thì hiệu lực của văn bản sẻ được tính từ ngày công chứng!

    Lưu ý rằng anh A có quyền không đi công chứng vì văn bản đã có hiệu lực rồi!

    Mong nhận được ý kiến của cả nhà và của anh !

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78504   12/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào QQ!
    Vì không am hiểu pháp luật nên A mới có hành động đi đăng ký (mình nêu rõ trong tình huống rồi). Đó, cái này mới là vấn đề!
    Thử có những ý kiến bảo vệ cho A xem nào, chứ để bảo vệ cho B thì không khó!
    Hiểu ý mình nói chứ!
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78536   12/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Theo tôi thì thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong trường hợp này không ảnh hưởng gì đến tài sản mới phát sinh là 15 tỷ đồng mà anh A vừa trúng vé số.

    Bởi lẽ pháp luật quy định (điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 70/2001/NĐ-CP) văn bản chia tài sản chung phải ghi rõ phần tài sản chia, trong đó phải mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia. Vì vậy, việc thỏa thuận chi có giá trị đối với những tài sản đã được ghi trong văn bản.

    Theo tình huống thì văn bản lập ngày 02/11/2010, số tiền 15 tỷ có được vào ngày 03/11/2010 nên nó chắc chắn chưa được thể hiện trong văn bản. Và vì nó là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nên nó là tài sản chung của vợ chồng. Không thể đưa ra căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho anh A được.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #78546   12/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Anh Thành ơi, vấn đề là anh Huy đã nói là "cụ thể là mỗi người được một nữa số tài sản chung" nhưng vấn đề là trong văn bản không xác định đâu là tài sản chung. Vì thế nên cô vợ mới có hành vi kia để lừa anh chồng.

    Bài này theo em để bảo vệ quyền lợi của A, thì xuất phát từ hai điểm là "Ngày 2/11/2010 A và B cùng lập văn bản thỏa thuận việc chia tài sản chung" và ""A anh nghĩ rằng hợp đồng đã ký vào ngày hôm trước rồi nên nếu có công chứng vào ngày hôm sau thì cũng chẳng sao". Căn cứ thứ nhất cho ta biết văn bản được lập đã xuất hiện trước khi anh này trúng giải, vì thế ý chí chia tài sản của các bên đã xuất hiện và được các bên đồng thuận rồi. Thứ hai là anh này có sự nhầm lẫn về vai trò của việc công chứng, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng, nên giao dịch này vô hiệu. Hai căn cứ này có thể dùng để bảo vệ cho anh A, tuy nhiên theo em nghĩ là vụ này tình ngay lý gian, dù ra tòa chưa chắc anh A đã giữ được cả 15 tỷ kia. Vì để chứng minh ý chí chủ quan của mình bị nhầm lẫn là tương đối khó.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #78569   12/01/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào Bachthanhdc!

    "Theo tôi thì thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong trường hợp này không ảnh hưởng gì đến tài sản mới phát sinh là 15 tỷ đồng mà anh A vừa trúng vé số".

    Bạn đưa ra nhận định như vậy là không hơp lý

    Nếu 15 tỷ phát sinh sau khi hợp đồng có hiệu lực thì đây là tài sản riêng của A.

    Nếu 15 tỷ phát sinh trước hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung, cho dù trong văn bản chỉ thể hiện các tài sản hiện có mà không thể hiện 15 tỷ (chưa phát sinh vào lúc đó) thì số tiền 15 tỷ phát sinh sau này vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng, vậy ngoài khối tài sản đã được thỏa thuận chia từ trước đó (đến khi văn bản thỏa thuận chia có hiệu lực) được chia, thì còn lại 15 tỷ là tài sản chung vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng!

    Lưu ý thêm: Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70: thu nhập hợp pháp (trúng vé số) của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng (để xác định được điều này chúng ta phải căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản hay kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Tòa án có hiệu lực pháp luật - Điều 7 NĐ70).

    Và cũng xin nói thêm, không phải trong trường hợp sau khi chia toàn bộ tài sản chung thì thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng mới được xem là tài sản riêng, mà chỉ cần có việc chia tài sản (một phần thôi) thì cũng đã làm phát sinh căn cứ khoản 2 Điều 8 NĐ 70 rồi.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 12/01/2011 01:04:16 PM

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #78575   12/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP?

    Ừ nhỉ! Mình cũng đã xem điều này trước khi post bài, nhưng do ko nghiên cứu kỹ nên cứ hiểu rằng cái thu nhập hợp pháp quy định ơ khoản 2 là thu nhập phát sinh từ tài sản đã chia.

    Ồ! Nếu hiểu như mình thì chẳng cần phân biệt khoản 1 với khoản 2 làm gì nữa.

    Với lại topic có nói trong biên bản thỏa thuận đã nêu cụ thể tài sản được chia gồm những gì đâu.

    Sai roài..........

    Thanks #0072bc;">nkkhuy & #ff8c00;">boyluat!

    Im sorry cả nhà!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #78673   12/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Thế thành ra nói đi nói lại thì cũng ra một kết luận đó là số tiền trúng thưởng này là tài sản chung của vợ chồng, vì nó không được đưa vào chia trong văn bản phân chia tài sản chung. 

    Tuy nhiên mình vẫn có một thắc mắc như sau:

    Dù là quyền lợi của A có được bảo vệ trong trường hợp này để tránh cho số tiền trúng thưởng không bị chia đôi thì số tiền này cũng là tài sản chung, sau nếu lại có chia tài sản tiếp thì vẫn như thỏa thuận cũ mỗi người được một nửa phần tài sản chung vậy người vợ vẫn là được một nửa số tiền này sao? 
     
    Báo quản trị |