Tình huống về hợp đồng thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #90498 24/03/2011

    phamthanhcong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống về hợp đồng thương mại

    Mọi người ơi! ai có kiến thức uyên thâm về luật thương mại thì giải quyết giúp tớ tình huống này với!
    Ngày 07/ 06/ 2006, công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ (có trụ sở tại phố Chùa Láng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) ký hợp đồng mua bán số 06 với Công ty TNHH Duyên Thế kỷ (công ty TNHH hai thành viên trở lên, có trụ sở tại khu công nghiệp Song Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Hợp đồng do hai phó tổng giám đốc của hai công ty kí.

              Trong bản hợp đồng này, hai bên thoả thuận một số nội dung sau:

    1. Công ty Duyên thế kỷ bán cho công ty cổ phần khoa học sản xuất mỏ 02 chiếc máy mài chuyên dùng, lỗ sâu, model 2M.2125 do một công ty ở Trung Quốc sản xuất với phụ kiện đồng bộ và các đặc tính kỹ thuật theo catalogue của nhà sản xuất. Chất luợng máy mới 100%, sản xuất năm 2006. Các thông số kỹ thuật và trang bị được kèm theo hợp đồng.

    2. Tổng giá trị hợp đồng là 1.910.000 đồng VN đã bao gồm các loại thuế và các chi phí khác.

    Trong vòng 5 ngày sau khi hợp đồng bên mua đặt cọc cho bên bán 30% giá trị hợp đồng là 573 triệu đồng VN

    3. Trường hợp có tranh chấp thì Toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ giải quyết.

    4. Hợp đồng có hiệu lực từ khi bên bán nhận được tiền đặt cọc cho đến khi hai bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

    Câu hỏi:

    1. Hãy nhận xét tính hợp pháp của hợp đồng trên

    2. Xác định nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trên

     
    26569 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #95708   17/04/2011

    cuongnguyenlaw
    cuongnguyenlaw

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Thứ nhất, 02 phó giám đốc không đơn nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Bạn cần xác minh lại vấn đề này. Nếu ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền, kẹp ngay vào hợp đồng.
    Nếu không có thẩm quyền mà giao kết hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu.

    Thứ 02, đây không phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Cho nên nguồn luật là tố tụng dân sự và luật dân sự phần hợp đồng.

    CHÚC BẠN VUI VẺ ! THÂN
     
    Báo quản trị |  
  • #95721   17/04/2011

    hienlkd
    hienlkd
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2205
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 73 lần


    cuongnguyenlaw viết:
    Thứ nhất, 02 phó giám đốc không đơn nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Bạn cần xác minh lại vấn đề này. Nếu ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền, kẹp ngay vào hợp đồng.
    Nếu không có thẩm quyền mà giao kết hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu.



    Điều này chưa hẳn đã đúng bạn ah. Vì theo NQ hướng dẫn của HĐTP Tóa án nhân dân tối cao, trường hợp người ký hợp đồng không có thẩm quyền nhưng người có thẩm quyền ký hợp đồng biết việc này và không phản đối thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
     
    Báo quản trị |  
  • #95718   17/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1. Thẩm quyền giao kết hợp đồng: Hai bên cần phải tìm hiểu xem người đại diện của phía đối tác,  phó tổng giám đốc có phải là người được ủy quyền đại diện kỹ kết hợp đồng trong trường hợp này không. Về thẩm quyền của phó tổng giám đốc, đôi khi cũng đươc quy định trong điều lệ công ty, như việc phó tổng giám đốc có thẩm quyền xác lập các hợp đồng nếu giá trị hợp đồng không vượt quá một giá trị nào đó mà không cần được tổng giám đốc của công ty ủy quyền bằng văn bản .

    2.Trong bản hợp đồng này có hai điều khoản mâu thuẫn nhau, về thời điểm mà hợp đồng phát sinh hiệu lực.
    Trích dẫn:
    Trong vòng 5 ngày sau khi hợp đồng bên mua đặt cọc cho bên bán 30% giá trị hợp đồng là 573 triệu đồng VN

    Hợp đồng có hiệu lực từ khi bên bán nhận được tiền đặt cọc
    cho đến khi hai bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
    .


    Vậy thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nên hiểu là khi hai bên ký vào hợp đồng hay sau khi bên bán nhận được tiền đặt cọc ?

    +Nếu căn cứ vao điều khoản trong vòng 5 ngày sau khi ký kết bên mua đặt cọc cho bên bán, đây có thể coi như là một nghĩa vụ đối với bên mua, trong khi đó, nghĩa vụ hợp đồng chỉ tồn tại khi mà hợp đồng phát sinh hiệu lực. Do đó, thời điểm ký kết hợp đồng là thời điểm phát sinh hiệu lực chứ không phải thời điểm mà bên bán nhận được tiền đặt cọc.

    +Nếu căn cứ vào điều khoản, thời điểm bên bán nhận đuợc tiền đặt cọc là thời điểm phát sinh hiêu lực của hợp đồng thì rủi ro xảy ra đối với bên bán nhiều hơn. Bởi, nếu bên mua không thiện chí trung thực (giả sử, sau khi ký hợp đồng bên mua không còn khả năng thực hiện hợp đồng vì một lý do nào đó) không giao tiền thì bên bán cũng không thể bắt bên mua phải thực hiện hợp đồng vì rõ ràng, bên mua chưa giao tiền cọc nên hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực không bên nào bị ràng buộc nghĩa vụ với bên nào. Tất nhiên, theo ý mình thì điều khoản thứ 4 này là thừa và không cần thiết.

    3. Đây là hợp đồng thương mại mua bán thông thường, do đó thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án cấp huyện chứ không phải cấp tỉnh, trừ trường hợp Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết chứ các bên không được thỏa thuận chọn.

    4. Hai bên đều la doanh nhân trong nước, do đó nguồn luật điều chỉnh là Luật thương mại 2005.

    *Note: Câu trả lời dựa trên kiến thức hạn hẹp của bản thân, vì vậy chỉ nên sử dụng với tính chất tham khảo .
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 17/04/2011 03:07:38 PM Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 17/04/2011 03:04:38 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    nhungtn86 (25/11/2014)
  • #95730   17/04/2011

    cuongnguyenlaw
    cuongnguyenlaw

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    TRỜI ! BOTAY Bạn hienlkd.

    Điều bạn vừa nói không cần nghị quyết cũng đúng. Ví chuyện người có thẩm quyền biết và đồng ý không phản đối thì tất nhiên có hiệu lực rồi. Tòa án nào giám xử không có hiệu lực

    Câu chuyện mình đang nói là không có thẩm quyền mà giao kết thì hợp đồng vô hiệu. Còn câu chuyện bạn nói biết mà đồng ý không phản đối là câu chuyện khác nữa.Nội hàm đề tài đưa ra có ai nói gì về biết mà đồng ý đâu.
     
    Báo quản trị |  
  • #95968   18/04/2011

    hienlkd
    hienlkd
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2205
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 73 lần


    @cuongnguyenlaw: Bạn không hiểu rõ ý mih rồi. Mình muốn nói rõ ở đây là những trường hợp có tranh chấp cơ. Không phải tự nhiên mình nhắc đến hướng dẫn này.
    Giả sử 1 trường hợp nhé. A chỉ là nhân viên công ty BĐS X ý HĐ "đặt gạch" bán nhà chung cư cho bà B, bà B đã trả 1 phần tiền cho công ty X. Sau đó một thời gian, giá BĐS tăng chóng mặt, công ty X không muốn bán cho bà B nữa nên mượn lý do anh A không có thẩm quyền ký HĐ và người có thẩm quyền ký kết nói rằng không đồng ý chuyện này. Vậy theo bạn thì HĐ có hiệu lực không?
    Câu trả lời theo như hướng dẫn mà mình nêu ra là vẫn có hiệu lực. Vì tiền đã được chuyển vào tài khoản của công ty X, và công ty này không phản đối và sử dụng dòng tiền này vào mục đích kinh doanh của mình. Như vậy dù người có thẩm quyền có nói rằng họ không đồng ý thì HĐ vẫn có hiệu lực, vì hành động của người có thẩm quyền ký kết trước đó được suy đoán là đã chấp nhận thẩm quyền của anh A.
    Thân!
    P/S: Một chút chao đổi để làm rõ ý kiến và xây dựng diễn đàn
    Cập nhật bởi hienlkd ngày 18/04/2011 01:26:49 PM
     
    Báo quản trị |