-Bà C chết không để lại di chúc. Do đó, di sản của bà C sẽ được chia theo pháp luật.
giang_29 viết:ông H là bà con họ hàng xa.....bà không có người thừa kế
Từ thông tin trên có thể hiểu rằng, Bà C chỉ có duy nhất một người thân thích là ông H họ hàng xa (theo cách nói dân gian, "họ xa bắn đại bác không tới"). Ông H không thuộc vào diện thừa kế trong trường hợp di sản của bà được chia theo pháp luật:
BLDS 2005 viết:Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, ông H không thuộc vào bất cứ một hàng thừa kế nào. Vì di sản bà C không có người thừa kế, do đó di sản của bà thuộc về Nhà nước :
BLDS 2005 viết:Điều 644. Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước
Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.
Trả lời:
1. UBND xã X đúng.
2. Ông H không thuộc diện thừa kế theo pháp luật, cũng không có di chúc do đó ông H không được quyền đứng tên với mảnh đất đó.
3. Ông H có quyền gửi đơn khiếu nại. Nhưng trong trường hợp này là vô ích.
4. Vụ này giải quyết như cách mà UBND xã đã tiến hành.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.