Tình huống thừa kế ???

Chủ đề   RSS   
  • #85260 26/02/2011

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Tình huống thừa kế ???

    Chào các bạn!

    Nay QQ có tình huống thừa kế thế này các bạn cùng nhau bàn luận nha:

    A có vợ là B có 2 con là C và D, C(17 tuổi) có chồng là K và con là M.

    Ngày 5/6/2010 C(17 tuổi) bị tai nạn giao thông đột ngột qua đời, ( không có tài sản gì)

    Vì thương con nên A đổ bệnh và chết sau đó 2 tháng (lúc này nếu C còn sống C vẫn chưa đủ 18 tuổi), trước khi A chết ông ấy đã lập di chúc để lại toàn bộ si sản của mình (đã chia với B trước khi qua đời) cho B và D.

    Di sản của A là 300 triệu đồng.

    Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên!

    P/S đây là 1 tình huống QQ vừa chợt nghĩ ra, muốn tham khảo ý kiến của cả nhà.

    Thân!
     
    10209 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    tranthuan2809 (03/12/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #85478   27/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào QQ!
    "#c00000;">Vì thương con nên A đổ bệnh và chết sau đó 2 tháng (lúc này nếu C còn sống C vẫn chưa đủ 18 tuổi), trước khi A chết ông ấy đã lập di chúc để lại toàn bộ si sản của mình (đã chia với B trước khi qua đời) cho B và D".
    Vì thương con là C đến mức phải "ra đi", vậy mà khi để lại di chúc, thì chẳng cho C được tẹo nào!!! Sao là lạ thế nhỉ.....
    Cái tình huống mà em đưa ra, tóm lại vấn đề nằm ở chổ, có được áp dụng thừa kế thế vị trong trường hợp con chưa chưa thành niên được chia theo 669 BLDS 2005 hay không.
    Đúng là vấn đề này, Luật không quy định rõ, tuy nhiên ta có thể lý luận như sau: Điều 677, thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật. 

    Ðiều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì #c00000;">cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Vậy trong trường hợp trên, chúng ta xem xét khi còn sống thì Mẹ của M là C có được hưởng phần di sản nào hay không.

    Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
    Nếu theo 669, khi còn sống thì C được một suất thừa kế thế vị. Cái mà e thắc mắc, theo anh có lẽ nằm ở chổ vì C đã chết mà Điều 669 lại liệt kê các đối tượng được hưởng theo nội dung 669, khi C chết, không thuộc đối tượng được liệt kê nên e đang băn khoăn...đúng không nào?
    Anh có ví dụ này, ông A có 3 người con là B,C,D. B có vợ là M, có con là N. A chỉ để phần di sản cho C,D (cả 3 đều không thuộc đối tượng 669). B chết trước di chúc, khi A chết thì D từ chối nhận di sản, vì vậy phần tài sản của D được trả lại cho ông A và được chia theo pháp luật cho những đối tượng có liên quan. Trong trường hợp này N hoàn toàn có quyền thừa kế thế vị.
    Tình huống mà em đưa ra, theo quan điểm cá nhân anh thì M được nhận thừa kế thế vị trí của người Mẹ mình trước đó, vì phần di sản mà C được hưởng hoàn toàn là do pháp luật quy định, không còn thuộc về phạm vi ý chí của người để lại di sản.
    Thân chào!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #85507   28/02/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Đồng ý với anh nkkhuy.
    M thừa kế thế vị từ mẹ C của mình, tức được nhận 2/3 của một suất thừa kế mà C đáng được hưởng nếu còn sống là 66.666... triệu.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |