Bài dự thi (số 1) của t các bạn xem thử rồi cho ý kiến nhé. Tớ nghĩ j viết nấy thui hjhj
Trên thế giới theo thuyết tam quyền phân lập của Montesquie thì quyền lực nhà nước được chia thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong đó lập pháp là quyền tạo ra pháp luật, quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nó thường thuộc về cơ quan cao nhất (Quốc hội).
Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, do các cơ quan hành chính Nhà nước thực thi để đảm bảo hoàn thành chức năng và nhiệm vụ của mình. Quyền hành pháp bao gồm hai quyền: quyền lập qui và quyền hành chính (thường thuộc về cơ quan hành chính mà đứng đầu là Chính Phủ).
Quyền tư pháp là quyền bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật (Quyền tư pháp do Tòa án và Viện Kiểm sát tiến hành).
Cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến cả quan tòa ở các cấp, những người thiết lập nền móng cho một bộ máy tư pháp và cả những người trợ giúp cho hệ thống này hoạt động tốt.
Ở Việt Nam, chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN. Chúng ta có tiếp cận các tư tưởng pháp lý của các nước, các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Lý thuyết về Tam quyền phân lập cũng được nhà nước ta tiếp thu có chọn lọc. Không cứng nhắc tiếp thu toàn bộ và rập khuôn, chúng ta vận dụng vào tình hình thực tế đất nước, kết quả của sự tiếp thu được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa VII, năm 1995; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII......
Nhà nước pháp quyền XHCN có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan Lập pháp, hành pháp, Tư pháp với mục tiêu dân giầu nước mạnh XH công bằng dân chủ văn minh. Một nhà nước của dân do dân vì dân.
Theo học thuyết tam quyền phân lập thì 3 thứ quyền lâp pháp, Hành pháp, tư pháp phải độc lập với nhau, khống chế, đối trọng lẫn nhau, với một số nước sự độc lập ấy là cứng nhắc.
Còn ở VN 3 thứ quyền đó là sự phân công phối hợp với nhau, nói độc lập hoàn toàn cũng không đúng mà nói không độc lập thì cũng không hoàn toàn sai.
Cơ quan tư pháp bao gồm tòa án nhân dân các cấp, tòa án quân sự các cấp và tòa án nhân dân tối cao. Tòa án trên nguyên tắc là cơ quan xét xử độc lập với nhánh hành pháp. Tuy nhiên, hiến pháp Việt Nam không chấp nhận quy chế tam quyền phân lập, tức là không tách riêng 3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp ra, và không cho phép 3 nhánh khống chế lẫn nhau.
Hiện nay, cả 3 nhánh này đều phải phối hợp trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo thống nhất và toàn bộ của Đảng. Do vậy, tính độc lập của ngành tòa án còn khá nhiều hạn chế. Tòa án thường phải nghe theo các cơ quan điều tra (Bộ Công An) và cơ quan tố tụng (Viện Kiểm Sát Tối Cao - trực thuộc Quốc Hội)
Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành ông vua tập thể...Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ...Mô hình của cộng hòa Xô Viết là như vậy.
Đây là cái sai từ gốc về hệ thống tổ chức quyền lực gây nên lỗi của hệ thống cần phải được khắc phục theo quy luật phổ quát là phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch, thống nhất theo Hiến pháp và Pháp luật, tức là thống nhất ở nơi dân (tam quyền phân lập).
Ba nhánh quyền lực nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hoá trong Hiến pháp và Pháp luật dưới sự chỉ đạo của đảng thông qua Nghị quyết, chính sách, định hướng….
Mọi chủ trương chính sách của đảng phải được cụ thể hoá bằng Hiếp pháp và Pháp luật. Chấp hành Hiến pháp và Pháp luật là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng pháp luật, chứ không quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng. Pháp luật là tối thượng.
Liệu Tư pháp có thể độc lập? Đây là một câu hỏi lớn và có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của tôi nền Tư pháp của chúng ta chưa thực sự độc lập. Các chính sách, mục tiêu cải cách tư pháp đang mong muốn sự độc lập này.
* Thứ nhất. tòa án của chúng ta đăt theo địa giới hành chính, nằm dưới sự chỉ đạo, ảnh hưởng to lớn của lập pháp và hành pháp.
- Ở cấp tối cao, sự thành lập của TANDTC và các thành viên của TANDTC phụ thuộc chặc chẽ vào lập pháp. Ở các nước theo tam quyền phân lập Tư pháp là một nhánh quyền lực riêng, độc lập đối trọng với các quyền Hành pháp và Lập pháp. Còn ở VN chúng ta chế độ tập quyền XHCN dường như làm Hành pháp và Tư pháp yếu thế hơn, phụ thuộc hơn đôi khi có sự nhầm tưởng Tư pháp và Hành pháp là 2 nhánh của Lập pháp.
Minh chứng là: chánh án, phó chánh án TANDTC được sự giới thiệu của chủ tịch nước lên QH và được QH phê chuẩn, chủ tịch nước bổ nhiệm theo nhiệm kì. Chịu trách nhiệm trước QH, phải trả lời chất vấn của các ĐBQH. Các thành viên khác của TANDTC do chánh án TANDTC giới thiệu lên. TANDTC phải làm theo chỉ đạo, đường lối mà Đảng, nhà nước định hướng đưa ra.
- Ở cấp dưới tòa án được phân bổ theo địa giới hành chính, chịu sự “kèm cặp” của HĐND và UBND cùng cấp. Đôi khi quyết định của thẩm phán bị ảnh hưởng bởi ý kiến chỉ đạo của HĐND hay UBND. Thử hỏi Tòa án đặt dưới địa giới hành chính chịu sự kiểm soát của hành chính, Thành viên tòa án nhân dân huyện do HĐND huyện giới thiệu, làm việc theo nhiệm kì vậy có chắc chắn độc lập khi lúc nào cũng có thể bị công quyền đe dọa vị trí?
Ví dụ như vụ án tham nhũng tại Đồ Sơn Hải phòng, hành pháp đã nhúng tay, họp HĐND chỉ đạo rồi ra chỉ thị ngầm bằng thư tay cho Tòa án để giải quyết vụ án.* Thứ hai: sự độc lập ở đâu khi thẩm phán tòa án dưới xin sự chỉ đạo của tòa cấp trên để giải quyết vụ việc.
Đành rằng theo cơ chế tòa trên thẩm quyền cao hơn nhưng việc xin chỉ đạo là không cần thiết. Việc này thể hiện sự yếu về năng lực của Thẩm phán hay do tòa cấp dưới không thể và không muốn độc lập với tòa cấp trên.
Chúng ta có chế độ xét xử hai cấp, độc lập vậy xin ý kiến chỉ đạo là sự không minh bạch không độc lập và khi có kháng cáo kháng nghị thì chính tòa cho ý kiến chỉ đạo lại là người xét lại vậy họ có bao giờ phủ định lại những gì họ đã chỉ đạo không, lúc ấy kẻ chịu tội có cơ hội minh oan hoặc giảm án, người bị hại có được bồi thường nhiều hơn,…không?
Nếu cần xin ý kiến chỉ đạo thì xin của TANDTC là hộp lý hơn vì tòa này không có chức năng xét xử mà chức năng chính của nó là tổng kết thực hiện, đưa ra đường hướng cho các tòa cấp dưới xét xử.
* Thêm vào đó trước đây vài năm trước khi xét xử một vụ án nào đó, bên tòa và bên kiểm sát thường có một cuộc họp thống nhất ý kiến về vụ án. Vậy có độc lập hay không?
Công tố là đại diện nhà nước buộc người có hành vi trái pháp luật phải bị xử lý, tòa án là nơi phán xử, tìm ra sự thật và xử lý vụ việc thíc đáng. Nếu 2 cơ quan này họp bàn thêm vào là tình trạng “án tại hồ sơ” thì thật là nguy hiểm sự thiếu độc lập này có khả năng gay ra nhiều oan sai không đáng có.
* Vấn đề làm luật: ĐBQH đa phần không là chuyên ngành luật vậy mà biểu quyết luật là do QH. Nhiều vấn đề mà ĐBQH không thấu hiểu sâu sắc, mông lung mà cứ biểu quyết hoài.
Các vấn đề pháp lý bàn cãi mà không để trong tổng thể pháp luật, tranh cãi cân nhắc nhiều vấn đề mà không đi tới bến…..=> pháp luật lằng nhằng rắc rôi chồng chéo chưa thi hành đã muốn sửa đổi, có hiệu lực là bị sửa này sửa nọ. Tại sao không trao luôn cho những nơi trực tiếp xét xử thực tiễn xây dựng luật?
* Cơ chế “án tại hồ xơ”, tòa án dường như thụ động trước VKS, CQĐT, bản cáo trạng của VKS dường như là định hướng nhiều khi là y án. Vai trò của thẩm phán không nhiều. Không phải là pháp luật tranh tụng như các nước theo dòng họ Common Law nên vai trò của luật sư cũng bị lép vế, phải ngồi dưới so với công quyền.
Thẩm phán không có chức năng sáng tạo luật mà chỉ cứng nhắc aps dụng pháp luật. Chúng ta cũng không giống các nước theo dòng họ Civil Law có hệ thống luật thành văn đầy đủ và đồ sộ nên đôi khi vấn đề tiên phát thì Tòa lúng túng xin ý kiến khắp nơi mà không tự mình giải quyết theo nguyên tắc pháp lý được. Đây cũng thể hiện sự không độc lập của tòa.
* Làm thẩm phán ở một số nước là được bổ nhiệm suốt đời, lương rất cao, chất lượng tốt nên họ không có nhu cầu ăn hối lộ, họ được bổ nhiệm suốt đời và độc lập với Lập pháp Hành pháp nên phán xét có phần công minh hơn ở ta.
Thẩm phán của ta chịu sự giới thiệu của Hành pháp, chịu sự chỉ đạo của Lập pháp dưới sự chỉ đạo chung của đảng, lấy lương từ ngân sách địa phương. Họ có dám xét xử hành pháp hay chăng khi hành pháp có ảnh hưởng lớn tới họ và ở nước ta với sự lép vế của Tư pháp thì có đủ sức xét xử khi Hành pháp và Lập pháp phạm luật không?
Những cải cách tư pháp gần đây (2002) hy vọng sẽ đưa đến gia tăng hiệu quả trong công tác xét xử án còn tồn đọng và gia tăng trình độ nghiệp vụ của các thẩm phán. Giảm bớt oan sai, khiếu nại tố tụng.v.v. cũng là mục tiêu quan trọng của ngành tòa án. Trong tiến trình cải cách Tư pháp lấy tòa án làm trung tâm, chủ chương cải cách cần hướng tới
- Các thẩm phán phải được bổ nhiệm suốt đời, hoặc chí ít theo những nhiệm kỳ dài, ví dụ 12 năm, vênh với nhiệm kỳ của cơ quan hành pháp.
- Quỹ lương, ngân sách hoạt động của các tòa phải không lệ thuộc vào ngân sách địa phương.
- Thành lập các tòa sơ thẩm theo khu vực, không tuân theo địa giới hành chính; thành lập các tòa phúc thẩm khu vực; những điều này kết hợp với sự tự do về ngân sách, sẽ làm cho tòa án ngày càng độc lập với chính quyền các tỉnh.
- Thẩm phán không nên chỉ là công nhân xử án, chỉ quen các thao tác tuân theo những hướng dẫn đã có sẵn nên bổ nhiệm họ trong số những luật sư đã hành nghề có uy tín nhiều năm.
- Nền tư pháp chỉ có thể được cải cách, nếu bắt đầu từ nền đào tạo luật học. Luật học không nên đào tạo ở bậc đại học, mà chỉ nên đào tạo ở bậc sau đại học- hiểu theo nghĩa đã có một bằng đại học trước đó. Thêm nữa, dạy luật không chỉ là lý thuyết, mà nên dạy nghề. Người học phải trải qua các tín chỉ được thực hiện ở các văn phòng luật sư, các cơ quan nhà nước hay tòa án.
Đây là một vấn đề rất mấu chốt, vì tòa án sẽ tốt lên đáng kể nếu các luật sư được tranh tụng công khai ngày càng giỏi và dám thách thức quan tòa.
- Vấn đề cần thành lập tòa Bảo hiến cũng là vấn đề đáng lưu ý trong nền tài phán VN. Một trong những chức năng của tòa này bảo đảm Hiến pháp không bị công quyền và nhân dân vi phạm. Nó kiểm tra tính hợp hiến của luật, nó có quyền xét xử cả Lập pháp Hành pháp khi các cơ quan nha nước vi hiến.
- Xây dựng và hoàn thiện hơn về chế định trọng tài bổ sung và giảm gánh nặng cho tòa án.
==>>Tất cả vì một nền tư pháp độc lập, hiệu quả. Vì một xã hội công bằng, của dân do dân vì dân.
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 17/12/2010 01:03:01 AM
Cập nhật bởi khatvongttk ngày 17/12/2010 12:50:07 AM
codonminhtoi_cham_90@yahoo.com
Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ
WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY