Thuyên chuyển vị trí và giảm lương

Chủ đề   RSS   
  • #53433 11/06/2010

    thangdlth

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thuyên chuyển vị trí và giảm lương

    Gửi anh/chị,

    Tôi muốn tư vấn một vấn đề như sau:

    Vợ tôi đang công tác trong một cty thuộc lĩnh vực truyền thông - Hợp đồng được ký từ ngày 1/8/2008 và có hiệu lực đến 31/7/2011 với vị trí trợ lý CEO.


    Đến năm 2009, vợ tôi có ký thêm một Phụ lục hợp đồng (kèm theo hợp đồng cũ) với chức danh bổ sung là: branch manager và kèm thêm một số trách nhiệm mới với mức lương cao hơn.

    Tuy nhiên hiện nay, cty của vợ tôi đã thay đổi CEO mới. Và CEO này yêu cầu vợ tôi:

    1- Vẫn làm các công việc cũ nhưng đơn giản hơn

    2- Điều chuyển sang bộ phận khác của công ty.

    Tuy nhiên trong cả 2 trường hợp trên mức lương đều phải giảm 1/2 với lý do là công ty đang gặp khó khăn. Thực tế là cty vẫn đang tuyển dụng một số vị trí có mức lương cao hơn mức lương cùng vị trí đó trước kia.

    Vậy trong trường hợp này CEO mới làm như vậy có đúng không?
    Nếu không đúng thì cần phải tiến hành các thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

    Xin chân thành cảm ơn,

     
    15025 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #53499   14/06/2010

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Việc này bạn đề nghị Cty thực hiện đúng quy định tại khoản 2 Điều 33 BLLĐ: Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Bộ luật này." , Trường hợp trên CEO không phải là NSDLĐ nên không có quyền yêu cầu NLĐ thực hiện những công việc khác với HĐLĐ đã ký.
     
    Báo quản trị |  
  • #53534   14/06/2010

    thangdlth
    thangdlth

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn thai_sld đã trả lời giúp mình thông tin trên.
     
    Mình muốn hỏi thêm như sau:

    1- CEO là người được công ty ủy nhiệm trong việc ký kết các hợp đồng lao động. Mặc dù vợ mình có ký kết hợp đồng lao động với CEO cũ, nhưng CEO mới vẫn có quyền yêu cầu NLĐ thực hiện các công việc khác. Như vậy có đúng không?

    2- Vợ mình đang có con nhỏ 7 tháng (<12 tháng theo BLLĐ). Vậy với trường hợp, NLĐ không chấp nhận chuyển sang công việc mới, thì cty có quyền chấm dứt hợp đồng đã giao kết theo khoản 3 điều 36 của BLLĐ không?

    Regards,
    Thang
     
    Báo quản trị |  
  • #54721   24/06/2010

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    - 1. Không đúng
    - 2. Không được quyền chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 111 BLLĐ sửa đổi, bổ sung...
     
    Báo quản trị |  
  • #54738   24/06/2010

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    về các nội dung bác #ff8c00;">thai_sld đã trao đổi với bạn tôi không đề cập lại nhưng còn nội dung quy định khoản 3 Điều 36

    Điều 36

     Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

    3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

    Và theo quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động:

    Điều 39

     Người sử dụng lao động không được #ff0000;">đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: 

    1- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này;

     2- Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép; 

    #ff0000; font-family: arial;">3- Người lao động là nữ trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 của Bộ luật này.

    Trường hợp đơn phương chấm dứt và thỏa thuận chấm dứt hợp đồng là khác nhau. Tôi nghĩ vấn đề này bạn nên xem lại, bởi 2 bên thỏa thuận được việc chấm dứt hợp đồng thì pháp luật không can thiệp.

    Thân chào!
     
    Báo quản trị |