THỪA PHÁT LẠI LẬP VI BẰNG - PHIÊN TÒA?

Chủ đề   RSS   
  • #297957 18/11/2013

    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    THỪA PHÁT LẠI LẬP VI BẰNG - PHIÊN TÒA?

    Chế định Thừa phát lại được chính thức được thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2009 – ngày Nghị định 61/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Sau hơn 03 năm được thí điểm, hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại đã thu được kết quả khả quan, được xã hội, người dân đón nhận tích cực. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, theo đó, chế định Thừa phát lại sẽ được mở rộng thí điểm thêm 12 tỉnh thành khác trên cả nước đến hết ngày 31/12/2015.

    Tuy nhiên do đây là một chế định tương đối mới[1] nên nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân vẫn chưa hiểu rõ về tư cách, chức năng, khả năng, nhiệm vụ… của Thừa phát lại, vì vậy để quý đọc giả có thể dễ dàng nắm bắt nội dung tác giả muốn truyền tải, tác giả sẽ giới thiệu sơ lược những điểm cơ bản của chế định Thừa phát lại.

    Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc sau:

    1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

    Thừa phát lại được quyền tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra trên cơ sở đề nghị của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.

    2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

    Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở văn phòng theo yêu cầu của đương sự.

    3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

    Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó.

    4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

    Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

    -  Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

    -  Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

    -  Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.

    Trong số các hoạt động trên thì hoạt động lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân tổ chức được xem là một hoạt động mang lại nguồn thu cơ bản cho các Văn phòng Thừa phát lại và là hoạt động nỗi bật nhất của Thừa phát lại tính đến thời điểm này.

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 135/2013/NĐ-CP – sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 13 năm 2013) thì “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”

    Cũng theo quy định tại Điều 25 về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng thì:

    Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự.

    Thừa phát lại không được lập vi bằng đối với những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

    Thừa phát lại không được lập vi bằng trong các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Một vấn đề pháp lý đặt ra hiện nay là: Thừa phát lại được quyền lập vi bằng để ghi nhận lại diễn biến của một phiên Tòa? Đây cũng chính là vấn đề mà tác giả muốn gửi đến quý vị đọc giả, trong phạm vi bài viết này tác giả phân tích việc lập vi bằng đối với phiên Tòa Dân sự

    Tại sao phải lập vi bằng để ghi nhận lại diễn biến phiên Tòa?

    Vừa qua, báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có bài báo phản án một phiên Tòa phúc thẩm tại tỉnh Tây Ninh với tựa đề: Sai phạm “động trời” tại TAND tỉnh Tây Ninh: Tuyên án một đằng, ban hành một nẻo, qua tựa đề bài báo thì trong chúng ta ai cũng đã thấy được sự khác biệt giữa nội dung “tuyên án” và nội dung “bản án” được ban hành sau khi xét xử. Với sự khác biệt này thì người có quyền lợi ích xâm phạm rất khó đòi lại được quyền lợi của mình, đặc biệt đó là một phiên Tòa phúc thẩm nên bản án sẽ có hiệu lực ngay sau khi tuyên án, đương sự không còn quyền kháng cáo như ở cấp sơ thẩm. Đương sự muốn thay đổi nội dung bản án thì phải làm đơn khiếu nại hoặc là làm đơn đề nghị giám đốc thẩm, tuy nhiên để yêu cầu được chấp nhận thì đó là một quá trình rất khó khăn và lâu dài vì thiếu chứng cứ để chứng minh Hội đồng xét xử đã có sự sai phạm trong quá trình tiến hành tố tụng.

    Bên cạnh đó, hiện nay việc ghi nhận lại diễn biến phiên Tòa là trách nhiệm của thư ký phiên Tòa, theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì biên bản phiên Tòa phải ghi nhận những nội dung: Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa; Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa. Thử hỏi có bao nhiêu thư ký có thể ghi nhận lại đầy đủ, trung thực, khách quan nội dung trên? Ngoài ra điều luật cũng quy định những người tham dự phiên Tòa có quyền được xem biên bản phiên Tòa ngay sau khi kết thúc phiên Tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên Tòa và ký xác nhận. Nhưng có bao nhiêu người đã tham gia tố tụng yêu cầu xem và được xem lại biên bản phiênTòa sau khi xét xử, kể cả Luật sư? Việc không xem biên bản phiên Tòa là do nhiều nguyên nhân: Đương sự hầu như không mấy ai biết quyền này; luật sư thì biết nhưng ngại “va chạm” với Tòa; rất nhiều phiên Tòa thư ký không ghi biên bản tại phiên Tòa mà chỉ ngồi nghe sau này mới hoàn thiện nên sau khi kết thúc phiên Tòa sẽ không có biên bản để xem. Một thực tế hiện nay không thể chối cãi được là ý kiến của luật sư trong phiên Tòa đã không được ghi nhận lại một cách đầy đủ, chính xác, đã làm ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của đương sự mà mình bảo vệ.

    Qua đó cho thấy, nếu để quá trình tố tụng diễn ra như hiện nay thì việc thay đổi nội dung, diễn biến phiên Tòa so với biên bản phiên Tòa và nội dung bản án là tương đối dễ dàng.

    Làm cách nào để có thể ghi nhận, phản ánh trung thực diễn biến phiên Tòa?

    Khoản 2 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định : “Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa chỉ có thể được tiến hành khi được sự đồng ý của Hội đồng xét xử”. Điều đó có nghĩa, nếu các bên tham gia phiên Tòa khi muốn ghi nhận lại diễn biến phiên Tòa để làm cơ sở khiếu nại hoặc giám đốc thẩm thì phải XIN phép Hội đồng xét xử và phải được sự ĐỒNG Ý của Hội đồng xét xử mới có thể tiến hành. Rõ ràng việc quy định như trên sẽ tạo ra sự tùy tiện trong quá trình xét xử, luật đã cho Hội đồng xét xử một quyền quá lớn, cho hoặc không cho việc ghi âm, ghi hình diễn biến phiên Tòa? Trong khi nguyên tắc xét xử được quy định tại Điều 15 là “xét xử công khai”. Một khi Hội đồng xét xử “nghiêng” về “một bên” thì “bên còn lại” xem như “hết cửa” ghi âm, ghi hình.

    Thừa phát lại được quyền lập vi bằng trong trường hợp này?

    Theo sự phân tích ở phần phạm vi và thẩm quyền lập vi bằng của Thừa phát lại ở trên và căn cứ vào Điều 15 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định nguyên tắc “xét xử công khai” thì việc lập vi bằng để ghi nhận lại diễn biến phiên Tòa thuộc những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại được phép thực hiện.

    Thừa phát lại có quyền tự mình lập vi bằng mà không có sự đồng ý của Hội đồng xét xử?

    Theo tác giả thì nếu vi bằng được lập mà không có sự đồng ý của Hội đồng xét xử thì vi bằng đó là không hợp pháp, bởi lẽ Khoản 2 Điều 211 đã quy định ngoài việc ghi biên bản phiên Tòa việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa chỉ có thể được tiến hành khi được sự đồng ý của Hội đồng xét xử. Điều luật không loại trừ trường hợp Thừa phát lại lập vi bằng thì không cần sự cho phép của Hội đồng xét xử, nguyên nhân có lẽ là do chế định Thừa phát lại là một chế định mới và đang được thí điểm áp dụng nên khi sửa đổi Bộ luật Tố tụng Dân sự, nhà lập pháp vẫn chưa thay đổi quy định trên.

    Tuy nhiên, hiện nay Chế định Thừa phát lại đang được mở rộng phạm vi thí điểm và cũng đang từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong việc cải cách tư pháp, thiết nghĩ trong thời gian tới cơ quan có thẩm quyền cần có thêm quy định để hướng dẫn cụ thể về quyền lập vi bằng của Thừa phát lại tại các phiên Tòa Dân sự, nhằm đảm bảo sự khách quan, trung thực trong quá trình xét xử, đảm bảo được tốt nhất lợi ích của các đương sự, góp phần tạo sự công bằng trong xã hội và hướng đến một Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

    QUYẾT QUYỀN

     



    [1] Thực chất chế định Thừa phát lại là không mới vì dưới thời Pháp thuộc thì chế định này đã được áp dụng trên lãnh thổ nước ta

    Nguồn: http://thongtintuvanphapluat.blogspot.com/

     
    12208 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TuLuat.com vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (25/11/2013) o0tha0o (25/11/2013) tuyetgianghh (24/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #298258   20/11/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    TuLuat.com viết:

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 135/2013/NĐ-CP – sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 13 năm 2013) thì “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”

    Chắc bạn ghi lộn ngày nhỉ 15/12 chứ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    TuLuat.com (20/11/2013)
  • #298265   20/11/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    TRUTH viết:

    Chắc bạn ghi lộn ngày nhỉ 15/12 chứ.

    Chính xác thì Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    TuLuat.com (20/11/2013)
  • #298266   20/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Cảm ơn bạn TRUTH và anh BachThanhDC nhiều nhé, bài viết này mình copy nhưng khi đọc lại không phát hiện ra lỗi trên.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi TuLuat.com ngày 20/11/2013 04:47:39 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #298306   20/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn TuLuat.com.  

    Đọc ý kiến trong bài mà bạn gởi (theo bạn là copy từ nơi khác), tôi thấy rất là buồn cười !

    Hội Đồng Xét Xử nhân danh "Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ NGhĩa Việt Nam" mà lai bị Thừa Phát Lại  "lập vi bằng" :|

    Khi "vi bằng" thể hiện nội dung trái với "biên bản phiên toà" và "bản án" thì văn bản nào có giá trị hơn ?

    Thừa phát lại không phải là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thì họ tham gia với tư cách gì ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #298442   21/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    ngocloan1990 viết:

    Chào bạn TuLuat.com.  

    Đọc ý kiến trong bài mà bạn gởi (theo bạn là copy từ nơi khác), tôi thấy rất là buồn cười !

    Hội Đồng Xét Xử nhân danh "Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ NGhĩa Việt Nam" mà lai bị Thừa Phát Lại  "lập vi bằng" :|

    Khi "vi bằng" thể hiện nội dung trái với "biên bản phiên toà" và "bản án" thì văn bản nào có giá trị hơn ?

    Thừa phát lại không phải là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thì họ tham gia với tư cách gì ?

     

    Chào bạn, ở đây không phải là bị lập vi bằng mà là lập vi bằng, mục đích là nhằm ghi nhận lại diễn biến phiên Tòa một cách khách quan và trung thực. Thừa phát lại không xen vào nội dung của Phiên Tòa.

    Sự thật khách quan chỉ có một, vì vậy nếu tất cả đều làm việc khách quan, trung thực thì sẽ không có chuyện biên bản phiên tòa và bản án trái với vi bằng, ở đây chỉ có thể là sự khác nhau về cách diễn đat mà thôi. Còn trong trường hợp biên bản phiên Tòa không thể hiện đúng diễn biến phiên Tòa so với vi bằng thừa phát lại thì cần phải làm rõ. Vi bằng do Thừa phát lại lập thì ngoài việc ghi chép còn có hình ảnh và những đoạn ghi âm, ghi hình đi kèm, nên theo tôi vi bằng dễ dàng chứng minh được sự thật khách quan hơn.

    Thừa phát lại tất nhiên không phải là người tiến hành tố tụng, càng ko phải là người tham gia tố tụng mà họ tham gia phiên Tòa dựa trên hợp đồng dịch vụ của mình với khách hàng. Bạn có thể tưởng tượng như kiểu họ là người ghi âm, ghi hình "thuê" cho người tham gia phiên Tòa có yêu cầu. (Thay vì tự mình xin ghi âm, ghi hình để làm bằng chứng thì người tham gia tố tụng có quyền nhờ Thừa phát lại làm thay).

    Tôi chỉ cần lấy một ví dụ nhỏ để bạn có thể hình dung được tác dụng của việc lập vi bằng phiên Tòa.

    - Trong một vụ án tranh chấp về thừa kế chủ tọa hỏi ông A là người đang trực tiếp quản lý, sử dụng căn nhà XX  "Căn nhà XX có phải là TÀI SẢN của cha ông để lại hay không?" và ông trả lời là "phải". Nhưng biên bản phiên Tòa lại ghi "Căn nhà XX có phải là DI SẢN của cha ông để lại hay không?"

    Như vậy, chỉ cần sự khác nhau giữa chữ DI và chữ TÀI thì việc áp dụng thời hiệu để chia thừa kế là hoàn toàn khác nhau, nếu không có vi bằng thì ông A có cách nào để thay đổi dc nội dung biên bản phiên Tòa không?

     

    Get the Flash Player to see this player.
    'Không để CA Bắc Giang điều tra vụ ông Chấn' - VietNamNet.FLV
     
    Báo quản trị |  
  • #298471   21/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    TuLuat.com viết:

    Chào bạn, ở đây không phải là bị lập vi bằng mà là lập vi bằng, mục đích là nhằm ghi nhận lại diễn biến phiên Tòa một cách khách quan và trung thực. Thừa phát lại không xen vào nội dung của Phiên Tòa.

    Sự thật khách quan chỉ có một, vì vậy nếu tất cả đều làm việc khách quan, trung thực thì sẽ không có chuyện biên bản phiên tòa và bản án trái với vi bằng, ở đây chỉ có thể là sự khác nhau về cách diễn đat mà thôi. Còn trong trường hợp biên bản phiên Tòa không thể hiện đúng diễn biến phiên Tòa so với vi bằng thừa phát lại thì cần phải làm rõ. Vi bằng do Thừa phát lại lập thì ngoài việc ghi chép còn có hình ảnh và những đoạn ghi âm, ghi hình đi kèm, nên theo tôi vi bằng dễ dàng chứng minh được sự thật khách quan hơn.

    Thừa phát lại tất nhiên không phải là người tiến hành tố tụng, càng ko phải là người tham gia tố tụng mà họ tham gia phiên Tòa dựa trên hợp đồng dịch vụ của mình với khách hàng. Bạn có thể tưởng tượng như kiểu họ là người ghi âm, ghi hình "thuê" cho người tham gia phiên Tòa có yêu cầu. (Thay vì tự mình xin ghi âm, ghi hình để làm bằng chứng thì người tham gia tố tụng có quyền nhờ Thừa phát lại làm thay).

    Tôi chỉ cần lấy một ví dụ nhỏ để bạn có thể hình dung được tác dụng của việc lập vi bằng phiên Tòa.

    - Trong một vụ án tranh chấp về thừa kế chủ tọa hỏi ông A là người đang trực tiếp quản lý, sử dụng căn nhà XX  "Căn nhà XX có phải là TÀI SẢN của cha ông để lại hay không?" và ông trả lời là "phải". Nhưng biên bản phiên Tòa lại ghi "Căn nhà XX có phải là DI SẢN của cha ông để lại hay không?"

    Như vậy, chỉ cần sự khác nhau giữa chữ DI và chữ TÀI thì việc áp dụng thời hiệu để chia thừa kế là hoàn toàn khác nhau, nếu không có vi bằng thì ông A có cách nào để thay đổi dc nội dung biên bản phiên Tòa không?

     

    Chào bạn.

    Tôi có đọc bài viết của anh Tranvothienthu đồi với trường hợp anh nói ở trên, tôi cũng hiểu ý kiến đề xuất trên là từ một số trường hợp (dù rất ít) : bản án không đúng với diễn tiến của phiên toà, thâm chí là không có phiên toà mà vẫn có bản án như báo chí đã phản ánh.Tuy nhiên tôi thấy đề nghị này là rất vô lý và không khả thi :

    Vô lý vì : Có quy định cho phép người tham gia tố tụng được đọc lại biên bản phiên toà và được ghi ý kiến (không tốn tiền phí) và sau khi đã tuyên án (không còn sợ bị bất lợi) nhưng lại không thực hiện vì không biết hoặc ngại đụng chạm ! Vậy thì nếu cho phép Thừa phát Lại được lập vi bằng thì người tham gia tố tụng có biết hay không và có ngại đụng chạm hay không khi phải xin phép ghi âm, ghi hình trước khi xét xử để (thực chất) làm bằng chứng chống lại HĐXX sau này. 

    Không khả thi vì :

    -Quá trình xét xử nhiều tháng, thậm chí nhiều năm thì việc khi lấy lời khai của các đương sự nếu TP ghi biên "tài sản" thành "di sản" thì TPL làm sao được tham dự và biết, nếu sửa luật cho phép thì mỗi lần TPL đi như vậy thì chi phí phải vài triệu, nếu TP ghét mời cả chục lần thì "phá sản" luôn.

    -Tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì: “Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực”. Như vậy, Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác. Như vậy thì lời khai của các đương sự không phải là sự kiện mà TPL được lập vi bằng vì không được chứng kiến là đúng hay không.

    -Diễn tiến tại phiên toà , dù luật buộc phải xin phép nhưng thực tế hầu như đa số đều tự ghi lại, nhờ thừa phát lại làm gì cho tốn tiền. Tại phòng nghị án thì TPL không được vào nên có mời cũng như không.

    -Thừa phát lại chỉ thí điểm ở TP HCM hoặc vài TP khác thì  nên không thể sửa luật áp dụng chung được.

    -TPL chỉ được thực hiện trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành) nếu toà án tối cao xử thì có thẩm quyền hay không ?

    -Nếu vụ án bị tái thẩm hoặc giám đốc thẩm nhiều lần thì chi phí cho thừa phát lại càng ghê gớm hơn.

    -Toà án là khách hàng lớn của các VPTPL (tống đạt các văn bản của TA), TPL có dám làm vì lợi ích nhỏ mà đụng chạm đến khách hàng lớn hay không ? :|

    -"Sự thật khách quan chỉ có một, vì vậy nếu tất cả đều làm việc khách quan, trung thực thì sẽ không có chuyện biên bản phiên tòa và bản án trái với vi bằng, ở đây chỉ có thể là sự khác nhau về cách diễn đat mà thôi." nếu đúng vậy thì càng không nên tốn tiền cho TPL.

    -"Thừa phát lại lập thì ngoài việc ghi chép còn có hình ảnh và những đoạn ghi âm, ghi hình đi kèm, nên theo tôi vi bằng dễ dàng chứng minh được sự thật khách quan hơn." HĐXX chắc chắn không đồng ý cho ghi âm và ghi hình và TPL sẽ không dám ghi lén như người dân vì sợ bị rút giấy phép.

    -Bạn có thể tưởng tượng như kiểu họ là người ghi âm, ghi hình "thuê" cho người tham gia phiên Tòa có yêu cầu. (Thay vì tự mình xin ghi âm, ghi hình để làm bằng chứng thì người tham gia tố tụng có quyền nhờ Thừa phát lại làm thay).Người tham gia tố tụng, khi họ chưa được HĐXX đồng ý, thì họ chưa có quyền này nên không thể thuê được 

    Tóm lại, người đề xuất ý kiến này (chắc là bạn QQ, xin lỗi nếu không đúng) có thể đang công tác tại VPTPL hoặc định mở VPTPL 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (21/11/2013)
  • #298502   21/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


     

    ngocloan1990 viết:

     

    Vô lý vì : Có quy định cho phép người tham gia tố tụng được đọc lại biên bản phiên toà và được ghi ý kiến (không tốn tiền phí) và sau khi đã tuyên án (không còn sợ bị bất lợi) nhưng lại không thực hiện vì không biết hoặc ngại đụng chạm ! Vậy thì nếu cho phép Thừa phát Lại được lập vi bằng thì người tham gia tố tụng có biết hay không và có ngại đụng chạm hay không khi phải xin phép ghi âm, ghi hình trước khi xét xử để (thực chất) làm bằng chứng chống lại HĐXX sau này. 

     

    Nếu bạn từng tham gia tố tụng thì bạn sẽ biết được một điều là đến 90% phiên xử, thư ký không thể ghi và hoàn thiện phiên Tòa ngay sau khi xét như luật định, mà không có biên bản thì lấy gì để xem??? Còn nếu xem sau phiên Tòa 1 tuần thì còn ý nghĩa không? Lúc đó đương sự nói A mà thư ký ghi B thì lấy gì chứng minh?

    Việc xin phép là do chế định Thừa phát lại mới đang đương thí điểm nên quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự sẽ chưa cập nhật được, trong tương lai nếu chế định này được áp dụng rộng rãi thì có nên thay đổi quy định này không? Đó mới là phần cần bàn luận, còn hiện tại thì mọi việc ghi âm, ghi hình đều phải được HĐXX đồng ý đã là nguyên tắc rồi.

     

     

     

    ngocloan1990 viết:
    Không khả thi vì :

     

    -Quá trình xét xử nhiều tháng, thậm chí nhiều năm thì việc khi lấy lời khai của các đương sự nếu TP ghi biên "tài sản" thành "di sản" thì TPL làm sao được tham dự và biết, nếu sửa luật cho phép thì mỗi lần TPL đi như vậy thì chi phí phải vài triệu, nếu TP ghét mời cả chục lần thì "phá sản" luôn.

     

    Bạn cần phải biết khái niệm “Phiên Tòa” và “giai đoạn chuẩn bị xét xử”, bài viết chỉ đề cập đến những nội dung, diễn biến tại Phiên Tòa

     

    ngocloan1990 viết:
    -Tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì: “Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực”. Như vậy, Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác. Như vậy thì lời khai của các đương sự không phải là sự kiện mà TPL được lập vi bằng vì không được chứng kiến là đúng hay không.

     

    Bạn cần phải biết khái niệm “Phiên Tòa” và “giai đoạn chuẩn bị xét xử”, bài viết chỉ đề cập đến những nội dung, diễn biến tại Phiên Tòa

     

     

    ngocloan1990 viết:
    -Diễn tiến tại phiên toà , dù luật buộc phải xin phép nhưng thực tế hầu như đa số đều tự ghi lại, nhờ thừa phát lại làm gì cho tốn tiền. Tại phòng nghị án thì TPL không được vào nên có mời cũng như không.

     

    Nếu đương sự tự ghi âm, ghi hình lại thì chứng cứ đó không được xem là hợp pháp đâu nha bạn.

     Nghị án là việc của HĐXX chẳng có ai có thể tham gia vào cả, cái đương sự cần quá trình HĐXX thực hiện thủ tục bắt đầu phiên Tòa, phần Hỏi,  tranh luận và tuyên án.

     

    ngocloan1990 viết:
    -Thừa phát lại chỉ thí điểm ở TP HCM hoặc vài TP khác thì  nên không thể sửa luật áp dụng chung được.

     

    Hiện đang được thí điểm thêm 12 tỉnh, thành khác trên cả nước chứ không còn ở trong địa bàn TP. Hồ Chí Minh nữa đâu nha bạn. Nếu việc này áp dụng rộng rãi thì có cần phải sửa luật không? Đó là vấn đề cần bàn đến.

     

    ngocloan1990 viết:
    -TPL chỉ được thực hiện trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành) nếu toà án tối cao xử thì có thẩm quyền hay không ?

     

    Tòa tối cao thì cũng phải có trụ sở chứ bạn?Theo quy định thì TPL được lập vi bằng đối với sự kiện, hành vi xảy ra trên phạm vi tỉnh thành có trụ sở, ví dụ như Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thì Thừa phát lại vẫn có quyền lập vi bằng.

     

    ngocloan1990 viết:
    -Nếu vụ án bị tái thẩm hoặc giám đốc thẩm nhiều lần thì chi phí cho thừa phát lại càng ghê gớm hơn.

     

    Đây là quyền lợi của đương sự, họ muốn thiết lập được những bằng chứng  tốt nhất cho mình thì họ phải bỏ ra chi phí, điều đó là đương nhiên.

     

    ngocloan1990 viết:
    -Toà án là khách hàng lớn của các VPTPL (tống đạt các văn bản của TA), TPL có dám làm vì lợi ích nhỏ mà đụng chạm đến khách hàng lớn hay không ? 

     

    Với tư tưởng như vậy của bạn thì không thể nào cải cách tư pháp được, mỗi bên có mỗi công việc khác nhau sao bạn lại nói là đụng chạm?

     

    ngocloan1990 viết:
    -"Thừa phát lại lập thì ngoài việc ghi chép còn có hình ảnh và những đoạn ghi âm, ghi hình đi kèm, nên theo tôi vi bằng dễ dàng chứng minh được sự thật khách quan hơn." HĐXX chắc chắn không đồng ý cho ghi âm và ghi hình và TPL sẽ không dám ghi lén như người dân vì sợ bị rút giấy phép.

     

    Tại sao bạn có thể khẳng định là Hội đồng xét xử không đồng ý cho ghi âm và ghi hình? Ngoài ra bạn cần xem lại quy định về việc lập vi bằng, việc ghi âm, ghi hình được xem là yếu tố bắt buộc đó.

     

    ngocloan1990 viết:
    -Bạn có thể tưởng tượng như kiểu họ là người ghi âm, ghi hình "thuê" cho người tham gia phiên Tòa có yêu cầu. (Thay vì tự mình xin ghi âm, ghi hình để làm bằng chứng thì người tham gia tố tụng có quyền nhờ Thừa phát lại làm thay).Người tham gia tố tụng, khi họ chưa được HĐXX đồng ý, thì họ chưa có quyền này nên không thể thuê được.

     

    Sau khi nhận Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì đương sự hoàn toàn có quyền làm đơn xin Hội đồng xét xử được phép ghi âm, ghi hình => đến ngày mở phiên Tòa thì thừa sức làm được.

     

     

    Cập nhật bởi TuLuat.com ngày 21/11/2013 05:34:05 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuLuat.com vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (21/11/2013)
  • #298453   21/11/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Bản án thì không thể ra ngay sau khi kết thúc phiên tòa được rồi, vì nó đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị, chỉnh sửa, kiểm tra. (Kể cả biên bản buổi xét xử do thư ký phiên tòa ghi lại).

    Thế cho nên để giải quyết vấn đề bản án khác với nội dung tuyên thì chắc chỉ có cách là luật hóa quy định bắt buộc ghi lại diễn biến phiên tòa bằng hình ảnh để giải quyết các khiếu nại, tố cáo sau này (nếu có).

    Sử dụng thừa phát lại lập vi bằng phiên tòa cũng không hay lắm vì:

    -  Trong trường hợp có sai lệch giữa hai nội dung này (vi bằng và bản án) thì phải xử lý thế nào. Ai trung thực hơn, tòa hay thừa phát lại? Một tranh chấp mới rất khó được giải quyết thấu đáo vì ai sẽ giải quyết và căn cứ vào đâu để giải quyết.

    Vì thế áp dụng biện pháp đó không giải quyết được rốt ráo vấn đề mà lại làm nảy sinh thêm vấn đề mới

    Ngoài ra khi tham dự phiên tòa còn có kiểm sát viên, là bên thứ ba "tương đối khách quan", nên nếu có khác biệt giữa bản án tuyên và nội dung tuyên tại phiên tòa thì kiểm sát viên phải là người có trách nhiệm lên tiếng, vì đây là nhiệm vụ của họ.

    Tóm lại cứ giữ nguyên như hiện hành và cố gắng bổ sung thêm quy định ghi lại bằng hình ảnh diễn biến phiên tòa là phương án tốt nhất.

    Thân.

     

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 21/11/2013 01:57:50 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (21/11/2013)
  • #298474   21/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn Unjustice và bổ sung : nếu được thì phải bổ sung chử ký của những người tham gia vào biên bản phiên toà sau 1 tuàn (quy định xử lý trường hợp có người không chịu ký như với các biên bản khác là có xác nhận của TP và KSV là có đưa mà không ký)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #298552   21/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    TuLuat.com viết:

     

    Nếu bạn từng tham gia tố tụng thì bạn sẽ biết được một điều là đến 90% phiên xử, thư ký không thể ghi và hoàn thiện phiên Tòa ngay sau khi xét như luật định, mà không có biên bản thì lấy gì để xem??? Còn nếu xem sau phiên Tòa 1 tuần thì còn ý nghĩa không? Lúc đó đương sự nói A mà thư ký ghi B thì lấy gì chứng minh?

     

     

    Nếu thư ký là người chuyên môn, nắm vững hồ sơ và đã nghiến cứu trước vẫn không ghi kịp thì TPL làm sao ghi kịp khi chưa hiểu nội dung vụ án và không tiếp cận tài liệu của các bên (nếu HĐXX không cho phép ghi âm, ghi hình), trường hợp TPL ghi sai thì sao ? vì họ chỉ do một bên đương sự bỏ tiền ra thuê.

     Sau một tuần thì các đương sự có quyền ghi ý kiến về các nội dung, diễ tiến tại phiên toà  mà mình cho là thiếu, không có quy định phải chứng minh trước khi cho ghi ý kiến cả.

     

    TuLuat.com viết:

     

    Việc xin phép là do chế định Thừa phát lại mới đang đương thí điểm nên quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự sẽ chưa cập nhật được, trong tương lai nếu chế định này được áp dụng rộng rãi thì có nên thay đổi quy định này không? Đó mới là phần cần bàn luận, còn hiện tại thì mọi việc ghi âm, ghi hình đều phải được HĐXX đồng ý đã là nguyên tắc rồi.

     

    Chuyện tương lai thì không biết nhưng tôi nghĩ chắc chắn là không thay đổi vì không thể dùng một chủ thể không đáng tin lắm là các VPTPL để kiểm soát một chủ thể khác đáng tin hơn là HĐXX và VKS.

     

    TuLuat.com viết:

     

    ngocloan1990 viết:

    Không khả thi vì :

    -Quá trình xét xử nhiều tháng, thậm chí nhiều năm thì việc khi lấy lời khai của các đương sự nếu TP ghi biên "tài sản" thành "di sản" thì TPL làm sao được tham dự và biết, nếu sửa luật cho phép thì mỗi lần TPL đi như vậy thì chi phí phải vài triệu, nếu TP ghét mời cả chục lần thì "phá sản" luôn.

    Bạn cần phải biết khái niệm “Phiên Tòa” và “giai đoạn chuẩn bị xét xử”, bài viết chỉ đề cập đến những nội dung, diễn biến tại Phiên Tòa

    ngocloan1990 viết:

    -Tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì: “Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực”. Như vậy, Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác. Như vậy thì lời khai của các đương sự không phải là sự kiện mà TPL được lập vi bằng vì không được chứng kiến là đúng hay không.

     

    Bạn cần phải biết khái niệm “Phiên Tòa” và “giai đoạn chuẩn bị xét xử”, bài viết chỉ đề cập đến những nội dung, diễn biến tại Phiên Tòa

     

    Bạn cần phải biết : ví dụ mà bạn đưa ra để chứng minh việc cần thiết của TPL lập vi bằng liên quan đến 2 chử “tài sản” và “di sản” là diễn ra khi TP lấy lời khai, nhằm khôi phục thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế để có cơ sở thụ lý vụ án đã hết thời hiệu chứ không phải diễn ra tại phiên toà

     

    TuLuat.com viết:

     

    ngocloan1990 viết:

    -Diễn tiến tại phiên toà , dù luật buộc phải xin phép nhưng thực tế hầu như đa số đều tự ghi lại, nhờ thừa phát lại làm gì cho tốn tiền. Tại phòng nghị án thì TPL không được vào nên có mời cũng như không.

    Nếu tự khi lại thì chứng cứ đó không được xem là hợp pháp đâu nha bạn.

     Nghị án là việc của HĐXX chẳng có ai có thể tham gia vào cả, cái đương sự cần quá trình HĐXX thực hiện thủ tục bắt đầu phiên Tòa, phần Hỏi,  tranh luận và tuyên án.

     

    Đúng như bạn nói, khi không có sư đồng ý của HĐXX thì việc ghi âm và ghi hình không có hợp pháp, kể cả do TPL thực hiện.

     

    TuLuat.com viết:

    ....

    Sau khi nhận Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì đương sự hoàn toàn có quyền làm đơn xin Hội đồng xét xử được phép ghi âm, ghi hình => đến ngày mở phiên Tòa thì thừa sức làm được.

     

    Bạn có thể cho tôi một ví dụ cụ thể hiện nay về việc đương sự xin ghi âm, ghi hình mà HĐXX cho phép mà bạn biết trong hàng triệu vụ án đưa ra xét xử được không ?

     

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 21/11/2013 08:08:59 CH cắt ngắn bớt trích dẫn
     
    Báo quản trị |  
  • #298558   21/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Bạn cần phải biết là khi lập vi bằng thì sẽ có những hình ảnh, và đoạn ghi hình kèm theo, với nghiệp vụ của Thừa phát lại họ có đủ khả năng để ghi nhận lại diễn biến sự việc khi có hỗ trợ của các phương tiện.

    Về nguyên tắc khi bạn muốn khiếu nại bất cứ điều gì thì bạn cần phải xuất trình chứng cứ chứng minh cho việc khiếu nại của mình là có căn cứ.

    Ở đây tôi không so sánh mức độ đáng tin giữa HĐXX và TPL, bạn cần phải hiểu ở đây là TPL chỉ ghi nhận lại sự việc.

     Ví dụ của tôi đưa ra là sự việc được xảy ra tại phiên Tòa chứ không phải trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải thì không có chuyện đó đâu, vì mỗi lần hòa giải người tham gia họ đều đọc trước khi ký.

    Trong xuyên suốt phần tranh luận từ trước đến giờ tôi vẫn luôn ghi nhận việc quay phim chụp hình là cần phải có sự đồng ý của HĐXX, TPL không có quyền tự mình ghi âm, ghi hình khi chưa có được sự đồng ý củaHĐXX, khi có sự đồng ý của HĐXX thì việc ghi âm, ghi hình là hoàn toàn đúng pháp luật.

     

    Tôi đồng ý với bạn vấn đế này. Như vậy các đương sự dù ở các tỉnh, thành khác thì cũng chỉ được yêu cầu TPL tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẳng (hinh như vậy) thôi sao.

    Câu hỏi của bạn là quá thừa, vì đã quy định hành vi, sự kiện xảy ra ở đâu thì chỉ có TPL ở đó thực hiện mà thôi, đây là nguyên tắc lãnh thổ nên không thể khác được, bạn có bao giờ thấy Tòa án huyện A xử tranh chấp quyền sử dụng đất của hai hộ gia đình của huyện B chưa?

    Nếu TA tối cao mở phiên toà ‘lưu động” tại một tỉnh (ví dụ Cần Thơ), sau đó hoãn xử và đưa ra xét xử tại TP HCM thì sao ?

    Trong lịch sử “xử án”( lưu động chỉ có hình sự mới xử - trong khi phạm vi bài này chỉ có án dân sự, nhưng ko sao) ở Việt Nam, tôi chưa  thấy có trường hợp nào như bạn nói, nếu có thì cũng có thể quay về áp dụng nguyên tắc lãnh thổ ở trên.

    ------------

    P/s: Bạn nên nhớ đây là một chế định mới, vì vậy hãy đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện nó, và bạn cần hiểu được giữa TPL và HĐXX chẳng có gì gọi là đối lập hay xâm phạm lợi ích gì của nhau cả, mục đích để TPL tham gia vụ án là nhằm phản ánh một cách khách quan, trung thực diễn biến đã xảy ra mà thôi, họ không can thiệp vào nội dung, và Vi bằng đương sự chỉ dùng khi HĐXX có những hành vi thiếu khách quan(ví dụ như TP bỏ ra ngoài, không cho đương sự phát biểu, hạn chế thời gian tranh luận của luật sư, không ghi ý kiến của LS vào biên bản....), còn nếu HĐXX thực hiện việc tố tụng theo đúng pháp luật thì có 100 vi bằng cũng ko có dùng được vào việc gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #298561   21/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Bạn có thể cho tôi một ví dụ cụ thể hiện nay về việc đương sự xin ghi âm, ghi hình mà HĐXX cho phép mà bạn biết trong hàng triệu vụ án đưa ra xét xử được không ?

    Điều này là rất bình thường bạn à, cái này thì chẳng thể lấy ví dụ cho bạn được, nếu bạn muốn thì hãy tham gia làm đại diện theo ủy quyền cho ai đó rồi chờ đến ngày nhận dc QĐ đưa vụ án ra xét xử làm đơn yêu cầu đi là sẽ có kết quả ngay.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuLuat.com vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (21/11/2013)
  • #298565   21/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    TuLuat.com viết:

    Bạn có thể cho tôi một ví dụ cụ thể hiện nay về việc đương sự xin ghi âm, ghi hình mà HĐXX cho phép mà bạn biết trong hàng triệu vụ án đưa ra xét xử được không ?

    Điều này là rất bình thường bạn à, cái này thì chẳng thể lấy ví dụ cho bạn được, nếu bạn muốn thì hãy tham gia làm đại diện theo ủy quyền cho ai đó rồi chờ đến ngày nhận dc QĐ đưa vụ án ra xét xử làm đơn yêu cầu đi là sẽ có kết quả ngay.

    Thực tình là tôi chưa bao giờ xin ghi hình, ghi âm vì không muốn làm cho họ ghét khi chưa xét xử trong khi chưa biết có ích gì không; Hơn nửa tôi nghĩ nếu tôi là HĐXX thì cũng không đồng ý vì sẽ rất phản cảm nếu tôi đang xét hỏi mà đương sự vừa trả lời vừa đưa máy lên quay phim tôi. (hình ảnh tự quay phim của một số người vi phạm giao thông làm tôi thấy rất đáng ghét : chĩa máy ngay mặt CSGT mà quay !

     
    Báo quản trị |  
  • #298602   22/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


     

    ngocloan1990 viết:

     

    Thực tình là tôi chưa bao giờ xin ghi hình, ghi âm vì không muốn làm cho họ ghét khi chưa xét xử trong khi chưa biết có ích gì không; Hơn nửa tôi nghĩ nếu tôi là HĐXX thì cũng không đồng ý vì sẽ rất phản cảm nếu tôi đang xét hỏi mà đương sự vừa trả lời vừa đưa máy lên quay phim tôi. (hình ảnh tự quay phim của một số người vi phạm giao thông làm tôi thấy rất đáng ghét : chĩa máy ngay mặt CSGT mà quay !

     

     

    Như vậy rõ ràng hiện nay quy định được quay phim, chụp hình, ghi âm tại phiên Tòa có nhiều hạn chế, vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến giải pháp để cho phép Thừa phát lại thực hiện việc này nhằm góp phần nâng cao tính công minh trong tư pháp?

    Cập nhật bởi TuLuat.com ngày 22/11/2013 08:27:38 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #298563   21/11/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn.

    Nghĩ và đề xuất một chế định mới là đáng quý rồi, hơn rất nhiều nếu không động nảo như tôi 

    "Vi bằng đương sự chỉ dùng khi HĐXX có những hành vi thiếu khách quan(ví dụ như TP bỏ ra ngoài, không cho đương sự phát biểu, hạn chế thời gian tranh luận của luật sư, không ghi ý kiến của LS vào biên bản....)"

    Điều này chính là đối lập rồi đó bạn. Tương tư, Tôi đi đúng luật thì CSGT không làm gì tôi nhưng không thể nói giữa tôi và CSGT không có vấn đề gì đối lập cả. Nếu sơ ý tôi quên mở đèn thì bị phạt hoặc quên giấy tờ xe thì củng vậy.

    "đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện nó"

    Phải bao gồm cả các ý kiến phản đối chứ bạn, vì phản đối thì phải chỉ ra các khuyết điểm (nếu có).

    Nếu bạn thấy là cần có chứng cứ chứng minh khi có sai trái, tiêu cực thì đơn giản là sửa luật tố tụng : đương sự được quay phim, ghi hình và chỉ cần thông báo cho HĐXX chứ không phải xin phép cho đở tốn tiền mời TPL.:'(

     
    Báo quản trị |  
  • #298564   21/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    ngocloan1990 viết:

    Chào bạn.

    Nếu bạn thấy là cần có chứng cứ chứng minh khi có sai trái, tiêu cực thì đơn giản là sửa luật tố tụng : đương sự được quay phim, ghi hình và chỉ cần thông báo cho HĐXX chứ không phải xin phép cho đở tốn tiền mời TPL.:'(

    Vừa tham gia phiên Tòa, vừa quay phim, chụp hình, ghi âm ... thì khó mà rõ ràng, chính xác và khó mà an tâm để tham gia giải quyết vụ việc được bạn à.

    Với lại vi bằng có giá trị chứng cứ không cần phải chứng minh, vậy tại sao không sử dụng dịch vụ này?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuLuat.com vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (21/11/2013)
  • #298665   22/11/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Tôi không hiểu Thừa phát lại cho lắm nên những gì các bạn tranh luận dường như khó theo dõi. Nhưng có điều tôi thấy rằng, nếu cho Thừa phát lại ghi nhận diễn biến phiên tòa đển giám sát HĐXX và KSV thì có phải hơi "quá" và hơi "thừa" không nhỉ.

    Thứ nhất, đối với vấn đề ghi âm, ghi hình tại phiên tòa thì hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều. Bởi lẽ, kinh phí để lắp máy ghi âm ghi hình tại phiên tòa là khá lớn, không hề nhỏ. Theo tôi được biết thì có một số nơi đã lắp rồi. Việc lắp máy ghi âm, ghi hình là cần thiết để kiểm soát quá trình, diễn biến phiên tòa. Cũng có thể tránh được những khiếu kiện, khiếu nại do sự khác biệt giữa tuyên án và bản án. Tuy nhiên, có nhiều phiên tòa, vì nhiều lý do nên không cho phép ghi âm, ghi hình là hợp lý.

    Đối với những vụ án xét xử lưu động, xét xử công khai, bạn có thể mang máy quay đi quay, đâu có ai cấm đâu (tôi thấy thực tế nhiều nơi là như vậy). Bạn chỉ cần xem nội quy phiên tòa họ quy định gì rồi cứ thế mà làm thôi.

    Thứ hai, đối với vấn đề kiểm sát bản án, biên bản phiên tòa thì việc này đã có Viện kiểm sát làm rồi. Giờ phát sinh thêm một ông nữa để kiểm sát xét xử, xem nó có phù hợp với nhau không, không phải là thừa và chồng chéo lắm sao. Pháp luật trao quyền kiểm sát xét xử cho Viện kiểm sát để họ làm việc này, họ cũng chịu sự giám sát của viện kiểm sát cấp trên. 

    Ngoài ra, người dân có quyền kháng cáo, viện kiểm sát có quyền kháng nghị "bản án". Cái người ta dựa vào để thi hành án là căn cứ bản án. Nếu bản án đó đúng thì thi hành bản án, nếu bản án đó sai thì có quyền kháng cáo, kháng nghị. Chứ có ai kháng cáo phiên tòa đâu. Hơn nữa, sau khi phiên tòa kết thúc họ có quyền yêu cầu được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu chỉnh sửa nếu có những nội dung không đúng. Nhưng tôi thấy người dân ít dùng quyền này.

    Trong kháng cáo người dân có quyền chỉ ra sai phạm của HĐXX hay KSV trong quá trình diễn ra phiên tòa. Tôi đã từng làm kháng cáo như vậy, có chỉ ra sai phạm của HĐXX và KSV. Tôi cũng thấy có lúc họ thừa nhận hoặc nêu ra căn cứ để xét việc đó là đúng hay sai.

    Cái chính là nội dung bản án họ phải thi hành quyết định cái gì.

    Thứ ba, tôi cũng thấy, anh justice và ngoc loan đặt câu hỏi rằng "nếu giữa ghi chép của thừa phát lại và của tòa án khác nhau thì lấy cái gì làm căn cứ để khẳng định bản ghi nào là đúng". Bạn có thể đưa ra câu trả lời không.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    hoangvuplazalawyer (23/11/2013) ngocloan1990 (22/11/2013)
  • #299256   25/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    anhdv352 viết:

    Tôi không hiểu Thừa phát lại cho lắm nên những gì các bạn tranh luận dường như khó theo dõi. Nhưng có điều tôi thấy rằng, nếu cho Thừa phát lại ghi nhận diễn biến phiên tòa đển giám sát HĐXX và KSV thì có phải hơi "quá" và hơi "thừa" không nhỉ.

    Theo tôi là không hề thừa bạn à, ngay trong bài viết tác giả cũng đã chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng mà các vụ án hiện hữu đang diễn ra, khi có sự tham gia của đại diện Viện Kiểm Sát. Ngay bản thân tôi, tôi đã từng tham gia phiên Tòa, tại phiên Tòa người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà B vắng mặt, tại phiên Tòa thể hiện điều này, nhưng đến lúc ra bản án thì trong bản án lại ghi là bà B có mặt và có trình bày ý kiến??? Khi nhận Bản án rồi thì cơ hội khiếu nại sẽ bao nhiêu %?

    anhdv352 viết:

    Thứ nhất, đối với vấn đề ghi âm, ghi hình tại phiên tòa thì hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều. Bởi lẽ, kinh phí để lắp máy ghi âm ghi hình tại phiên tòa là khá lớn, không hề nhỏ. Theo tôi được biết thì có một số nơi đã lắp rồi. Việc lắp máy ghi âm, ghi hình là cần thiết để kiểm soát quá trình, diễn biến phiên tòa. Cũng có thể tránh được những khiếu kiện, khiếu nại do sự khác biệt giữa tuyên án và bản án. Tuy nhiên, có nhiều phiên tòa, vì nhiều lý do nên không cho phép ghi âm, ghi hình là hợp lý.

    Tại sao bạn không tự đặt câu hỏi tại sao lại có ý kiến đặt máy ghi âm, ghi hình tại phiên Tòa???

    Vì chi phí thì tại sao chúng ta không tạo điều kiện cho những đương sự có khả năng nhờ một tổ chức có chức năng lập vi bằng quay lại, vừa nâng cao được tính chính xác, lại thể hiện được sự khách quan.???

    Ngoài ra, nguyên tắc xét xử là công khai vậy tại sao bạn lại cho rằng có mhiều phiên Tòa vì nhiều lý do nên không được phép ghi âm? ( ở đây tôi loại trừ các vụ án được xét xử kín)

    anhdv352 viết:
    Đối với những vụ án xét xử lưu động, xét xử công khai, bạn có thể mang máy quay đi quay, đâu có ai cấm đâu (tôi thấy thực tế nhiều nơi là như vậy). Bạn chỉ cần xem nội quy phiên tòa họ quy định gì rồi cứ thế mà làm thôi.

    Việc quay phim, chụp hình là phải được sự đồng ý của HĐXX, đây đã là quy định trong Luật rồi nên không có chuyện thích thì được quay đâu bạn à, nếu bạn có quay được thì cái mà bạn quay lại chỉ dùng để tham khảo thôi, chẳng có giá trị pháp lý vì nó được thu thập không đúng theo trình tự thủ tục.

     

    anhdv352 viết:
    Thứ hai, đối với vấn đề kiểm sát bản án, biên bản phiên tòa thì việc này đã có Viện kiểm sát làm rồi. Giờ phát sinh thêm một ông nữa để kiểm sát xét xử, xem nó có phù hợp với nhau không, không phải là thừa và chồng chéo lắm sao. Pháp luật trao quyền kiểm sát xét xử cho Viện kiểm sát để họ làm việc này, họ cũng chịu sự giám sát của viện kiểm sát cấp trên. 

    Bao nhiêu phần trăn KSV tham gia phiên Tòa xem biên bản phiên Tòa? Với lại Thừa phát lại chỉ lập vi bằng chứ không lập biên bản, ở đây bạn có thể hiểu như Thừa phát lại được đương sự thuê đến để giúp mình ghi chép lại cho chính mình.

    anhdv352 viết:
    Ngoài ra, người dân có quyền kháng cáo, viện kiểm sát có quyền kháng nghị "bản án". Cái người ta dựa vào để thi hành án là căn cứ bản án. Nếu bản án đó đúng thì thi hành bản án, nếu bản án đó sai thì có quyền kháng cáo, kháng nghị. Chứ có ai kháng cáo phiên tòa đâu. Hơn nữa, sau khi phiên tòa kết thúc họ có quyền yêu cầu được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu chỉnh sửa nếu có những nội dung không đúng. Nhưng tôi thấy người dân ít dùng quyền này.

    Trong kháng cáo người dân có quyền chỉ ra sai phạm của HĐXX hay KSV trong quá trình diễn ra phiên tòa. Tôi đã từng làm kháng cáo như vậy, có chỉ ra sai phạm của HĐXX và KSV. Tôi cũng thấy có lúc họ thừa nhận hoặc nêu ra căn cứ để xét việc đó là đúng hay sai.

    Kháng cáo, kháng nghị thì phải có cơ sở và có chứng cứ chứng minh, nhưng nếu ko ghi âm, ghi hình lại thì khả năng chứng minh được bao nhiêu %? Còn lý do không xem biên bản phiên Tòa thì bài viết đã đề cập, bạn có thể tham khảo.

     

    anhdv352 viết:
    Thứ ba, tôi cũng thấy, anh justice và ngoc loan đặt câu hỏi rằng "nếu giữa ghi chép của thừa phát lại và của tòa án khác nhau thì lấy cái gì làm căn cứ để khẳng định bản ghi nào là đúng". Bạn có thể đưa ra câu trả lời không.

    Ai có yêu cầu thì người đó phải chứng minh thôi bạn à, giải sử như nguyên đơn muốn kháng cáo vì phiên Tòa hôm đó vắng mặt người có quyền nghĩa vụ liên quan (lần 1) và người này không có đơn yêu xầu xét xử vắng mặt như HĐXX vẫn tiến hành xét xử, sau đó biên bản phiên Tòa lại thể hiện là người có QVNVLQ có mặt, trong ghi vi bằng do TPL lập ( có kèm theo hình ảnh) thể hiện người có QNVLQ không có mặt. Như vậy theo bạn HĐXX phúc thẩm sẽ căn cứ vào cái nào?

    hoangvuplazalawyer viết:

    Thửa phát lại là tổ chức tư nhân, chịu sự quản lý của nhà nước, có trách nhiệm báo cáo hoạt động cho Sở tư pháp. Nếu xét về quyền lực không thể bằng cơ quan nhà nước được. Nếu thừa phát lại có quyền lập vi bằng ghi nhận lại diễn biến phiên tòa và xem đó là chứng cứ để xét xử phúc thẩm, hoặc giám đốc thẩm thì khi đó, bản án của tòa nếu có sai sót sẽ xử lý ra sao?

    Nếu bạn nói như vậy thì bạn vui lòng giải thích cho tôi việc Bộ luật TT DS có quy định về việc ghi âm, ghi hình để làm gì? Giả sử trong phiên Tòa đương sự có xin phép và được HĐXX ghi âm, ghi hình diễn biến Phiên Tòa, sau đó bản án ra sai với quá trình giải quyết => sự sai sót này xử lý như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #299322   26/11/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    TuLuat.com viết:

    Theo tôi là không hề thừa bạn à, ngay trong bài viết tác giả cũng đã chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng mà các vụ án hiện hữu đang diễn ra, khi có sự tham gia của đại diện Viện Kiểm Sát. Ngay bản thân tôi, tôi đã từng tham gia phiên Tòa, tại phiên Tòa người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà B vắng mặt, tại phiên Tòa thể hiện điều này, nhưng đến lúc ra bản án thì trong bản án lại ghi là bà B có mặt và có trình bày ý kiến??? Khi nhận Bản án rồi thì cơ hội khiếu nại sẽ bao nhiêu %?

    Không phải cơ hội khiếu nại bao nhiêu mà là có quyền kháng cáo. Rõ ràng nếu bản án đó phản ánh sai sự thật thì đây là bản án trái pháp luật, viện kiểm sát có quyền kháng nghị, đương sự có quyền kháng cáo. Tuy nhiên không biết liệu bạn có hiểu nhầm gì ở đây không chứ nếu có sai sót nghiêm trọng thế này thì chắc chắn Viện kiểm sát không thể bỏ qua mà đương sự cũng lại càng không thể bỏ qua rồi.

    Có thể bà B không có mặt tại phiên tòa nhưng trước đó đã có lời khai, họ công bố lời khai của bà B (hoặc cũng có thể không), nhưng trong bản án, họ phải thể hiện ý kiến của các bên liên quan (có thể là ý kiến trực tiếp tại phiên tòa hoặc ý kiến thông qua các bản tự khai, các bản ghi lời khai). Không phải cứ có mặt tại phiên tòa thì mới có lời khai ghi trong bản án đâu bạn ạ.

    TuLuat.com viết:

    Tại sao bạn không tự đặt câu hỏi tại sao lại có ý kiến đặt máy ghi âm, ghi hình tại phiên Tòa???

    Vì chi phí thì tại sao chúng ta không tạo điều kiện cho những đương sự có khả năng nhờ một tổ chức có chức năng lập vi bằng quay lại, vừa nâng cao được tính chính xác, lại thể hiện được sự khách quan.???

    Ngoài ra, nguyên tắc xét xử là công khai vậy tại sao bạn lại cho rằng có mhiều phiên Tòa vì nhiều lý do nên không được phép ghi âm? ( ở đây tôi loại trừ các vụ án được xét xử kín)

    Tôi biết và hiểu tại sao lại có ý kiến phải đặt máy ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Đó là để tránh trường hợp sai phạm đáng tiếc xảy ra, để kiểm soát diễn biến phiên tòa....

    Còn việc cho phép thừa phát lại lập vi bằng thì như tôi đã nói ở trên, nếu đã cho phép ghi âm ghi hình thì không cần thiết phải sinh ra ông thừa phát lại lâp vi bằng. Vì Viện kiểm sát có quyền kiểm sát phiên tòa có thể ghi lại để làm tài liệu kiểm sát. Điều đó vừa thể hiện tính bảo mật cho những phiên tòa cần thiết phải giữ bí mật, vừa trợ giúp cho cơ quan này thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

    Đối với việc đương sự ghi âm, ghi hình thì những vụ xét xử công khai, lưu động người dân vẫn ghi âm ghi hình. Đối với những vụ án trọng điểm, mục đích tuyên truyền, báo chí vẫn vào ghi âm, ghi hình được theo quy định. Điều đó có nghĩa là người ta không cấm tuyệt đối ghi âm, ghi hình mà vẫn cho phép trong một giới hạn nhất định nào đó.

    Việc cho phép tất cả mọi người ghi âm ghi hình ngay tại hội trường xét xử thì người ta chưa công nhận, một phần vì quan điểm truyền thống, lâu đời của pháp luật, một phần để tránh trường hợp lộn xộn, gây ảnh hưởng trong quá trình xét xử.

    Bản thân, cá nhân tôi cũng đồng quan điểm là phải ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Nhưng để tránh việc họ có thể dùng những tài liệu này để làm tài liệu tuyên truyền, chống đối nhà nước (điều này là có thể xảy ra) thì nên đặt máy ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Nhưng cơ quan lưu giữ là Tòa án và Viện kiểm sát. Quy định cho đương sự có quyền xem lại những hình ảnh đó để đảm bảo tính khách quan. Chỉ có điều để thực hiện được điều này không phải ngày một ngày hai có thể thực hiện đồng bộ được. Cũng thông tin cho bạn là đã có một số tòa án có đặt máy ghi âm ghi hình tại hồi trường xét xử để Chánh án có thể xem diễn biến phiên xét xử, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành rồi.

    TuLuat.com viết:

    Việc quay phim, chụp hình là phải được sự đồng ý của HĐXX, đây đã là quy định trong Luật rồi nên không có chuyện thích thì được quay đâu bạn à, nếu bạn có quay được thì cái mà bạn quay lại chỉ dùng để tham khảo thôi, chẳng có giá trị pháp lý vì nó được thu thập không đúng theo trình tự thủ tục.

    Cái bạn nói là ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự. Tôi thừa nhận, việc chưa có quy định rõ ràng, cụ thể và chính thức thừa nhận những tài liệu nguồn chứng cứ là băng ghi âm, ghi hình là một thiếu sót của BLTTHS. tuy nhiên, việc chưa thừa nhận cũng có lý do, điều đó liên quan tới trình độ kỹ thuật của ta hiện nay trong việc xác định chính xác giọng nói. Bằng công nghệ, khoa học kỹ thuật, người ta có thể làm thay đổi giọng nói trong những băng đĩa này, mà nếu như ta không có một trình độ kỹ thuật cao thì khó có thể giám định được nó.

    Trong dân sự, băng ghi âm, ghi hình được dùng làm tại liệu chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản liên quan tới việc thu âm, thu hình đó (ví dụ: bạn phải ghi lại bằng văn bản các nội dung của bản ghi âm, ghi hình, lời nói của từng người trong đó....). Điều đó thể hiện, phần nào đó BLTTDS công nhận băng ghi âm, ghi hình là nguôn chứng cứ rồi.

    TuLuat.com viết:

    Bao nhiêu phần trăn KSV tham gia phiên Tòa xem biên bản phiên Tòa? Với lại Thừa phát lại chỉ lập vi bằng chứ không lập biên bản, ở đây bạn có thể hiểu như Thừa phát lại được đương sự thuê đến để giúp mình ghi chép lại cho chính mình.

    Cái này, tôi xin khẳng định với bạn là 100% các bản án đều được kiểm tra. Kèm theo đó là có các biên bản đối chiếu biên bản phiên tòa và bản án gốc. Trong đó họ sẽ đối chiếu xem biên bản phiên tòa và bản án gốc có phù hợp, có giống với nhau hay không. 100% các bản án đều phải được gửi lên VKS cấp trên để kiểm sát. Nếu vụ án nào phức tạp, có dấu hiệu sai phạm, họ sẽ yêu cầu chuyển hồ sơ lên để kiểm tra. Ngoài ra, hàng năm đều có các cuộc kiểm tra trong nội bộ ngành, sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ kiểm sát các vụ việc. 

    Tôi không loại trừ có những sai phạm, sai sót, nhưng những vụ việc sai sót đó cũng chỉ là cá biệt. Mà việc sai sót xuất phát từ một số ít cá nhân làm sai, không thể đánh đồng cả tập thể làm sai được.

    Bất kể cơ quan nào cũng khó có thể toàn vẹn, cũng có người làm đúng, cũng có người sai. Vấn đề không phải là lập vi bằng để làm bằng chứng, giám sát lại mà vấn đề là cơ chế để thực hiện việc giám sát đó để khắc phục, hạn chế tới mức thấp nhất những sai phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

    TuLuat.com viết:

    Kháng cáo, kháng nghị thì phải có cơ sở và có chứng cứ chứng minh, nhưng nếu ko ghi âm, ghi hình lại thì khả năng chứng minh được bao nhiêu %? Còn lý do không xem biên bản phiên Tòa thì bài viết đã đề cập, bạn có thể tham khảo.

    Bài viết nói về thừa phát lại, tôi không thấy có dòng nào nói lý do không xem biên bản phiên tòa cả.

    Cũng như bạn nói, kháng cáo, kháng nghị cần phải chứng minh. Phiên tòa xét xử là công khai, nhiều người tham dự. Tôi tin chắc là họ sai họ không thể nói có thành không, cãi trắng tại tòa phúc thẩm được. Dù chỉ là lời nào. Hơn nữa, có những cái sai trong trình tự, thủ tục nếu không ảnh hưởng tới quá trình xét xử vụ án thì cũng chỉ để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nhắc nhở. Nếu cái sai đó ảnh hưởng tới nội dung giải quyết vụ án thì đó là những thứ được thể hiện trong bản án rồi. Bản án chính là cái ta căn cứ vào để kháng cáo và chứng minh nội dung kháng cáo của mình là đúng.

    TuLuat.com viết:

    Ai có yêu cầu thì người đó phải chứng minh thôi bạn à, giải sử như nguyên đơn muốn kháng cáo vì phiên Tòa hôm đó vắng mặt người có quyền nghĩa vụ liên quan (lần 1) và người này không có đơn yêu xầu xét xử vắng mặt như HĐXX vẫn tiến hành xét xử, sau đó biên bản phiên Tòa lại thể hiện là người có QVNVLQ có mặt, trong ghi vi bằng do TPL lập ( có kèm theo hình ảnh) thể hiện người có QNVLQ không có mặt. Như vậy theo bạn HĐXX phúc thẩm sẽ căn cứ vào cái nào?

    Nếu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt, HĐXX vẫn xét xử, BB phiên tòa thể hiện có người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt thì không cần lập vi bằng để chứng minh mà vẫn có thể kháng cáo được. Đơn giản vì người đó vẫn còn, lấy lời khai, xác minh là có thể biết được ngay. Đâu cần phải lập vi bằng. Bạn cũng tham gia phiên tòa, các thành phần khác cũng tham gia phiên tòa, không dễ gì mà có thể che đậy được sai phạm này. Chỉ có điều, vụ việc đó người ta xử lý thế nào mà thôi.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #299919   28/11/2013

    TuLuat.com
    TuLuat.com

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    anhdv352 viết:

    Không phải cơ hội khiếu nại bao nhiêu mà là có quyền kháng cáo. Rõ ràng nếu bản án đó phản ánh sai sự thật thì đây là bản án trái pháp luật, viện kiểm sát có quyền kháng nghị, đương sự có quyền kháng cáo. Tuy nhiên không biết liệu bạn có hiểu nhầm gì ở đây không chứ nếu có sai sót nghiêm trọng thế này thì chắc chắn Viện kiểm sát không thể bỏ qua mà đương sự cũng lại càng không thể bỏ qua rồi.

    Nhưng khi kháng cáo, kháng nghị mà không có chứng cứ để chứng minh thì việc kháng cáo, kháng nghị đó có thành công được không?

    anhdv352 viết:
    Có thể bà B không có mặt tại phiên tòa nhưng trước đó đã có lời khai, họ công bố lời khai của bà B (hoặc cũng có thể không), nhưng trong bản án, họ phải thể hiện ý kiến của các bên liên quan (có thể là ý kiến trực tiếp tại phiên tòa hoặc ý kiến thông qua các bản tự khai, các bản ghi lời khai). Không phải cứ có mặt tại phiên tòa thì mới có lời khai ghi trong bản án đâu bạn ạ.

    Nếu là ghi bà B vắng mặt và công bố lời khai trước đó thì nói làm gì? Mà vụ án này bà B không ghi lời khai cũng như không có mặt tại phiên Tòa nhưng lại được hợp thức hóa như vậy mới đáng nói bạn à.

     

    anhdv352 viết:
    Tôi biết và hiểu tại sao lại có ý kiến phải đặt máy ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Đó là để tránh trường hợp sai phạm đáng tiếc xảy ra, để kiểm soát diễn biến phiên tòa....

    Còn việc cho phép thừa phát lại lập vi bằng thì như tôi đã nói ở trên, nếu đã cho phép ghi âm ghi hình thì không cần thiết phải sinh ra ông thừa phát lại lâp vi bằng. Vì Viện kiểm sát có quyền kiểm sát phiên tòa có thể ghi lại để làm tài liệu kiểm sát. Điều đó vừa thể hiện tính bảo mật cho những phiên tòa cần thiết phải giữ bí mật, vừa trợ giúp cho cơ quan này thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

    Tự mình, đương sự không thể ghi âm, ghi hình lại một cách tốt nhất, vì vừa tham gia giải quyết lại vừa ghi âm, ghi hình thì rất bất tiện. Trong khi đó chức năng của TPL thì họ được quyền lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện, và vi bằng do TPL lập được xem là những chứng cứ không cần phải chứng minh ( việc lập phải đúng trình tự), vậy tại sao chúng ta lại không để đương sự thuê TPL lập vi bằng để bảo vệ quyền lợi cho chính họ? Và tất nhiên khi thực hiện việc lập vi bằng TPL phải đảm bảo thông tin của khách hàng, ngoài ra Nghị định về TPL cũng đã quy định những trường hợp thuộcvề bí mật nhà nước thì TPL không lập vi bằng ( nhưng mà phiên Tòa Dân sự thông thường thì không thể nào nói là bí mật Nhà nước được).

    anhdv352 viết:
    Đối với việc đương sự ghi âm, ghi hình thì những vụ xét xử công khai, lưu động người dân vẫn ghi âm ghi hình. Đối với những vụ án trọng điểm, mục đích tuyên truyền, báo chí vẫn vào ghi âm, ghi hình được theo quy định. Điều đó có nghĩa là người ta không cấm tuyệt đối ghi âm, ghi hình mà vẫn cho phép trong một giới hạn nhất định nào đó.

    Việc cho phép tất cả mọi người ghi âm ghi hình ngay tại hội trường xét xử thì người ta chưa công nhận, một phần vì quan điểm truyền thống, lâu đời của pháp luật, một phần để tránh trường hợp lộn xộn, gây ảnh hưởng trong quá trình xét xử.


    Không phải là pháp luật cấm bạn à, mà nếu không được sự đồng ý của HĐXX thì những chứng cứ đó không hợp pháp.

     

     

     

     

    anhdv352 viết:
    Cái bạn nói là ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự. Tôi thừa nhận, việc chưa có quy định rõ ràng, cụ thể và chính thức thừa nhận những tài liệu nguồn chứng cứ là băng ghi âm, ghi hình là một thiếu sót của BLTTHS. tuy nhiên, việc chưa thừa nhận cũng có lý do, điều đó liên quan tới trình độ kỹ thuật của ta hiện nay trong việc xác định chính xác giọng nói. Bằng công nghệ, khoa học kỹ thuật, người ta có thể làm thay đổi giọng nói trong những băng đĩa này, mà nếu như ta không có một trình độ kỹ thuật cao thì khó có thể giám định được nó.

    Trong dân sự, băng ghi âm, ghi hình được dùng làm tại liệu chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản liên quan tới việc thu âm, thu hình đó (ví dụ: bạn phải ghi lại bằng văn bản các nội dung của bản ghi âm, ghi hình, lời nói của từng người trong đó....). Điều đó thể hiện, phần nào đó BLTTDS công nhận băng ghi âm, ghi hình là nguôn chứng cứ rồi.

    Bạn xem lại quy định tại Khoản 2 Điều 211 Bộ luật TTDS và Nghị Quyết 04/2012/NQ-HĐTP.

     

    anhdv352 viết:
    Cái này, tôi xin khẳng định với bạn là 100% các bản án đều được kiểm tra. Kèm theo đó là có các biên bản đối chiếu biên bản phiên tòa và bản án gốc. Trong đó họ sẽ đối chiếu xem biên bản phiên tòa và bản án gốc có phù hợp, có giống với nhau hay không. 100% các bản án đều phải được gửi lên VKS cấp trên để kiểm sát. Nếu vụ án nào phức tạp, có dấu hiệu sai phạm, họ sẽ yêu cầu chuyển hồ sơ lên để kiểm tra. Ngoài ra, hàng năm đều có các cuộc kiểm tra trong nội bộ ngành, sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ kiểm sát các vụ việc. 

    Tôi không loại trừ có những sai phạm, sai sót, nhưng những vụ việc sai sót đó cũng chỉ là cá biệt. Mà việc sai sót xuất phát từ một số ít cá nhân làm sai, không thể đánh đồng cả tập thể làm sai được.

    Bất kể cơ quan nào cũng khó có thể toàn vẹn, cũng có người làm đúng, cũng có người sai. Vấn đề không phải là lập vi bằng để làm bằng chứng, giám sát lại mà vấn đề là cơ chế để thực hiện việc giám sát đó để khắc phục, hạn chế tới mức thấp nhất những sai phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

    Quan điểm của tôi là chỉ cần lập vi bằng để ghi nhận lại, trong trượn hợp có sai phạm nghiêm trọng thì đương sự có căn cứ để khiếu nại mà thôi, còn nếu HĐXX thực hiện đúng về mặt trình tự, thủ tục thì Vi bằng cũng sẽ không có giá trị gì cả. ( Vi bằng chỉ phát huy tác dụng khi có vi phạm tố tụng mà thôi)

     

     

    anhdv352 viết:
    Bài viết nói về thừa phát lại, tôi không thấy có dòng nào nói lý do không xem biên bản phiên tòa cả.

    Tôi thấy bài viết có nội dung như sau: " Việc không xem biên bản phiên Tòa là do nhiều nguyên nhân: Đương sự hầu như không mấy ai biết quyền này; luật sư thì biết nhưng ngại “va chạm” với Tòa; rất nhiều phiên Tòa thư ký không ghi biên bản tại phiên Tòa mà chỉ ngồi nghe sau này mới hoàn thiện nên sau khi kết thúc phiên Tòa sẽ không có biên bản để xem"

     
    Báo quản trị |