Chào luật sư!
Trường hợp em nhờ luật sư tư vấn như sau:
Nhà ông bà nội có tất cả 7 người con. Năm 2011 ông bà đều mất và có để lại tài sản là 1,2 ha đất (bao gồm nhà thờ và 1 mảnh vườn). Ông bà trước khi mất không có để lại di chúc.
Từ trước đến nay thì người con trai út ở chung với ông bà, quản lý hết phần tài sản 1,2ha đất trên. Đến năm 2015 thì người con trai út này mất (Người con trai này có vợ và 2 con). Đến nay (năm 2017), ba tôi cùng các bác và các cô muốn thực hiện thừa kế tài sản do ông bà để lại theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi:
1- Tôi được biết là phần tài sản của ông bà để lại sẽ được chia đều cho 7 người con. Vậy phần tài sản đáng lẽ ra người con trai út được hưởng thì trong trường hợp đã mất rồi thì ai sẽ được thừa hưởng (Trường hợp này có áp dụng Thừa kế thế vị được không ạ?)
2- Trường hợp ba tôi và các bác muốn chia tách phần đất trên thành 2 phần: 1 phần đất hương quả và 1 phần còn lại thì chia đều cho tất cả các con. Mong muốn này được các con ruột trong nhà tự thỏa thuận và đồng ý NHƯNG chỉ có thím út và 2 con (chú út đã mất) là không đồng ý.Trong trường hợp này em muốn hỏi là Thím út và 2 con có quyền phản đối việc chia đất hương quả này không? Thím muốn con mình đứng tên trong phần đất hương quả này thì mới chịu ký tên.
Rất mong nhận được sự tư vấn của quý luật sư!
Xin chân thành cảm ơn!