Thừa kế tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #100007 01/05/2011

    thuan070682

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế tài sản

    Em ở chung với cô từ nhỏ(chung hộ khẩu) bây giờ cô qua đời để lại 3 sổ tiết kiệm, GCN quyền sử dụng đất.Cho hỏi em muốn nhận thì  phải làm sao
     
    7128 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #100574   05/05/2011

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần



    Chào Bạn,

    Bạn phải chứng minh là có di chúc của Cô để lại hoặc là hàng thừa kế  được hưởng theo thứ tự theo theo quy định pháp luật.

    Thân ái

    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
  • #100705   06/05/2011

    dungty149
    dungty149

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Bố mẹ tôi ly hôn năm 1999, năm sau đó mẹ tôi có mua một mảnh đất, đến năm 2006 thì làm nhà ở. Năm 2010, mẹ tôi đi bước nữa, có đăng ký kết hôn đàng hoàng.

    Ông về sống cùng chúng tôi, vậy với mảnh đất và ngôi nhà đang ở, bố dượng tôi có quyền gì không, việc gia đình tôi có 2 chị em gái có ảnh hưởng gì không? Nếu theo luật thừa kế thì tài sản đó sẽ chia như thế nào?
     
    Tôi xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #100783   06/05/2011

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần



    Chào Bạn,

    Mẹ bạn tạo lập riêng nhà và đất trước hôn nhân với người chồng sau, nên đây là tài sản riêng của Mẹ bạn. Nếu Mẹ bạn còn sống thì có toàn quyền định đoạt.


    Nếu Mẹ bạn mất mà không có di chúc  thì tài sản được chia thừa kế theo pháp luật theo đó người chồng sau và 2 chị em bạn đều được hưởng, nếu Ông Bà ngoại của bạn còn sống thì cũng được hưởng. Nếu Mẹ bạn lập di chúc thì ai được hưởng theo di chúc thì có quyền thừa kế theo di chúc.

    Thân ái

    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_PhamDinhHung vì bài viết hữu ích
    dungty149 (14/09/2011)
  • #102353   13/05/2011

    Ls_LeDoanTuan
    Ls_LeDoanTuan
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 2314
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 127 lần


    Chào bạn!

    Tài sản mà Mẹ bạn tạo lập trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng, tài sản đó Mẹ bạn có toàn quyền định đoạt như: Cho tặng, mua bán, thừa kế.....Nhưng khi Mẹ của bạn mất nó phát sinh quan hệ thừa kế; nếu Mẹ của bạn không lập di chúc thì di sản thừa kế đó sẽ chia theo pháp luật, có nghĩa là xác định hàng thừa kế và theo thứ tự phân chia. Cụ thể hàng thừa kế thứ nhất (thừa kế theo Luật) của Mẹ bạn gồm: Ông bà ngoại, chồng và các con.

    Nếu mẹ của bạn lập di chúc và nội dung di chúc để lại cho ai thì người có tên trong di chúc mà còn sống sẽ được hưởng, nhưng trong trường hợp này khi phân chia thừa kế theo di chúc thì phải xem xét đến những người thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc.

    Cụ thể đối với trường hợp của Mẹ bạn, nếu lập di chúc mà nội dung di chúc để lại cho Bạn (là con) được hưởng toàn bộ căn nhà và đất. Nhưng bạn không phải là người hưởng trọn khối di sản này mà trước khi chia thừa kế theo di chúc cho bạn phải xem xét những người sau đây còn sống hay không: Ông bà ngoại của bạn, cha dượng của bạn....

    Bởi vì đây là những đối tượng bị chi phối trong quan hệ thừa kế theo di chúc, họ là những người luôn được hưởng thừa kế của mẹ bạn mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

    Chúc bạn thành công.

    Thân ái!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls_LeDoanTuan vì bài viết hữu ích
    dungty149 (14/09/2011)
  • #102383   13/05/2011

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần



    Chào Bạn,

    Cám ơn phần bổ sung của bạn về phần những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.

    Thân ái

    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_PhamDinhHung vì bài viết hữu ích
    dungty149 (14/09/2011)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phạm Đình Hưng - Đoàn LS TP HCM - Saigon Asia Law.

Văn phòng: 409/14 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Quận Tân Bình ( TSN Air port).

Số điện thoại: 0938182699.