thừa kế sau khi mất

Chủ đề   RSS   
  • #358753 25/11/2014

    doinganghieng

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thừa kế sau khi mất

    cho em hỏi, sau khi li hôn với vợ trước, chồng em có tài sản riêng, và đây được coi là tài sản trước hôn nhân, chồng em có viết một bản cam kết là mọi tài sản chồng em hiện có sau này sẽ không để lại cho con của vợ trước, em muốn hỏi là giấy cam đoan đó có hợp pháp không? và nếu không hợp pháp thì em phải làm như thế nào để con riêng của chồng không nhận được thừa kế sau khi chồng mất?

     
    4486 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #358967   26/11/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Chồng bạn viết giấy cam đoan nhưng không ai chế tài nên không ảnh hưởng gì, hơn nữa tài sản là của riêng chồng bạn nên luôn thuộc quyền định đoạt của người đó. Trường hợp chồng bạn di chúc trong đó không để lại tài sản cho con riêng thì vẫn còn khả năng con riêng được hưởng di sản như: Con riêng được hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc (chưa thành niên hoặc không có khả năng lao động); Chồng bạn sửa đồi hoặc có di chúc khác về sau.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #359509   28/11/2014

    doinganghieng
    doinganghieng

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vậy chồng em phải làm sao để tước quyền thừa kế, và giấy cam đoan đó có hiệu lực sau chồng em mất không, vì con vợ trước không phải là con chồng em. mong luật sư giúp em.

     
    Báo quản trị |  
  • #359912   01/12/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Pháp luật có quy định về việc một người không được quyền thừa kế (Điều 643 Bộ luật dân sự), tuy nhiên trường hợp bạn hỏi có lẽ không phải như vậy. Do đó, người con đó có quyền hưởng di sản của chồng bạn hay không tùy thuộc vào ý chí của chồng bạn và tình trạng thực tế của người con đó khi di chúc có hiệu lực (như tôi đã tư vấn hôm trước).

    Mời bạn tham khảo điều luật như dưới đây:

    Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản 

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    - Nếu người con đó không phải là con chồng bạn thì không được hưởng thừa kế theo pháp luật nhưng có thể hưởng thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, muốn người con đó không được hưởng thừa kế theo pháp luật thì bạn và chồng bạn phải chứng minh được người đó không phải con chồng bạn hoặc không có quyền hưởng di sản (sau khi chồng bạn mất) và lưu ý là chỉ có tòa án mới có quyền phán quyết về vấn đề này.

     

    Trân trọng

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com