Thừa kế di sản đã 30 năm thì có được toàn quyền quyết định đối với tài sản là đất đai không?

Chủ đề   RSS   
  • #499097 09/08/2018

    anhphongtrinh167

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế di sản đã 30 năm thì có được toàn quyền quyết định đối với tài sản là đất đai không?

    Kính mong các quý luật sư giúp đỡ :

    Tôi có diện tích đất là 127m2, do tổ tiên để lại, có trích lục tên mẹ tôi từ năm 1960. tôi và mẹ tôi sống trên mảnh đất này, năm 1951 Bố tôi lấy bà hai và sinh được 2 người con nhưng sống ở miền nam. Hộ khẩu trên đất lúc này chỉ còn tôi và mẹ tôi. Tháng 7 Năm 1988, bố tôi mất không để lại di chúc.  Năm 2004, ủy ban nhân dân cấp cho tôi sổ đỏ hộ gia đình (gồm có mẹ tôi và vợ con tôi) đứng tên tôi với lý do là bố tôi mất hơn 10 năm và mẹ tôi có mỗi mình tôi. Năm 2010 mẹ tôi mất cũng không có di chúc. Tôi vẫn quản lý và sử dụng mảnh đất 127m2 nói trên. Theo tôi được biết thì thời hiệu khởi kiện theo pháp luật 2015 là 30 năm thì được toàn quyền sử dụng mảnh đất nói trên. Nhưng đến thời gian vừa rồi 2 người con sống ở miền nam có về yêu cầu và đòi chia di sản thừa kế nhưng tôi không đồng ý. Họ bảo nếu không cho họ sẽ kiện. Vậy tôi muốn hỏi :

    - Việc làm sổ đỏ của tôi có đúng theo quy định của pháp luật không ? 

    - Thời hạn của tôi có đủ 30 năm không ? tôi có toàn quyền quyết định với tài sản của tôi không ?

    - Họ có quyền gì đối với mảnh đất tôi đang ở không ? Nếu họ được chia thì chia như thế nào ?

    Mong sự giúp đỡ của Luật sư. Xin cảm ơn !

     

     
    19846 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499887   17/08/2018
    Được đánh dấu trả lời

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Vụ việc bạn nêu tính theo thời gian thì khá dài, có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nên nhìn chung khá phức tạp, vì vậy tôi chỉ có thể tư vấn mang tính định hướng cho bạn. Để có thêm cơ sở trước khi quyết định, bạn có thể cân nhắc sử dụng tư vấn pháp lý nơi bạn thuận tiện và tin tưởng.

    - Việc làm sổ đỏ: Người ta nói kiện là kiện yêu cầu được chia di sản thừa kế, không phải hủy sổ đỏ do cấp sai. Khi người ta được quyền hưởng di sản thì tự nhiên sổ đỏ không còn giá trị như khi được cấp.

    - Thời hạn 30 năm: Theo tôi đánh giá thì bạn đang định dựa vào quy định Điều 623 Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, vẫn có phương án để người đó khôi phục thời hiệu khi khởi kiện. 

    - Trường hợp những người yêu cầu được tòa án cho hưởng di sản thì 1/2 tài sản bạn nêu là tài sản bố bạn đáng được hưởng và coi là di sản. Di sản này sẽ chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (cha me, cơ, con của người để lại di sản). Người nào muốn được chia khác thì phải chứng minh được yêu cầu của mình là có cơ sở pháp lý.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    anhphongtrinh167 (17/08/2018)
  • #499890   17/08/2018

    anhphongtrinh167
    anhphongtrinh167

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn Luật sư ! 

    Dạ thưa Luật sư , tôi xin hỏi : 

      Tôi được biết bố tôi không có hộ khẩu tại nhà từ năm 1951. Tôi lên hỏi UBND thì đươc biết vào năm 1960 tại miền bắc ,là thời điểm sau cải cách ruôngj đất ,nhà nước kêu gọi nhân dân ra đăng ký đất ở nếu không đăng ký thì nhà nước sẽ thu hồi vào năm 1962 để thu hồi  ,do đó mẹ tôi đươc các cụ bảo ra đăng ký đứng tên . Tôi muốn hỏi Luật sư giải đáp giùm tôi : các sự kiện thực tiễn như vậy có ý nghĩa gì đối với nguồn gốc đất và có lợi gì đối với gia đình tôi không ? tại vì nếu mẹ tôi không đăng ký thì sẽ không tồn tại mảnh đất đến bây giờ. Và theo tôi tìm hiểu : Luật hôn nhân 1959 quy định quan hệ vợ chồng đến năm 1987, vậy thì bố tôi mất năm 1988 thì bố tôi có được coi là chồng hợp pháp của mẹ tôi nữa không ?

    Kính mong Luật sư giúp đỡ !

     
    Báo quản trị |  
  • #500194   21/08/2018

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    - Bạn lý giải quá trình đăng ký để khẳng định quyền sở hữu riêng của người đăng ký là một cách chứng minh đối với yêu cầu của bạn. Trong các vụ kiện tụng thì hầu hết người đi kiện bao giờ cũng nghĩ đến khả năng thắng kiện của họ, đồng nghĩa với việc họ cũng chuẩn bị cách lập luận để bảo vệ quyền lợi của mình. Hôm trước tôi đã nêu nhận xét là vụ việc của bạn không đơn giản nên không thể khẳng định bên bạn đúng hoàn toàn ngay được, đặc biệt khi tư vấn gián tiếp thì lại càng khó kết luận hơn.

    - Qua câu chuyện bạn kể có lẽ bố bạn là cán bộ vào Miền Nam hoạt động nên 2 người vợ đều được pháp luật thừa nhận.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    anhphongtrinh167 (22/08/2018) namphuongg (30/12/2019)
  • #501587   07/09/2018

         Chào bạn! Luật Hải Nguyễn xin tư vấn trường hợp của bạn như sau.

         Thứ nhất, việc làm sổ đỏ của bạn là đúng quy định của pháp luật, vì trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp Toà án chia di sản thừa kế cho bạn và hai người em cùng cha khác mẹ của bạn thì giá trị pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đang mang tên hộ gia đình của bạn thì sẽ tự động không còn giá trị.

         Thứ hai về thời hiệu khởi kiện: Tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện như sau: 

         "Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

         a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

         b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này."

         Bố bạn mất năm 1988, tuy nhiên, đến thời điểm này thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế vẫn còn, đến 31/10/2020 thì thời hiệu yêu cầu khởi kiện mới hết bởi: 

        - Tại điểm a, tiểu mục 2.2, mục 2, phần I của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế. théo đó: 

         "Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế."

         Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

        Tại khoản 4 Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định "Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này"  Ngày công bố pháp lệnh Thừa kế năm 1990 là ngày 31/10/1990.  Như vậy, thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế sẽ tính từ ngày 31/10/1990 đến hết ngày 31/10/2020. từ đó có thể thấy, tính đến nay còn còn thời hiệu khởi kiện.

         Thứ ba, trong trường hợp hai em của bạn được chia thừa kế thì sẽ chia như sau:

         Vì đây là mảnh đất do các cụ để lại và bạn cũng không nói rõ các cụ cho riêng bố bạn hay mẹ bạn hay là cho chung cả hai người, vì thế rất khó để xác định di sản thừa kế mà người chết để lại. Nhưng cũng thấy rằng, bố bạn chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    Trên đây là bài tư vấn của Luật Hải Nguyễn. (NV: HĐT)

     

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hainguyenlaw vì bài viết hữu ích
    anhphongtrinh167 (13/09/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com