Thừa kế có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #213448 13/09/2012

    thanh0987400665

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế có di chúc

    Chào các anh chị

    Ông ngoại em đã qua đời vào năm 2003. Ông để lại miếng đất và một phần di sản do một mình ông tạo nên sau khi ông đi tập kết ngoài Bắc về, bà nội mất,  Má em sinh đã có chồng và có gia đình riêng. Ông chỉ có 1 mình má em là con ruột. Ông không hợp tính với Ba của em nên ông ra ngoài sống và tự lập trên mảnh đất do Nhà nước cấp. Trước khi ông mất 1 năm thì có người cậu gọi ông bằng Bác ruột về ở với ông và làm nhà trên mảnh đất ấy. Ngày giổ đầu tiên của ông cậu ấy có đưa ra 1 di chúc nói rằng ông cho gia tài và mảnh đất ấy. Di chúc có người viết hộ, 2 người hàng xóm làm chứng. có chữ ký của Ngoại em và dấu lăn tay của mẹ em nhưng mẹ em lại không hề hay biết di chúc đó trước khi công bố (và mẹ nói ngoài công an làm CMND thì chưa có ai lăn tay mẹ bao giờ). Trên di chúc có chữ ký và con dấu của chủ tịch xã( cậu ấy là cán bộ thôn và là thành viên trong hội đồng nhân dân xã nên cán bộ xã quen với chủ tịch). Và từ đó đến nay cậu ấy chiếm toàn bộ di sản của ngoại và không để lại cho mẹ em cái gì. Khi ngoại mất mẹ em đã già, quá tuổi lao động mẹ em sinh năm 1944, gia đình thuộc hộ nghèo. Vậy xin các anh chị cho em hỏi em có thể kiện được không. Còn thời hạn hay không? Cậu ấy có sai không? khi lấy hết gia sản của ngoại.

     
    4749 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #213572   14/09/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần
    Moderator

    Chào bạn!

    Vấn đề của bạn tôi vẫn chưa hiểu một ý như sau: tại sao di chúc của ông bạn lại cần dấu lăn tay của mẹ bạn làm gì nhỉ? Nếu là ông ngoại để lại tài sản theo di chúc thì vì mẹ bạn đã thành niên và lập gia đình nên toàn bộ tài sản ông để lại theo di chúc cho cậu là hợp pháp. 

    Mẹ bạn không thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

    "1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.".

    Như vậy vấn đề còn lại là tính hợp pháp của di chúc. 

    Nếu di chúc là hợp pháp thì toàn bộ tài sản sẽ thuộc về cậu bạn theo đúng nội dung di chúc.

    Nếu di chúc là không hợp pháp thì toàn bộ tài sản sẽ thuộc về mẹ bạn (chỉ có duy nhất mẹ bạn ở hàng thừa kế thứ nhất).

    ở đây như bạn viết Trên di chúc có chữ ký và con dấu của chủ tịch xã như vậy di chúc ở đây đã được chứng thực. => hợp pháp.

    Thân ái!

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    thanh0987400665 (15/09/2012)
  • #213827   15/09/2012

    thanh0987400665
    thanh0987400665

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Em đồng ý là di chúc không cần dấu lăn tay của mẹ. Nhưng di chúc lại có dấu lăn tay mà mẹ không biết.

    thứ 2 : Khi em hỏi người làm chứng thứ nhất thì họ kêu họ không biết gì về di chúc. Con của người làm chứng thứ 2 thì nói là hôm đó các chú đang nhậu tại quán nhậu đồng thời là nhà của người làm chứng thứ 2 thì cậu vô và cậu ấy tới nhờ các chú ấy ký hộ. Vậy em có thể kiện về vấn đề này được không.

     
    Báo quản trị |  
  • #213878   15/09/2012

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Chào bạn thanh!  Bạn cho tôi biết rõ hơn vấn đề: UBND xã phường chứng thức di chúc với nội dung như thế nào? (VD: ông A ký trước mặt tôi... hay ông A có hộ khẩu thường trú tại xã...)

     

    Trên cơ sở dữ liệu bạn cung cấp tôi xin phân tích thêm ý kiến của bạn Garan như sau:

    1. Trường hợp UBND xã phường chứng thực đúng theo trình tự thủ tục pháp luật quy định và ghi rõ ông bạn ký trước mặt cán bộ ubnd xã thì di chúc có hiệu lực pháp luật như bạn Garan phân tích.

    2. Trường hợp UBND xã phường chỉ chứng thực nơi có hộ khẩu thường trú của ông bạn và những người làm chứng đều xác nhận như bạn trình bày thì vấn đề sẽ khác cụ thể:

    Căn cứ Ðiều 656. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

    "Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc"

             Như vậy, nếu như bạn trình bày và có đủ chứng cứ chứng minh việc 02 người làm chứng không đúng quy định này thì việc làm chứng không có giá trị.

    Tiếp theo căn cứ Khoản 1 - Ðiều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    "1. Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc"

    Di chúc mà cậu bạn xuất trình như bạn trình bày không đáp ứng điều kiện này.

        Bên cạnh đó bạn cần kiểm tra di chúc có hiệu lực pháp luật theo điều 652, 653 Luật dân sự hay không.

        Từ những căn cứ trên, nếu đúng như bạn trình bày thì có nhiều căn cứ để bác bỏ giá trị hiệu lực của di chúc.

    Lưu ý: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ ngày ông bạn mất.

                 Lời khuyên, để chắc chắn bạn nên mang di chúc đến văn phòng luật sư gần nhất để được tư vấn chính xác hơn.

              Huy vọng những lời tư vấn trên giúp ích được cho bạn và gia đình. Chúc gia đình bạn sớm giải quyết được vấn đề một cách hợp tình, hợp lý nhất. Trân trọng!

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #213907   15/09/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào các bạn!

    Tôi xin trao đổi vấn đề trên như sau:

    Trong trường hợp này, nếu người lập di chúc đọc được, nghe được, ký được, điểm chỉ được. . .theo đúng trình tự thủ tục tại khoản 1 điều  658 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì việc có hay không có người làm chứng trong bản di chúc này cũng không làm mất hiệu lực của di chúc.

    Vì vậy, nếu di chúc này phù hợp với nội dung tôi đã phân tích thì di chúc này có hiệu lực pháp luật, được người có thẩm quyền của UBND công chứng di chúc.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |