Thừa kế!

Chủ đề   RSS   
  • #63335 08/10/2010

    vinhtp

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế!

    Bà Nguyễn Thị A có tổng cộng 4 người con (2 nam - 2 nữ), chồng bà đã mất. hiện tại bà đang sống cùng với người con gái út  chị E tại Đắklắk nhưng bà có đất ở và nhà tại Thanh Hóa. 3 người con còn lại không chăm sóc và có ý tranh giành gây mất đoàn kết nên bà A muốn làm di chúc để lại toàn bộ tài sản đó cho chị E có được không? thủ tục như thế nào?

    Chị E không có chồng nhưng chị có một đứa con trai H mới được 5 tuổi (con ngoài giá thú), chị có đất và nhà riêng (đất có bìa đỏ mang tên chị), chị nuôi mẹ già. chị E muốn cho con trai mình đứng tên trong bìa đỏ nhưng cháu H chưa đủ tuổi thành niên nên không thể làm thủ tục sang tên được.

    Trong khi đó anh chị em của chị E cho rằng cháu H là con ngoài giá thú không có quan hệ máu mũ nên tranh giành lô đất trên của chị. Chị E sợ mình đã lớn tuổi và chị sợ lỡ có chuyện không may xảy ra thì cháu H sẽ mất quyền lợi.

    Vậy chị E phải làm thủ tục di chúc hay làm thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi sau này cho cháu H.

    Mong Luật sư tư vấn giúp em.
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 11/10/2010 09:52:01 AM
     
    7429 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #63379   08/10/2010

    Nhu34
    Nhu34

    Male
    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2009
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 499
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Trường hợp của bà NGuyễn Thị A, xin được trả lời như sau:

    Ở đây do bạn không có nêu rõ bốn người con của bà A đã trưởng thành trên 18 tuổi hay chưa, nhưng do đọc tình huống, tôi giả sử là họ đã lớn, từ 18 tuổi trở lên:, thì trong trường hợp này, bà A hoàn toàn có quyền di chúc để lại toàn bộ tài sản cho chị E.

    Do Chồng bà đã mất, nên bà chỉ định đoạt được phần tài sản thuộc sở hữu của bà từ tài sản chung giữa bà và chồng bà là 1/2 + phần tài sản bà hưởng từ tài sản chung của Chồng bà chết để lại chia điều theo pháp luật (1/5).

    Ví dụ: Căn nhà là tài sản chung giữa 2 vợi chồng, trị giá 300 triệu đồng, thì sau khi Chồng bà chết, Phần tài sản mà bà có được là: 1/2 căn nhà (tài sản chung của  vợ chồng chia đôi) = 150 triệu đồng và 150 triệu đồng còn lại thuộc về Chồng bà được chia điêu cho các thành viên trong gia đình là 5 phần = 30 triệu đồng.

    Như vậy, đến thời điểm hiện tại theo như ví dụ này bà sẽ có tài sản 180 triệu đồng! và bà chỉ có quyền định đoạt số tài sản này và một số tài sản khác phát sinh sau khi chồng bà chết hoặc là tài sản riêng của bà. Về nguyên tắc, những người con của bà đã lớn, thì sẽ không còn phụ thuộc theo Điều 669 BLDS 2005: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Về  thủ tục, trong trường hợp của bà, để chác chắn, bà nên lập thành văn bản và đến Ủy ban nhân dân Xã phường nơi bà cư trú công chứng chức thực.

    Một số Điều luật để bà tham khảo dưới đây:

    Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

    1. Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Điều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

    Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

    1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

    2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

    Đối với Chị E, tài sản của Chị là của Chị, Chị có quyền định đoạt, không có quyền giành lấy của Chị được. Chị có 1 cháu trai duy nhất, thì theo hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Cha, mẹ Chị, Chồng Chị (có hôn thú), Con Chị. Những người này mới có quyền thừa kế ngang nhau, nếu sau nầy Chị qua đời. Ngoài ra những người khác ko còn quyền gì cả!

    Nhưng để cho Chị yên tâm. Chị nên lập di chúc để lại phần tài sản của Chị cho con Chị, theo thủ tục được hướng dẫn ở trên.

    Chúc bà và Chị Sức Khỏe!

     

     

     

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 11/10/2010 09:53:23 AM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 09/10/2010 07:32:13 AM Sửa cỡ chữ và phong chữ Cập nhật bởi nguyenbuibahuy ngày 09/10/2010 12:33:50 AM

    Vo Van Nhu

     
    Báo quản trị |  
  • #63427   09/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nhưng để cho Chị yên tâm. Chị nên lập di chúc để lại phần tài sản của Chị cho con Chị, theo thủ tục được hướng dẫn ở trên


    Ở phía trên, bạn đã trích dẫn Điều 669 BLDS. Nhưng đoạn này bạn đã hướng dẫn lập di chúc vi phạm Điều 669. Nếu lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho con thì í́t nhất quyền lợi của một người bị xâm phạm là mẹ chị E (bà A).
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 11/10/2010 09:54:21 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #63461   09/10/2010

    hangxinhxan
    hangxinhxan
    Top 500


    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2009
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1783
    Cảm ơn: 23
    Được cảm ơn 27 lần



    Mình xin bổ sung thêm một chút là:

    - Mình nghĩ chắc chắn cả 4 người con đã đủ 18 tuổi rồi bạn ạ nên không cần giả thiết nữa vì bản thân chị E là con út, đã có đất riêng đứng tên chị âý rồi nên chị ấy phải đủ 18 tuổi rồi. từ đó có thể suy ra những người còn lại phải đủ 18 tuổi

    - Nhà của bà A không nhất thiết phải là tài sản chung của hai vợ chồng mà nó cũng có thể là tài sản riêng của bà A. nếu tài sản chung của vợ chồng bà A thì giải quyêt như của bạn, còn nếu là tài sản riêng của bà  A thì bà A hoàn toàn có quyền lập di chúc cho chị E
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 11/10/2010 09:55:22 AM

    hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời

     
    Báo quản trị |  
  • #63705   12/10/2010

    vothuha87
    vothuha87

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 51
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình nghĩ chị E nên làm di chúc để lại tài sản cho người con trai 5 tuổi trước khi mọi chuyện không hay xảy ra

    Việc chị E có con ngoài giá thú hay không không quan trọng, vấn đề thừa kế không bị ảnh hưởng gi hết.

    Đó là mảnh đất thuộc quyền sở huữ của chị E thì chị E có quyền quyết định để thừa kế cho bất cứ ai mà chị E muốn.
     
    Báo quản trị |  
  • #63724   12/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    @ #0072bc;">THUHA10121987

    Điều 669 BLDS quy định:

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Như vậy, trong trường hợp chị E lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người con trai. Nhưng không may chị E lại chết trước mẹ mình (là bà A) thì di sản của chị E phải được chia cho bà A một phần = 2/3 một suất thừa kế theo luật. Và người con thì không được hưởng toàn bộ di sản của mẹ để lại.

    Trong khi đó theo chủ topic thì ở thời điểm hiện tại, anh em của chị E đã có ý định tranh giành lô đất rồi. Vậy nên chị E có lập di chúc hay không thì cũng khó tránh khỏi rắc rối nếu có tranh chấp xảy ra (vì khi đó di chúc cũng chưa phát sinh hiệu lực). Điều quan trọng ở đây là nhà và miếng đất thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của chị E nên chẳng ai có thể tranh giành được với chị.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #63725   12/10/2010

    dacuoi84
    dacuoi84

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin bổ sung thêm một chút là:

    - Mình nghĩ chắc chắn cả 4 người con đã đủ 18 tuổi rồi bạn ạ nên không cần giả thiết nữa vì bản thân chị E là con út, đã có đất riêng đứng tên chị âý rồi nên chị ấy phải đủ 18 tuổi rồi. từ đó có thể suy ra những người còn lại phải đủ 18 tuổi

    - Nhà của bà A không nhất thiết phải là tài sản chung của hai vợ chồng mà nó cũng có thể là tài sản riêng của bà A. nếu tài sản chung của vợ chồng bà A thì giải quyêt như của bạn, còn nếu là tài sản riêng của bà  A thì bà A hoàn toàn có quyền lập di chúc cho chị E.

    Mình xin có ý kiến với hangxinhxan như sau:

    - Bà A hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho chị E nhưng chưa chắc chị E đã nhận được toàn bộ số tài sản đó vì có thể ít nhất 1 trong 3 người con lớn của Bà A không có khả năng lao động và người này sẽ được hưởng một phần tài sản của Bà A.
    Cập nhật bởi dacuoi84 ngày 12/10/2010 03:48:44 PM
     
    Báo quản trị |