Thủ tục xin hồi hương

Chủ đề   RSS   
  • #4899 12/06/2009

    smallcatvn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục xin hồi hương

    Tôi có 1 người chị là Việt kiều Úc, tạm trú ở TPHCM đã 1 năm nay để làm việc. Nay chị tôi có nguyện vọng được hồi hương, xin cho chúng tôi biết cần phải làm những thủ tục gì?

    Nếu sau này chị tôi muốn về úc du lịch thì có được không?

    BILULI: Xin cảm ơn!

     
    52462 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4900   12/06/2009

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Về thủ tục hồi hương cho người Việt định cư ở nước ngoài:

    Theo hướng dẫn của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao về việc giải quyết thủ tục hồi hương cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì người có nguyện vọng muốn hồi hương có thể nộp hồ sơ tại:
    • Ở nước ngoài: Cơ quan đại diện của Việt Nam nơi người xin hồi hương thường trú.
    • Ở Việt Nam: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuận tiện nhất cho đương sự (nếu đã về Việt Nam).

    Hồ sơ gồm:

    • Đơn xin hồi hương (theo mẫu). Người làm đơn có thể tham khảo chi tiết hướng dẫn về mẫu đơn tại Website chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam tại địa chỉ:  http://www.mofa.gov.vn/vi/ct_lanhsu/ttpl/ns041210135520
    • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (xuất trình bản chính để đối chiếu). Nếu mang hộ chiếu nước ngoài phải có thêm xác nhận bằng văn bản của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc đã đăng ký công dân Việt Nam.
    • Ba ảnh cỡ 4x6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ việc cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương.

    Các giấy tờ khác kèm theo:

    Đối với người xin hồi hương do thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh:

    • Đơn bảo lãnh của thân nhân, ghi đầy đủ chi tiết các cột, mục, lấy xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú. Có thể tham khảo mẫu đơn tại Website chính thức của Bộ Ngoại giao.
    • Giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh, có xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú.
    • Giấy tờ chứng minh về khả năng bảo đảm cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc/ và của thân nhân xin bảo lãnh).

    Đối với người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh:

    Văn bản bảo lãnh (có ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Việc hồi hương không ảnh hưởng gì đến việc xin du lịch vê sau

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 18/04/2012 04:42:06 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NgDinhHung vì bài viết hữu ích
    vuongminhminh (22/01/2016)
  • #186244   16/05/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 18030
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


                Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau

    1. Điều kiện được xét cho hồi hương:

    1.            Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam; nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nước ngoài thì phải có xác nhận đã đăng ký công dân tại một cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
    2.            Thái độ chính trị rõ ràng: hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ quốc, không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
    3.            Có khả năng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương.
    4.            Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam nêu ở dưới đây bảo lãnh:
      1.            Cơ quan bảo lãnh:
        1.            Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước. Cơ quan bảo lãnh phải có văn bản khẳng định rõ người xin hồi hương có vốn đầu tư, có dự án khả thi hoặc tay nghề cao được cơ quan tiếp nhận làm việc và sẽ bố trí vào  việc tương xứng với học vấn, tay nghề của người đó.
      2.             Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
        1.             Là người đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam không bị mất hoặc bị hạn chế quyền công dân.
        2.             Có quan hệ cùng dòng tộc với người được bảo lãnh, gồm quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì nội ngoại.
        3. Bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương vì mục đích đoàn tụ gia đình và nhân đạo như: bảo đảm về nơi ăn ở, việc làm (nếu còn sức lao động), nơi nương tựa (nếu tuổi già sức yếu),...

    2. Trình tự thủ tục xin hồi hương gồm:

    1. - Hồ sơ xin hồi hương: (mỗi người lập 02 bộ hồ sơ)
      - Đơn xin hồi hương 
      1. - Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trường hợp có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký công dân của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp.
      2. - 03 ảnh cỡ 4x6 mới chụp, hai ảnh dán vào đơn xin hồi hương. Một ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cho cấp giấy thông hành.
      3. - Đơn bảo lãnh của thân nhân 
      4. - Giấy tờ chứng minh về khả năng đảm bảo cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc của thân nhân xin bảo lãnh).
      5. - Giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh. ( Đối với người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh).
      6. - Văn bản bảo lãnh (có ký tên, đóng dấu) của cơ quan bảo lãnh có nội dung đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm I/ mục iv. nêu trên. (Đối với người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh).
    2. *  Hồ sơ xin hồi hương có thể nộp tại:
      1. - Tại nước ngoài: Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
      2. - Tại Việt Nam: Bộ Nội vụ (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) hoặc Sở công an Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.
    3. - Đóng lệ phí theo quy định của Nhà nước.

                     *Ghi chú:

    • Trẻ em dưới 16 tuổi được phép làm kèm trong đơn với bố/ mẹ. Trong trường hợp này, bố/ mẹ cần ghi tên con vào đơn của mình, đóng lệ phí theo quy định và kèm theo bản sao Hộ chiếu/ Giấy thông hành (nếu có) và 02 tấm ảnh cỡ 4x6 của con.
    • Giấy bảo lãnh do người thân trong nước làm. Mẫu đơn xin bảo lãnh có thể lấy tại Đại sứ quán hoặc tại Sở tư pháp của địa phương trong nước.
    • Nếu chưa đủ thủ tục Sứ quán sẽ yêu cầu người làm đơn bổ xung hoặc làm lại.

    III. Các loại tài sản được phép mang về Việt Nam:

    1. - Tài sản được phép mang về nước:
      - Theo các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hàng hoá là tài sản di chuyển, đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương về nước mang theo thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, được miễn thuế nhập khẩu. Cụ thể:
      •            Đối với số tiền thuộc tài sản, thu nhập của người Việt nam ở nước ngoài mang theo khi hồi hương về Việt Nam không hạn chế về số lượng, không phải chịu khoản thuế nào.
      • Đối với hàng hoá tiêu dùng như ôtô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, dàn âm thanh đang sử dụng được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình (hoặc cá nhân) người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép về định cư tại Việt Nam.
      •             Theo qui định hiện hành của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì hàng hoá là tài sản di chuyển của cá nhân và gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về khi hồi hương không thuộc đối tượng xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay, những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là thuốc lá, rượu, bia, ôtô, xăng dầu.
    2. - Hồ sơ xin miễn thuế nhập khẩu:
    • - Tờ khai Hải quan
    • - Quyết định cho phép hồi hương tại Việt Nam.
    • - Bản kê chi tiết tài sản.
    • - Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản.

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    thanh5032147 (24/05/2012)
  • #189832   30/05/2012

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Bạn gửi sai địa chỉ, tôi không phải là ngừoi hỏi.
     
    Báo quản trị |  
  • #281037   14/08/2013

    các bước như sau .

    1.   Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện 
    (xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả)
     
    2.   Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao  
    3.   Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện

    hồ sơ gồm có :

    1. Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu);
    - Ba ảnh cỡ 4x6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương.
     
    2. Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ thường trú của nước ngoài cấp (bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).  
    3. Bản sao một trong những giáy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam:
    + Giấy khai sinh, trường hợp giấy khai sinh không ghi rõ quốc tịch Việt Nam thì kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch của cha mẹ.
    +Giấy chứng minh thư nhân dân
    + Hộ chiếu Việt Nam
    + Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, quyết định nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
    + Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của Việt Nam về quốc tịch;
     
    4. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:
    + Đối với người đã được sở hữu nhà tại Việt Nam (nộp bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu): giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy tờ về mua, bán, cho, tặng, đổi, nhận thừa kế nhà ở ; đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của Tòa án hoặc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho sở hữu nhà đã có hiệu lực pháp luật.
    + Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân :
    - Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
    - Văn bản chứng minh ngôi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú;
    - Bản sao giấy tờ tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu).
     
    5. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin về thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương ngoài những giấy tờ trên trong hồ sơ còn phải có một trong các giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật cư trú):
    - Đối với CDVNĐCONN có chỗ ở hợp pháp có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 12 tháng trở lên :

    - Giấy tờ tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú ;
    - Sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú .
     
    6. Đối với CDDCONN được người có hộ khẩu đồng ý cho nhập với hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người :
    - Vợ về ở với chồng, chồng về ở với với vợ, con về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con ;
    - Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị, em ruột ;
    - Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi về ở với anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
    - Người chưa thành niên, không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột người giám hộ;
    - Người chưa thành niên độc thân về sống với ông bà nội ngoại.
    Trong trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi có hộ khẩu thường trú xác nhận.
     
    7.

    Công dân VN ĐCONN về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo tại Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì phải có ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đăng ký thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo.

     

    cảm ơn :!

    có vấn đề thắc mắc xin liên hệ 01666637511 để được giải đáp 

     
    Báo quản trị |  
  • #428612   21/06/2016

    Kính gửi Luật sư.

    Luật sư cho hỏi. tôi có người cháu bây giờ 9 tuổi. Mẹ cháu sinh cháu ra tại Đức và cháu có quốc tịch Đức. nhưng khi được 9 tháng tuổi mẹ cháu bị tai nạn giao thông và đã mất. cháu được bố hờ (nhờ đứng tên) gửi đưa về Việt Nam. Đến nay cháu đã 9 tuổi và đang học lớp 3. Hiện giờ cháu chưa có quốc tịch Việt Nam.

    Bây giờ gia đình muốn cháu xin cấp quốc tịch Việt Nam để thuận lợi cho công tác học hành của cháu thì gia đình phải giải quyết như thế nào.

    Xin trân trọng cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #429033   24/06/2016

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Vấn đề xin vào quốc tịch Việt Nam nếu có nhu cầu thì vui lòng liên hệ trực tiếp tại Văn phòng luật sư để được tư vấn nhé.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #429079   25/06/2016

    Longvigecam
    Longvigecam
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3295
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 131 lần


    Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

       - Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

       - Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó; Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên sinh sống cùng người nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc theo mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.

       - Bản khai lý lịch.

       - Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

       - Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam.

       - Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Bản sao Thẻ thường trú.

       - Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (gồm một trong số các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân  phường - xã, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

       2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải nộp một số giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn:

       - Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân.

       - Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Namphải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

       - Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam.

       - Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao.

       Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong các hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.

    Cung cấp thông tin doanh nghiệp

    Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật Sư NGUYỄN-ĐÌNH-HÙNG, Giám-Đốc công ty luật TNHH PHÚ THỌ Trụ sở : số 3 Đào nguyên Phổ phường 4 Quận 11 thành phố Hồ chí Minh

Điện thoại : 08.9551149 Email : tvpl_ls.nguyendinhhung@yahoo.com.vn