Thủ tục tách thửa đất cơ sở tôn giáo và cá nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #578272 24/12/2021

    daurua

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2021
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Thủ tục tách thửa đất cơ sở tôn giáo và cá nhân?

    Thưa luật sư,
    Ông T là người đứng đầu cơ sở tôn giáo.
    - Trước năm 1977, đất cơ sở tôn giáo có diện tích là A = A1 + A2 [có sơ đồ bản vẽ]
    - Năm 1984, Đất A được trưng dụng trong việc kinh doanh của Hợp tác xã. UBND Thị trấn yêu cầu ông T ra khỏi khu vực đất A, di dời vào vùng đất B [Đất B liền kề với A]. Việc di dời chỉ được thực hiện bằng lời nói, khu vực đất B chỉ là vùng đất chưa có người dân, chỉ là UBND thị trấn quản lý.
    - Năm 1992, Ông T mua 1 mãnh đất C [liền kề A và B] từ Ông N. Nguồn gốc đất C này của ông N là do UBND Thị trấn cấp cho nhân viên nhà nước bằng lời nói. Khi mua bán, đã có UBND thị trấn xác nhận qua bản mua bán viết tay, có đóng thuế khi mua bán.
    - Sau đó, ông T tiến hành thủ tục xin cấp quyền sử dụng đất tôn giáo với tổng diện tích A, B, C. 
    Vào năm 2005, UBND Tỉnh đồng ý cấp phép quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo A1. Lúc đó, UBND Tỉnh có hướng dẫn ông T là sau khi tách riêng A1 là đất thuộc cơ sở tôn giáo trước, và hoàn thành thì sẽ cấp quyền sử dụng đất còn lại: A2, B, và C là cho Ông T. Toàn bộ thông tin hướng dẫn thì nói bằng miệng cho Ông T. 
    - Năm 2008, hoàn thành công trình xây dựng cơ sở tôn giáo, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất A1 thuộc cơ sở tôn giáo hoàn thành. Tuy nhiên, trong năm này, Ông T qua đời. Người kế nhiệm cơ sở tôn giáo hiện nay là Ông P.
    -------
    Như vậy, hiện nay, Bà T [vợ ông T] sẽ tiến hành xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích A2, B và C thì thủ tục như thế nào và đơn vị nào sẽ thụ lý hồ sơ? [Bà T chỉ nghe ông T trình bày vấn đề là UBND Tỉnh hướng dẫn là các diện tích A2, B, và C sẽ chuyển giao cho Ông T nhưng không biết chi tiết UBND Tỉnh hướng dẫn thủ tục như thế nào]
    Hiện tại, Bà T chỉ có giấy:
    - Bản đồ trước năm 1977, diện tích A;
    - Bản gốc mua bán viết tay có xác nhận UBND thị trấn, diện tích C;
    - Giấy Quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo A1;
    + Tất cả giấy tờ về việc Ông T [Công văn, thủ tục, ...] xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã nộp vào UBND Tỉnh thì hiện tại không có bản lưu.
    Bà T cần phải có các giấy tờ gì để cung cấp cho đơn vị thụ lý hồ sơ?
    Cảm ơn luật sư.
     
    872 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daurua vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/06/2022) admin (04/05/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579572   23/01/2022

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Theo Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CPNghị định 01/2017/NĐ-CP điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau thì được cấp Sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Giấy chứng nhận QSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực);

    - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    - Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

    - Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    - Giấy tờ về QSDĐ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất như: Bằng khoán điền thổ; Văn tự mua bán nhà ở…

    - Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 như: Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980; Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp…

    - Trường hợp 2: Có giấy tờ nhưng giấy tờ nhưng ghi tên người khác

    Theo khoản 2 Điều 100 Luật đất đai 2013 hộ gia đình, cá nhân được cấp Sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu:

    Đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan (do mua bán, tặng cho mà chưa sang tên…) nhưng đến trước ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ, không có tranh chấp thì được cấp Sổ.

    Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:

    - Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.

    - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

    Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:

    - Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    - Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó (thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở).

    Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

    Lưu ý: Theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:

    - Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

    - Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.

    - Nộp bản chính giấy tờ.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    admin (04/05/2022) ThanhLongLS (06/06/2022)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.