Thủ tục nhận trợ cấp chế độ ốm đau cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #463076 30/07/2017

    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Thủ tục nhận trợ cấp chế độ ốm đau cho người lao động

    1-Đối với bản thân người lao động:

    - Sổ Bảo hiểm xã hội.

    - Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD).

    2- Đối với người lao động mắc bệnh dài ngày:

    - Sổ Bảo hiểm xã hội.

    - Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao). Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị

    3- Đối với người lao động chăm sóc con ốm:

    - Sổ Bảo hiểm xã hội

    - Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Sổ y bạ của con (bản chính hoặc bản sao).

    * Lưu ý: Trường hợp cả cha lẫn mẹ đều tham gia BHXH: Nếu sau khi người trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định thì ngoài hồ sơ theo quy định trên, có thêm Giấy xác nhận về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau (mẫu 5B-HSB) của người sử dụng lao động nơi người nghỉ trước đó đã hưởng hết thời gian theo quy định.

    4- Đối với người lao động khám, chữa bệnh tại nước ngoài, gồm:

    - Sổ Bảo hiểm xã hội. 

    - Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp.

    - Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước hoặc xác nhận của cơ sở y tế tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương về tình trạng bệnh tật và hướng điều trị đối với trường hợp ra nước ngoài khám, chữa bệnh.

    Đối với trường hợp được cử đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài mà bị ốm phải nghỉ việc khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì hồ sơ gồm:

    - Sổ bảo hiểm xã hội.

    - Bản dịch tiếng Việt (được công chứng) giấy KCB do cơ sở y tế nước ngoài cấp.

    - Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài. 

    * Lưu ý: Hồ sơ đối với các mục 1,2,3,4 trên có thêm Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập (mẫu số C66a- HD).

     
    4239 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463074   30/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Nghỉ chế độ ốm đau được nhận bao nhiêu tiền

    1. Điều kiện nghỉ chế độ ốm đau

    - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    - Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    * Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    2. Mức hưởng trợ cấp

    Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 24 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khỏang thời gian được nghỉ theo quy định. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó

    Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH (trong 180 ngày/năm đầu tiên). Từ ngày thứ 181 trở đi, mức hưởng cụ thể như sau:

    - Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.    

    - Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

    - Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.   

    * Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp từ ngày thứ 181 trở đi đối với bệnh dài ngày nếu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì được hưởng bằng mức lương tối thiểu. Nếu nghỉ lấn sang năm mới thì mức trợ cấp được tính từ đầu, với mức hưởng 75%.

     
    Báo quản trị |  
  • #463020   30/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Được nghỉ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?

    1. Các trưởng hợp được nghỉ chế độ ốm đau:

    - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    - Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    * Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    2. Thời gian nghỉ chế độ ốm đau được quy định như sau:

    a/ Bản thân ốm đau:

    Trong điều kiện bình thường

    - 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).

    - 40 ngày(tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm).

    - 60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).

    Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:

    -  40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

    - 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

    - 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. 

    Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)

    - Tối đa 180 ngày/năm trong một năm. 

    - Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

    b/ Con ốm: 

    - Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm.

    - Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi : tối đa 15 ngày/năm.

    *Lưu ý: Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định trên.

     

    c/ Ngày nghỉ nào được hưởng trợ cấp:

    Ngày nghỉ ốm đau, hoặc nghỉ chăm sóc con ốm được trợ cấp theo ngày làm việc. Nếu những ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết thì không được nghỉ bù để tính hưởng trợ cấp.

    Ngày nghỉ ốm đau do bệnh dài ngày, nghỉ dưỡng sức, được tính hưởng trợ cấp cả những ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết.

     
    Báo quản trị |