Thủ tục mua nhà tại Việt Nam dành cho người nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #513857 18/02/2019

    Thủ tục mua nhà tại Việt Nam dành cho người nước ngoài

    Tôi có 1 người bạn ở canada. cô ấy muốn mua nhà để ở khi đến việt nam. vậy thì thủ tục cần thiết để mua nhà ở việt nam là gì. cô ấy cần làm gì, những thủ tục gì và ở đâu?

    Xin cảm ơn!!!

     
    1660 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514138   23/02/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Khoản 2, Điều 76 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở thì:

    “Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này”.

    Đối chiếu với quy định này thì nếu cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại mà dự án này không thuộc khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng hoặc chỉ được mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sở hữu nhà ở mà có nhu cầu bán lại nhà ở này trước khi hết hạn sở hữu nhà ở, không quy định người nước ngoài được mua căn hộ từ cá nhân là người Việt Nam.

    Thời hạn sở hữu nhà của người nước ngoài khi nhận chuyển nhượng

    Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 161 Luật Nhà ở 2014: “Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận”.

    Việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 77 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP. Trường hợp hết thời hạn sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không xin gia hạn thêm, cũng không bán, tặng cho nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì nhà ở này thuộc sở hữu Nhà nước (Điểm đ, Khoản 2, Điều 161 Luật Nhà ở 2014).

    Theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, trường hợp cá nhân nước ngoài trong thời hạn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có nhu cầu bán, tặng cho nhà ở cho cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét gia hạn theo quy định tại Điều 77 Nghị định này.

    Pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai chỉ quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân nước ngoài nếu đối tượng này thuộc diện được sở hữu và đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua việc mua, thuê mua nhà ở, không quy định việc cấp Giấy chứng nhận cho trường hợp cá nhân nước ngoài thuê căn hộ có thời hạn với chủ đầu tư.

    Các quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân nước ngoài thuê nhà ở với chủ đầu tư được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp cá nhân nước ngoài có nhu cầu cho thuê lại nhà ở này thì phải được sự đồng ý của bên cho thuê nhà ở (chủ đầu tư).

    Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 quy định, đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau: 1) Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm: a) Tổ chức, cá  nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

    Như vậy, theo quy định cá nhân nước ngoài chỉ cần có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

    Trình tự, thủ tục cá nhân nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam: Phải lập hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở (do các bên thỏa thuận nhưng phải lập bằng văn bản) gồm các nội dung: Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá các bên phải thực hiện theo quy định đó; thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng, nội dung và mẫu văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; bên chuyển nhượng hợp đồng phải nộp thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí. Khi mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người nước ngoài phải chịu các khoản nộp ngân sách, thuế, phí và lệ phí có liên quan giống như người Việt Nam trong nước như sau: Tiền sử dụng đất; thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% trên giá bán. 

    Khi mua nhà, bạn của bà cần hỏi rõ giá bán đã bao gồm thuế VAT hay chưa, nếu chưa phải cộng thêm tiền VAT. Ngoài ra, bạn còn phải chịu khoản phí như: lập bản đồ địa chính và dịch vụ phí hành chính, phí đo vẽ. Các khoản phí trước bạ, lập bản đồ địa chính và dịch vụ, phí hành chính và phí đo vẽ căn hộ thường đưa vào hợp đồng, quy định bên nào phải chịu khi tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.