Thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại UBND xã

Chủ đề   RSS   
  • #461435 16/07/2017

    Thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại UBND xã

    Kính gửi các luật sư!

    Gia đình tôi có cho hộ gia đình Bà A thuê 1 thửa đất nông nghiệp để canh tác. Sau một thời gian sử dụng,Bà A  đã tự ý đổi thửa đất này cho gia đình ông B với mục đích tạo điều kiện cho cả Bà A và Ông B cùng thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp. 

    Nhưng thời gian mới đây, khi Bà A không thuê đất của gia đình chúng tôi nữa, Bà A có trả lại gia đình chúng tôi thửa đất, nhưng lại là thửa đất đã đổi cho Ông B. Và nói rằng Ông B đã vào sổ đỏ thửa đất của gia đình chúng tôi vào sổ của Ông B.

    Gia đình chúng tôi đã gặp ông B nói chuyệnđể muốn lấy lại thửa đất đó mà không được. Gia đình chúng tôi đã làm đơn gửi lên UBND xã để yêu cầu hòa giải.

    UBND xã đã tiến hành hòa giải, nhưng trong biên bản hòa giải lại viết rõ là gia đình chúng tôi đã trao đổi thửa đất đó cho gia đình ông B. Bố mẹ tôi thì không am hiểu điều này lên đã ký vào biên bản hòa giải.

    Thửa đất đó vẫn nằm trong sổ của gia đình chúng tôi. Việc gia đình ông B nói là đã vào sổ ông ấy là điều khó có thể xảy ra. Gia đình tôi biết điều đó là không thực tế. Nhưng trong biên bản hòa giải viết nội dung như thế thì gây khó khăn cho gia đình chúng tôi trong quá trình khởi kiện ra tòa.

    Nay gia đình chúng tôi muốn nhờ các luật sư giúp đỡ. Có cách nào để yêu cầu UBND xã hủy hoặc thay đổi nội dung biên bản hòa giải cho đúng sự thật không ạ.

    Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

     
    4810 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #462122   22/07/2017

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Nếu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai chưa được gửi đến Tòa án để yêu cầu tòa án công nhận kết quả hòa giải thì gia đình bạn vẫn còn quyền thay đổi và yêu cầu giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

    Việc của gia đình bạn lúc này là kiểm tra xem phía tranh chấp với gia đình bạn đã gửi hồ sơ lên tòa án có thẩm quyền hay chưa? Quyết định đó đã được tòa án công nhận hay chưa?

    Nếu tất cả đều chưa được tòa án thụ lý, công nhận bằng quyết định thì gia đình bạn vẫn được quyền thay đổi ý kiến giải quyết vụ việc của mình.

    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    nguyenbauynh (22/07/2017)
  • #463216   31/07/2017

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, trường hợp của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

    Theo thông tin bạn cung cấp thì tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và gia đình ông B đã được hòa giải tại UBND xã, nhưng trong biên bản hòa giải thì bố mẹ bạn đã ký đồng ý việc có sự trao đổi đất với gia đình ông B.

    Hiện nay gia đình bạn đang không đồng ý với nội sung và kết quả hòa giải.

    Căn cứ Khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP lại quy định:

    "Điều 88. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

    4. ……Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo."

    Theo quy định trên thì sau đó nếu gia đình bạn có sự thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo được quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013:

    "Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành."

    Việc khởi kiện ra Tòa yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Luật đất đai 2013.

    Để được tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ Ms. Trang: 01682742583

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281