Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định hiện nay, một tổ chức kinh tế phải được thành lập và hoạt động dưới một hình thức tổ chức nhất định, cụ thể xin đơn cử một vài dạng phổ biến: công ty TNHH, công ty cổ phần.
Nhà máy được thành lập ra để tổ chức hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp, chỉ bao gồm một phần trong toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của một tổ chức kinh tế, do vậy, nhà máy không có hình thái tổ chức như một pháp nhân đầy đủ và được tồn tại dưới dạng thức địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh, pháp luật cũng không hướng dẫn cách thức chuyển đổi từ mô hình nhà máy sang mô hình doanh nghiệp là công ty cổ phần.
Xin đưa một giải pháp cho bạn lựa chọn: những người chủ nhà máy hoặc những người dự liệu sau này sẽ sở hữu nhà máy (để tiếp tục triển khai hoạt động sản xuất) sẽ thành lập nên công ty cổ phần, sau đó mua lại nhà máy của công ty bạn.
Việc thành lập công ty cổ phần bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết tại đây.
Khi thực hiện thủ tục mua bán lại nhà máy, các bên có thể tự mình hoặc nhờ một đơn vị có chức năng thẩm định để định giá nhà máy làm cơ sở cho việc mua bán.
Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.
Thân chúc bạn và công ty sức khỏe, thịnh vượng.
Trân trọng./.