xmen_8711 viết:Ở quy định trên bạn đã thấy rõ rằng sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19 thì
giá trị trên 50 triệu mới bị khởi tố điều tra còn việc vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm nhóm IB thì chỉ tính định lượng bằng con/cá thể.
Nói thế này cho dễ hiểu nhất là vận chuyển #c00000;">động vật hoang dã thuộc nhóm IB thì bị khởi tố điều tra bất kể giá trị nó là 1000 đồng hay 1tỷ. Còn vận chuyển#c00000;"> sản phẩm động vật hoang dã thì mới liên quan đến giá trị để xác định khung xử lý hành chính hay hình sự mà thôi Trân trọng
@ xmen_8711
Bạn nhầm lẫn tý rồi.
Thứ nhất: điểm b tiểu mục 4.3, tiết d.2 điểm d, tiết đ.2 điểm đ tiểu mục 4.4, mục 4 phần IV Thông tư 19 quy định:
4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190 BLHS)
4.3. Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 190 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm mươi triệu đồng.
4.4. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 190 BLHS
d) "Gây hậu quả rất nghiêm trọng" là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
d.2) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng;
đ) "Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
đ.2) Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên một trăm triệu đồng;
Như vậy là không phải sản phẩm động vật có giá trị trên 50 triệu đồng mới bị khởi tố điều tra. Mà giá trị từ 50 triệu đồng trở xuống thì bị truy tố theo khoản 1; từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì bị truy tố theo khoản 2 với tình tiết định khung "Gây hậu quả rất nghiêm trọng"; Còn từ trên 100 triệu đồng thì bị truy tó theo khoản 2 với tình tiết định khung "Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng".
Thứ hai:
Điểm a khoản 8 Điều 3 Nghị định số 159/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định:
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
8. Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Tang vật là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật rừng nhóm IB quy định tại khoản 4 Điều 20 của Nghị định này).
Nguyên tắc này xuất phát từ việc Điều 190 BLHS không quy định tình tiết "Đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là tình tiết định tội.
Cũng vì vậy, Điều 20 Nghị định 159/2007/NĐ-CP chỉ quy định việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB. Còn nhóm IB chỉ xử lý hành chính hành vi nuôi trái phép.
Như vậy, việc quy định giá trị của sản phẩm động vật nhóm IB tại thông tư 19 là nhằm để xác định khung hình phạt theo Điều 190 BLHS, chứ không phải là để xác định khung xử lý hành chính hay hình sự. Mọi hành vi vận chuyển, mua bán sản phẩm động vật thuộc nhóm IB đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể giá trị của nó là bao nhiêu mà không được xử lý hành chính (trừ hành vi nuôi động vật nhóm IB).
Thân!
THAY THẾ TOÀN BỘ ĐOẠN IN NGHIÊNG, ĐẬM TRÊN BẰNG ĐOẠN SAU:
Thứ hai:
Điểm a khoản 7 Điều 3 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định:
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
7. Những hành vi vi phạm sau đây không xử phạt vi phạm hành chính mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hành vi vi phạm đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trừ hành vi nuôi động vật nhóm IB trái pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này).
Nguyên tắc này xuất phát từ việc Điều 190 BLHS không quy định tình tiết "Đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là tình tiết định tội.
Cũng vì vậy, Điều 19 Nghị định 99/2009/NĐ-CP chỉ quy định việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB. Còn đối với nhóm IB chỉ xử lý hành chính hành vi nuôi trái phép.
Như vậy, việc quy định giá trị của sản phẩm động vật nhóm IB tại thông tư 19 là nhằm để xác định khung hình phạt theo Điều 190 BLHS, chứ không phải là để xác định khung xử lý hành chính hay hình sự. Mọi hành vi vận chuyển, mua bán sản phẩm động vật thuộc nhóm IB đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể giá trị của nó là bao nhiêu mà không được xử lý hành chính (trừ hành vi nuôi trái phép động vật nhóm IB).
Thân!
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 30/09/2010 12:40:15 PM
Cập nhật sai văn bản áp dụng Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/09/2010 01:02:02 PM
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!