Xin cảm ơn hungmaiusa và các quý vị khác đã có trao đổi.
Tôi xin được nêu quan điểm của cá nhân về vấn đề này như sau:
Quyết định cá biệt thì rõ ràng không phải là văn bản quy phạm pháp luật rồi, vì ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư mà tôi đã trích dẫn thì Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng có quy định:
"Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật."
và tại Khoản 1, Điều 7 Luật này quy định: "Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản".
Đối chiếu 2 đoạn trích dẫn trên thì Quyết định cá biệt của Thủ tướng (ví dụ: Quyết định 80/QĐ-TTg, 372/QĐ-TTg, vv....) không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì nó không phù hợp Khoản 2, Điều 1 (không đúng hình thức) và Khoản 1, Điều 7 (không thể hiện rõ năm ban hành trong ký hiệu văn bản).
Tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến của quý vị danusa "VB cá biệt: là VB do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó chỉ để giải quyết 1 vấn đề cá biệt, 1 đối tg cá biệt và đây là VB áp dụng PL
Qua đó suy ra được không có Thông tư hướng dẫn VB áp dụng PL".
Tuy nhiên, thực tế vẫn sảy ra tình trạng như đang tranh luận. Có thể tạm lý giải như sau: do việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thường rất khó khăn vì phải trải qua một quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau nên các cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm định đã lách luật bằng cách ban hành Quyết định mà nội dung "có các quy tắc sử xự chung, có hiệu lực bắt buộc chung" dưới hình thức Quyết định cá biệt chứ không phải dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Vì nội dung Quyết định "có các quy tắc sử xự chung, có hiệu lực bắt buộc chung" , nhất là lại do cấp trên ban hành nên các cơ quan cấp dưới phải ban hành Thông tư hướng dẫn là chuyện dễ hiểu.
Như vậy, cái sai ở đây là việc ban hành Quyết định: cụ thể là sai về hình thức (ở đây chúng ta chưa bàn về nội dung bên trong). Thông thường, những văn bản pháp luật ban hành sai (cả hình thức, nội dung) thường được cơ quan có thẩm quyền xem xét. Không hiểu sao những văn bản trên lại không được tiến sỹ luật Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp tuýt còi (tôi được biết anh Sơn nổi tiếng là không ngại "đụng chạm" về những vấn đề gai góc trong các văn bản pháp luật - thực sự ngưỡng mộ và kính nể). Ai có thể chuyển dùm nội dung thảo luận này đến tiến sỹ Lê Hồng Sơn được nhỉ?!
Xin chân thành cám ơn quý vị đã quan tâm đến vấn đề trên.
Cập nhật bởi VanThanhCao ngày 30/05/2014 09:02:38 SA