Thời hiệu yêu cầu về thừa kế của Việt Kiều

Chủ đề   RSS   
  • #97473 22/04/2011

    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    Thời hiệu yêu cầu về thừa kế của Việt Kiều

    Năm 1990 vợ chồng ông A chết để lại di sản là căn nhà số 111 đường X quận Y thành phố HCM. Vợ chồng Ông A có 3 người con, trong đó có 1 người là Việt kiều Pháp. Hiện nay người con là Việt kiều Pháp này muốn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, vậy anh ta có còn thời hiệu không ?
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 22/04/2011 04:28:08 PM sửa tiêu đề

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    11414 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyensoaiD36 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (25/04/2011) tamnhu77 (25/04/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #97497   22/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Thời điểm mở thừa kế là năm 1990. Do đó, sẽ áp dụng quy định của pháp lệnh về thừa kế 1990
    Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP viết:
    a) Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế".


    Nghị quyết số 02/HĐTP viết:
    b) Đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990

    Như vậy, nếu thời điểm mở thừa kế là trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu là 10 năm (tức sau ngày 10/9/2000 thì không có quyền khởi kiện). Nếu thời điểm mở thừa kế sau ngày 10/9/1990 (từ 10/9/1990 đến 31/12/1990) thì thời hiệu 10 năm tính từ ngày đó.
    Tuy nhiên
    Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP viết:
    Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

    Do đó, thời hiệu khởi kiện chính xác  (thời điểm mở thừa kế là năm 1990) là 10 năm + 2,5 năm = 12,5 năm. Do đó, đến khoảng giữa năm 2003 thì hết thời hiệu.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    tamnhu77 (25/04/2011)
  • #97508   22/04/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn NguyensoaiD36Im_lawyerx0!

    Tôi xin bổ sung thêm là trường hợp này áp dụng Nghị quyết số 1037/2006/NQ -UBTVQH11 ngày 27 tháng 7 năm 2006  về giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

     

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Nghị quyết này: “Thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.”

     

    Điều 41. Điều khoản thi hành

    Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2006.

     

    Như vậy, thì phải trừ 10 năm 02 tháng (01/07/1996 đến 01/09/2006) vào thời hiệu khởi kiện chia thừa kế trong trường hợp này.

     

    Tạm tính là 10 năm + 10,2 năm = 20,2 năm. Như vậy, có thể đến khoản tháng 11 năm 2010 hết thời hiệu khởi kiện

     

    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 22/04/2011 09:44:54 AM

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (22/04/2011) Maiphuong5 (22/04/2011) NguyensoaiD36 (22/04/2011) tamnhu77 (25/04/2011)
  • #97522   22/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi xin bổ sung và đính chính phần của luatsuchanh :

    Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 viết:
    Điều 22. Thừa kế nhà ở

    1. Trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 thì giải quyết như sau:
    a) Nếu người thừa kế có quốc tịch Việt Nam hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài thì được xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với phần thừa kế của mình;
    b) Nếu người thừa kế đã nhập quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam nhưng chưa từng có quốc tịch Việt Nam thì được hưởng giá trị phần thừa kế đó


    Trong trường hợp người VIệt kiều Pháp đó vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì được xác lập quyền sở hữu với phần thừa kế đó (được đứng tên chung trong sổ hồng). CÒn nếu như người đó không còn mang quốc tịch Việt Nam hoặc chưa từng có thì chỉ được hưởng giá trị phần thừa kế (được nhận một khoản tiền tương ứng, chứ không đuợc đứng tên trong sổ hồng).

    Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 viết:
    Điều 39. Áp dụng các quy định của Nghị quyết này để giải quyết các tranh chấp ..................................
    2. Thời gian từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 07 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

    Điều 41. Điều khoản thi hành
    Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2006.


    Như vậy, khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu từ 1/7/1996 đến 1/9/2006 là 10 năm + 2 tháng (tương đương 10,167 năm). Vậy thời hiệu khởi kiện là 10 + 10,167  = 20,167 năm (tương đương khoảng 20 năm + 2 tháng).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (22/04/2011)
  • #97541   22/04/2011

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn,

    Tình huống của bạn có thể giải quyết thế này.

    Ngày 10/9/1990, pháp lệnh về thừa kế có hiệu lực thi hành. Do vậy, nếu vợ chồng ông A chết trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu thừa kế tính từ ngày 10/9/1990. Nếu vợ chồng ông A chết từ sau ngày 10/9/1990 thì thời hiệu thừa kế tính từ ngày chết.

    Thời hiệu thừa kế theo pháp lệnh thừa kế, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005 đều là 10 năm. Vụ việc của bạn, thời hiệu thừa kế cũng là 10 năm nhưng cách tính như sau:

    Thời hiệu thừa kế trường hợp của bạn được tính trừ cho khoảng thời gian 10 năm 2 tháng (từ 01/7/1996 đến 01/09/2006), đây là khoảng thời gian Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Quốc hội quy định về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì không tính vào thời hiệu thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch về nhà ở được xác lập trước ngày 01.7.1991. Như vậy, thời hạn khởi kiện chia thừa kế của các đồng thừa kế của vợ chồng ông A từ 10/9/1990 đến 1/7/1996 là 5 năm 9 tháng 21 ngày; cộng thêm 4 năm 2 tháng 9 ngày từ ngày 01/9/2006, tức là đến ngày 10/11/2010 là hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.

    Tính cho đến nay, năm 2011, thì đã quá 10 năm thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của các thừa kế của vợ chồng ông A như cách tính như trên. Căn cứ vào điểm a mục 2.4 phần 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (NQ 02) thì “sau khi kết thúc thi hn mười năm mà các đng tha kế không có tranh chp v hàng tha kế và đu tha nhn di sn do người chết đ li chưa chia thì di sn đó chuyn thành tài sn chung ca các tha kế. Khi có tranh chp và yêu cu Toà án gii quyết thì không áp dng thi hiu khi kin v quyn tha kế, mà áp dng các quy đnh ca pháp lut v chia tài sn chung đ gii quyết”. Như vậy, người con vợ chồng ông A có thể khởi kiện và yêu cầu chia di sản của cha mẹ để lại theo chế định chia tài sản chung. Lúc này, người con vợ chồng ông A cần lưu ý:

    a.1. Trường hp vợ chồng ông A có di chúc mà các con (đồng thừa kế) không có tranh chp và tho thun vic chia tài sn s được thc hin theo di chúc khi có nhu cu chia tài sn, thì vic chia tài sn chung đó được thc hin theo di chúc.

    a.2. Trường hp vợ chồng ông A không có di chúc mà các con (đng tha kế) thỏa thun v phn mi người được hưởng khi có nhu cu chia tài sn, thì vic chia tài sn chung đó được thc hin theo tho thun ca h.

    a.3. Trường hp vợ chồng ông A không có di chúc và các con (đng tha kế) không có tho thun v phn mi người được hưởng khi có nhu cu chia tài sn, thì vic chia tài sn chung đó được thc hin theo quy đnh ca pháp lut v chia tài sn chung.

    Lúc này, người con của vợ chồng A có được xác lập quyền sở hữu về nhà ở (do thừa kế) được hay không thì phải áp dụng Điều 126 Luật Nhà ở sửa đổi, bổ sung năm 2009 để giải quyết. Cụ thể, Điều 126 quy định:

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

    a) Người có quốc tịch Việt Nam;

    b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

    2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

    Việc xác định nhằm chứng minh đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở (NO) tại Việt Nam cần tham khảo Điều 66, Điều 67 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Cụ thể:

    Điều 66

    “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu NO tại Việt Nam theo quy định tại Điều 1 của Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật NO và Điều 121 của Luật Đất đai phải có các giấy tờ sau đây để chứng minh về đối tượng:

    a) Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; trong trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có một trong các giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

    b) Đối với người gốc Việt Nam thì phải có hộ chiếu nước ngoài kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để chứng minh có gốc Việt Nam.

    2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng dưới đây thì có quyền sở hữu (không hạn chế số lượng NO tại Việt Nam) thông qua hình thức mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi NO hoặc được nhận chuyển nhượng QSD  đất ở trong DA  phát triển NO của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (đối với DA  tại các khu vực được phép chuyển nhượng QSD  đất dưới hình thức bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai) để người muaXD NO cho bản thân và các thành viên trong gia đình tại Việt Nam:

    a) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

    b) Các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nhưng phải thuộc một trong các diện:

    - Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

    - Người có công đóng góp với đất nước, bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có giấy tờ chứng minh được hưởng chế độ ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,XD đất nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương, được Thủ tướng CP tặng Bằng khen; người tham gia vào Ban Chấp hành các tổ chức chính trị -  XH  của Việt Nam; của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức này xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương hội, người là nòng cốt các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước và người có những đóng góp, giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận;

    - Nhà văn hóa, nhà khoa học, bao gồm: người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế -  XH  đang làm việc tại Việt Nam. Các đối tượng này phải được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch  UBND cấp tỉnh, Thủ trưởng các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam mời về làm chuyên gia, cộng tác viên, giảng dạy và có xác nhận của cơ quan, tổ chức mời về việc đối tượng này đang làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;

    - Người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt có giấy xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép hành nghề) hoặc Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với trường hợp pháp luật không yêu cầu phải có giấy phép hành nghề);

    - Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ khẩu thường trú và giấy chứng minh nhân dân của một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam ở trong nước.

    Đối với trường hợp có các giấy tờ do nước ngoài cấp thì phải dịch ra Tiếng Việt và có chứng nhận của cơ quan công chứng của Việt Nam.

    3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gốc Việt Nam nhưng không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này nếu có giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì có quyền sở hữu một NO riêng lẻ hoặc một căn hộ CCtại Việt Nam.

    Trường hợp đối tượng này đang có sở hữu NO tại Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho NO khác thì chỉ được chọn sở hữu một nhà ở; đối với NO còn lại thì được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu NO tại Việt Nam để hưởng giá trị theo quy định tại Điều 72 của  NĐ này.”

    Cập nhật bởi thuhau ngày 22/04/2011 10:53:51 AM Bổ sung
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuhau vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (22/04/2011)
  • #97632   22/04/2011

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    #ff0000;">Thưa các bạn,
    Đây không phải tình huống mà là việc thật. Bởi Nghị quyết 1037 chưa có hướng dẫn thực hiện nên nhiều Tòa còn lúng túng trong việc thụ lý. Như quan điểm của bạn luatsuchanh và bạn thuhau thì thời hiệu trong trường hợp này là 10 năm + 10 năm 2 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều Việt Kiều đã khởi kiện yêu cầu về thừa kế trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 1037 ra đời và bị Tòa trả lại đơn do Pháp luật giai đoạn đó chưa qui định cách giải quyết. Họ trở lại nước mà họ định cư, do nhiều lý do khách quan, họ không biết pháp luật trong nước đã thay đổi và tới thời điểm 2011 họ mới biết có Nghị quyết 1037 nên khởi kiện và có người được tòa thụ lý nhưng có người bị tòa trả đơn với lý do hết thời hiệu. Vấn đề đặt ra : tại sao như vậy ?
    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 22/04/2011 03:14:38 CH

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
  • #97683   22/04/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!
    Đúng là như bạn nói. Những trường hợp này là có thật nhưng việc phải biết pháp luật thì trước tiên người bị xâm phạm quyền lợi phải tự tìm hiểu lấy.
    Pháp luật nước ta có thể chưa hoàn thiện ở vài lĩnh vực nhưng để ban hành pháp luật thì phải có chính sách, chủ trương.
    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 22/04/2011 04:47:18 PM

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #97838   23/04/2011

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn NguyensoaiD36

    Tại sao như vậy? Bạn hỏi thế thì xin trả lời bạn rằng vì hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế, Tòa án trả lại đơn kiện là hoàn toàn đúng pháp luật. Tòa án nào nhận đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế mới cần hỏi tại sao vậy.
    Trong trường hợp này, người khởi kiện cần phải khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP mà thuhau đề cập ở trên. Lúc này Tòa án mà không thụ lý thì có quyền khiếu nại, yêu cầu Tòa án trả lời bằng văn bản lý do từ chối thụ lý.
    Khi biết lý do rồi bạn sẽ có kết quả xử lý tiếp vụ việc của mình theo đúng quy định của pháp luật.
    Mình luôn mong những người trong tình huống của bạn sớm vượt qua vụ việc kiện tụng này.
    Trân trọng,


     
    Báo quản trị |  
  • #97850   23/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Chào bạn thuhau . Để áp dụng được quy định "không áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừ kế" đòi chia tài sản chung phải áp dụng những điều kiện mà luật định. Vì vậy, không phải lúc nào cũng áp dụng ngay được. Hơn nữa, quy định này có vẻ không rõ ràng cho lắm. Khi chúng ta xem hướng dẫn là "trogn khoảng thời gian 10 năm" và "sau khoảng thời gian 10 năm" thì thường sẽ hiểu 10 năm là thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Những đối với các trường hợp mà trong thời hạn 10 năm đó, có những khoảng thời gian không tính vào thời hiệu (1/7/1996 - 1/1/1999) thì khoảng thời gian này có tính vào thời hạn 10 năm hay không, Nghị quyết cũng không hướng dẫn rõ ràng điều này. Để áp dụng được quy định "không áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế" phải thỏa mãn 1 trogn 2 trường hợp dưới đây:

    +TH1: Trong 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế,  không có tranh chấp và có văn bản xác nhận của các đồng thừa kế là đồng thừa kế. Như vậy, nếu anh em họ không có văn bản xác nhận có chữ ký của các đồng thừa kế thừa nhận là đồng thừa kế thì cũng không áp dụng quy định này.
    +TH2: Sau thời hạn 10 năm, không có tranh chấp về hàng thừa kế  và các đồng thừa kế đều xác nhận di sản để lại chưa chia. Nếu như những người con ở VN đã xin cấp GCN với tên họ thì cũng không áp dụng được quy định này.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #97854   23/04/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào các bạn!
    Tôi có cùng quan điểm với bạn Im_lawyerx0
    Để áp dụng trường hợp "không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế" theo quy định tại Nghị quyết 02/2004 là vô cùng khó khăn.
    Không đơn giản đâu vì quy định này hướng dẫn việc chia tài sản chung chưa chia (đối với thừa kế) nhưng lại đặt ra các điều kiện. Mà các điều kiện này thì chỉ cần có ai đó "hiểu" luật một tí là coi như không áp dụng được.
    Thực tiễn khó mà kiện theo dạng này lắm.

    Tham khảo tại: http://www.phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/trao-doi-khoa-hoc-nghiep-vu-to-tung/KWPDWA104108/XTJAYP111644/

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #97859   23/04/2011

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    @ thuhau : tôi hỏi tại sao như vậy, hàm ý là tại sao có tòa thụ lý, có tòa lại không thụ lý. Việc tòa không thụ lý thì đã rõ vì lý do hết thời hiệu, cho nên ý tôi muốn hướng #ff0000;">vấn đề chúng ta cần thảo luận là đối với các tòa thụ lý thì căn cứ để thụ lý là gì ?

    @ lm_lawyerx0 : ý kiến mới của bạn  rất đúng. Nghị quyết 02/2004 của Tòa tối cao ngoài thực tế gần như được áp dụng rất hiếm đối với yêu cầu chia tài sản chung. Bởi nếu hết thời hiệu mà trong nội bộ hàng thừa kế thứ 1 đã thống nhất được với nhau rằng đó là tài sản chung chưa chia, cũng không tranh chấp gì về hàng thừa kế thì họ sẽ tự chia được với nhau luôn, cần gì phải nhờ tòa chia hộ cho mất án phí, mất thời giờ mà có khi lại còn.......mất thêm thứ khác ! Một khi đã phải tính tới việc kiện cáo, tức đã có 1 bên nói ngược, mà đã nói ngược thì đâu dễ gì họ lại đi ký những giấy thỏa thuận làm cơ sở cho "đối thủ" đi kiện mình ! Vậy là bên muốn khởi kiện bị "tắt đường" !

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyensoaiD36 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (25/04/2011)
  • #98381   25/04/2011

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào các bạn

    @lm_lawyerx0: Trong 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế,  không có tranh chấp và có văn bản xác nhận của các đồng thừa kế là đồng thừa kế. Như vậy, nếu anh em họ không có văn bản xác nhận có chữ ký của các đồng thừa kế thừa nhận là đồng thừa kế thì cũng không áp dụng quy định này.
    Mình thấy bạn hơi suy diễn rồi, NQ 02 chỉ nói là "Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kếcó văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế" chứ có bắt buộc các đồng thừa kế ký tên đâu. Theo mình, trường hợp này có văn bản xác nhận là đồng thừa kế có nhiều lắm, miễn sao chứng minh được là đồng thừa kế. Với lại, quy định này không áp dụng cho tình huống trong topic này nên mình khỏi phải bàn tới nữa.
    @ NguyensoaiD36: Một khi đã phải tính tới việc kiện cáo, tức đã có 1 bên nói ngược, mà đã nói ngược thì đâu dễ gì họ lại đi ký những giấy thỏa thuận làm cơ sở cho "đối thủ" đi kiện mình ! Vậy là bên muốn khởi kiện bị "tắt đường". Mình đồng ý với bạn trong tình huống này. Như vậy, "người nói ngược" này có đang quản lý di sản, chiếm hữu di sản không? Nếu có thì áp dụng điểm b mục 2.2 phần 2 của NQ 02 mà đòi lại di sản. Nhưng việc này cũng không liên quan đến tình huống bạn nêu ở trên. Do vậy, mình cũng không nên bàn vấn đề này ở đây, sẽ làm khó hiểu cho những người đọc topic.

    Như vậy, tình huống mà bạn NguyensoaiD36 đưa ra trong topic này đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Có thể, tình huống này có khởi kiện sẽ áp dụng quy định này "sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kếđều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế".
    Bạn NguyensoaiD36 có thể trả lời là trong "tình huống thật" mà bạn đã xác nhận ở trên thì các đồng thừa kế đang trong tình trạng như thế nào để mọi người tiếp tục bàn luận. Có người nào trong các đồng thừa kế cửa người con Việt kiều Pháp này xác nhận đã chia di sản rồi hay có tranh chấp hàng thừa kế hay không? Bạn cần cung cấp rõ để mọi người bàn luận tiếp nhé.
    Cám ơn bạn đã có một "tình huống thật" rất hay.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuhau vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (25/04/2011)
  • #98393   25/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi không nghĩ rằng phải tranh luận vấn đề tưởng như quá bình thường này. Văn bản xác nhận của đồng thừa kế không do chính các đồng thừa kế ký tên thì chúng chẳng hề có chút giá trị gì cả, bởi di sản thừa kế để lại chỉ có các đồng thừa kế tranh chấp với nhau. Hơn nữa, Việc không áp dụng thời hiệu chính xác là việc các đồng thừa kế thừa nhận di sản trở thành tài sản chung, chứ không còn là di sản thừa kế nữa.
    Vậy theo bạn, văn bản này do ai lập sẽ có giá trị ??
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 25/04/2011 09:23:04 SA

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #98442   25/04/2011

    nguoinhaque009
    nguoinhaque009

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 361
    Được cảm ơn 10 lần


    @ thuhau : tui nghĩ thường thì người đang sử dụng, quản lý di sản mới hay nói ngược, họ phủ nhận đó là di sản để cho rằng là tài sản riêng của mình, thế nhưng trường hợp này chỉ cần 1 đồng thừa kế bất kỳ  không chịu ký tên vào văn bản thỏa thuận đó là tài sản chung chưa chia thì những đồng thừa kế còn lại đã không đủ điều kiện để được tòa thụ lý giải quyết chia tài sản chung khi đã hết thời hiệu yêu cầu về thừa kế như qui định của nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP. Như vậy, nội dung bàn luận này vẫn nằm trong vấn đề cơ bản do chính bạn đưa ra là : " Có thể, tình huống này có khởi kiện sẽ áp dụng quy định này "sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế"." cho nên chúng ta phải bàn là chuyện không thừa.
    Tiện thể, nhờ bạn giải thích rõ dùm đoạn này : "Như vậy, "người nói ngược" này có đang quản lý di sản, chiếm hữu di sản không? Nếu có thì áp dụng điểm b mục 2.2 phần 2 của NQ 02 mà đòi lại di sản". Rất cảm ơn.
    Cập nhật bởi nguoinhaque009 ngày 25/04/2011 11:21:17 SA
     
    Báo quản trị |