Theo quy định Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính phải có nghĩa vụ thi hành hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”
Do đó, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với gia đình bạn là dừng thi công và hoàn thiện hồ sơ cấp phép sẽ phải phá dỡ công trình thì gia đình bạn có trách nhiệm thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính này. Trường hợp gia đình bạn không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Tuy nhiên, quyết định xử phạt hành chính được ban hành từ năm 2016 thì Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn”
Vì vậy, nếu hiện nay cơ quan có thẩm quyền chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính đó thì sẽ không được thi hành quyết định nữa do đã quá thời hiệu thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ở trên.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.