Thời hạn xóa kỷ luật đối với hình thức "Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng"

Chủ đề   RSS   
  • #446379 13/02/2017

    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Thời hạn xóa kỷ luật đối với hình thức "Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng"

    Kính gửi thành viên Dân luật!

    Mình xin được tư vấn, cho ý kiến về thời hạn xóa kỷ luật đối với hình thức kỷ luật lao động "Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng". Cụ thể theo Điều 127 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

    "Điều 127. Xoá kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động

    1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì không bị coi là tái phạm.

    2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn."

    Tôi xin được hỏi như sau:

    1. Căn cứ điều khoản trên vậy trường hợp người lao động bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật "Kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng" kể từ ngày 01/01/2017 thì thời hạn xóa kỷ luật là thời điểm nào, là ngày 01/07/2017 (sau 6 thang) hay ngày 01/01/2018 (sau thoi han chap hanh 6 thang) vì hiện nay tôi thấy còn có nhiều ý kiến khác nhau trong cách hiểu thời hạn xóa kỷ luật lao động.

    2. Theo cách hiểu của tôi hiện tại thì quy định về "Xóa kỷ luật" mục đích chỉ để xác định "Tái phạm", nghĩa là trong khoảng thời gian chưa được xóa kỷ luật mà vi phạm hành vi tương tự thì coi là Tái phạm để xử lý ở các mức cao hơn. Xin hỏi cách hiểu như thế có hợp lý không, có quy định nào cấm không cho bổ nhiệm hay điều chuyển người đang bị kỷ luật (chưa được xóa kỷ luật) sang các vị trí khác hay không?

    Xin cảm ơn, mong được cho ý kiến!

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    8127 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446405   13/02/2017

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Hi anh. Lâu lắm mới thấy anh lên diễn đàn.

    E có ý kiến thế này:

    1. Về câu từ của luật: 06 tháng là khoảng thời gian của thời hạn để xóa kỷ luật (tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật), chứ không phải của thời hạn áp dụng biện pháp kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương (trong câu từ của luật) 

    Nên trong VD của anh là 01/07/2017.

    2. E nghĩ cách hiểu của anh là đúng và không có quy định cấm tại luật. Còn việc điều chuyển hay bổ nhiệm sang vị trí khác có phụ thuộc vào việc có bị kỷ luật và xóa kỷ luật hay không theo phải phụ thuộc vào HĐLĐ, nội quy, thỏa ước ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    hasosa (13/02/2017)
  • #446407   13/02/2017

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Xin cảm ơn em!

    Trường hợp như ví dụ anh nêu thì anh thấy một số người (kể cả một số bài viết trên mạng có nhắc đến gián tiếp) cho rằng khoảng thời gian để xoá hình thức kỷ luật lao động "Kéo dài thời hạn nâng lương 6 tháng" là 01 năm (6 tháng chấp hành kỷ luật + 6 tháng theo như thời hạn quy định). Điều này không rõ họ căn cứ vào đâu để nói hoặc viết như vậy. Chính vì vậy anh mới thắc mắc cụm từ "Kể từ ngày bị xử lý" quy định tại Điều 127 Bộ Luật lao động phải được hiểu như thế nào. Theo em cho rằng là kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp kỷ luật, bản thân anh cũng nhất trí như vậy nhưng liệu có quy định nào nói rõ về vấn đề này không nhỉ? Nếu có văn bản hoặc công văn nói rõ hơn về nội dung này cho anh xin với nhé.

    Cập nhật bởi hasosa ngày 13/02/2017 02:44:07 CH

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #446409   13/02/2017

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    E thì vẫn luôn tâm niệm rằng: "cả thế giới nói đúng - chưa chắc đã là đúng"

    Thực tế thì điều luật nói rất rõ là KỂ TỪ NGÀY BỊ XỬ LÝ (kỷ luật), chứ không phải kể từ ngày "kết thúc" việc xử lý kỷ luật.

    Đôi khi mình cứ hay thích dùng công văn hay hướng dẫn nội bộ, nhưng luật mới là có giá trị cao nhất anh ạ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tnhthainguyen vì bài viết hữu ích
    hasosa (13/02/2017) ntdieu (13/02/2017)
  • #446473   14/02/2017

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Xem kỹ ra thấy luật lao động quy định đúng là không rõ ràng bằng Luật về cán bộ, công chức hay viên chức. Trường hợp tương tự về xóa kỷ luật đối với công chức quy định rõ là "Kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực" (Nghị định 34/2011/NĐ-CP); trong khi Luật lao động chỉ ghi kể từ ngày bị xử lý...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #446485   14/02/2017

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Trích dẫn

    Theo Luật cán bộ, công chức hiện hành quy định:

    Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật

    1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

    2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

    3. Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

    4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

    Trích dẫn Luật viên chức hiện hành quy định:

    Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức

    1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.

    2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

    3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

    4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.

    5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.

    6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định.

    Đối với kỷ luật cán bộ, công chức và viên chức thì người bị kỷ luật bị hạn chế nhiều nội dung như không được quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển... Vậy đối với kỷ luật lao động thì người lao động có bị hạn chế nội dung gì tương tự như đối với kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức hay không? Vì hiện nay các văn bản là quá nhiều, trong một khoảng thời gian ngắn bản thân mình không chắc là có văn bản nào đó quy định về các vấn đề trên hay không (quy định hạn chế đối với người lao động khi đang bị kỷ luật). Ai biết cho mình văn bản hoặc xin ý kiến tham khảo với nhé. Cảm ơn!

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |